Danh mục

Bệnh tuyến yên – Phần 3

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 168.78 KB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cận lâm sàng: + Tổn thương nguyên phát tại tuyến yên gây hậu quả : - Tuyến đích ở ngoại biên sẽ bị suy nhưng có thể kích thích lại được.- Các hormon tuyến yên giảm.- Tuyến yên không chịu sự kích thích. + Thiếu TSH: hormon giáp giảm nhất là T4, TSH thấp, test TRH (-) ; độ tập trung 131I của tuyến giáp thấp. + Thiếu ACTH: cortisol huyết tương giảm; 17 cetosteroid, cortisol tự do nước tiểu giảm, ACTH rất thấp và không đáp ứng các kích thích. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bệnh tuyến yên – Phần 3 Bệnh tuyến yên – Phần 31.3.5. Cận lâm sàng:+ Tổn thương nguyên phát tại tuyến yên gây hậu quả :- Tuyến đích ở ngoại biên sẽ bị suy nhưng có thể kích thích lại được.- Các hormon tuyến yên giảm.- Tuyến yên không chịu sự kích thích.+ Thiếu TSH: hormon giáp giảm nhất là T4, TSH thấp, test TRH (-) ; độ tập trung131I của tuyến giáp thấp.+ Thiếu ACTH: cortisol huyết tương giảm; 17 cetosteroid, cortisol tự do nước tiểugiảm, ACTH rất thấp và không đáp ứng các kích thích.+ Thiếu FSH và LH:- ở phụ nữ: khi làm phiến đồ âm đạo thấy tế bào teo đét; 17-β estradiol giảm,progesteron huyết tương giảm.- ở nam giới: tinh trùng ít, yếu có thể không có tinh trùng, testosterol huyết tươnggiảm, 17 cetosteroid nước tiểu thấp.+ Thiếu GH: hạ đường huyết lúc đói, GH thấp và không kích thích được bằngarginin hoặc ornithin, L-dopa.+ Thiếu prolactin: PRF thấp và không kích thích được bằng TRH.+ Thăm dò hình thái: thị trường thái dương hẹp, chụp hố yên, chụp CT-Scanner sọnão, cộng hưởng từ để xác định nguyên nhân.1.3.6. Chẩn đoán:+ Chẩn đoán xác định:Dựa vào triệu chứng suy chức năng các tuyến nội tiết ngoại vi. Nếu tìm được nguyênnhân thì việc chẩn đoán trở nên dễ dàng hơn. Đối với thể bệnh suy tuyến yên sau đẻ,phải chú ý đến những triệu chứng sau: ở phụ nữ sau đẻ có gầy còm, suy mòn dần;lúc đẻ chảy máu nhiều hoặc có choáng; nhiễm trùng sau đẻ; mất kinh thứ phát sauđẻ, có triệu chứng suy chức năng các tuyến ngoại vi khác.+ Chẩn đoán phân biệt:- Giảm chức năng do tổn thương tiên phát ở các tuyến nội tiết như tuyến giáp, thượngthận, sinh dục, khi đó sẽ tăng: TSH, ACTH hay FSH/LH. Nếu tổn thương vùng dướiđồi- tuyến yên thì các hormon tuyến yên thường thấp. Cần loại trừ suy tuyến thượngthận tiên phát, bệnh myxedema.- Với các bệnh có tình trạng suy kiệt như: lao, ung thư. Trong các bệnh này nói chungchức năng tuyến nội tiết bình thường, hố yên bình thường trên X quang.- Với hội chứng chán ăn do thần kinh: không có rụng tóc, rụng lông, không có hoặc ítcó rối loạn kinh nguyệt, không có teo tuyến sữa, thận nhiệt bình thường, hố yên trênX quang bình thường.1.3.7. Tiến triển và tiên lượng:+ Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, mức độ biểu hiện của bệnh. Nếu là u thì sauđiều trị hoặc chiếu xạ bệnh có thể ngừng phát triển, suy tuyến yên sau đẻ tiên lượngthường xấu.+ Suy tuyến yên có thể kéo dài thầm lặng lâu ngày cho đến khi có một yếu tố thuận lợilàm mất cân bằng nhanh chóng chức năng của các tuyến nội tiết khác, lúc đó có thểxảy ra hôn mê do suy tuyến yên với các biểu hiện:- Giảm thận nhiệt, trụy tim mạch.- Giảm thận nhiệt và co cứng.- Hạ đường huyết.- Rối loạn nước và điện giải, ứ nước hay ngộ độc nước với tình trạng giảm Na+ máudo pha loãng quá mức (< 120mmol/l).1.3.8. Điều trị:+ Nguyên tắc điều trị:- Xác định và giải quyết nguyên nhân gây bệnh nếu có thể được.- Việc điều trị phải căn cứ vào sự thiếu hụt loại hormon nào cũng như mức độ thiếu hụtra sao.- Nếu nguyên nhân do u tuyến yên hay vùng dưới đồi cần điều trị bằng phẫu thuậthay phóng xạ.- Điều trị tích cực tình trạng nhiễm trùng hậu sản, nhiễm trùng huyết, những biếnchứng sau đẻ.+ Liệu pháp hormon thay thế:- Thay thế glucocorticoid:Nếu có biểu hiện suy tuyến thượng thận cần bổ sung corticoid (hydrocortisol, cortisol).Liều hydrocortisol bắt đầu 25 mg/ ngày chia 2 lần:15mg buổi sáng sớm, 10mg buổichiều trong khoảng 14-16 giờ. Nếu đồng thời bệnh nhân được bổ sung cả T4 vàtestosteron thì nên giảm liều hydrocortisol xuống còn 20mg/ngày hoặc thậm chí15mg/ngày. Tương phản lại nếu bệnh nhân có suy tuyến thượng thận tiên phát thì95% bệnh nhân cần thiết phải bù mineralocorticoid-9- alpha-fluor-cortisol (9FF) cùngvới cortisol. Tuy vậy những trường hợp này rất hiếm gặp, 9FF dùng với liều 50-100µg/ngày/1 lần buổi sáng.- Thay thế hormon tuyến giáp:Với mục đích thay thế hormon TSH, tiến hành điều trị như suy giáp tiên phát. Bổ sungL-T4 với liều bắt đầu 50µg/ngày, tăng liều từ từ. ở bệnh nhân trẻ tuổi có thể dùngngay với liều 100-125µg/ngày. Liều tối đa phụ thuộc vào nồng độ FT4 và T4 huyếtthanh, nói chung liều trung bình từ 50-150µg/ngày.- Thay thế androgen và vô sinh ở nam giới:Với mục đích thay thế androgen có thể dùng testosteron liều 250mg/ 2-3 tuần, có thểdùng 100mg/1 tuần.Testosteron phục hồi libido và sự cường dương đem lại cảm giác hưng phấn.Tốt hơn cả nếu dùng thuốc tác dụng chậm như testosteron enanthat: 300mg/3 tuần/lần;200mg/2 tuần/lần; hoặc 100mg/1 tuần/lần, không nên dùng loại thuốc uống dễ gâyban xuất huyết ở gan.- Thay thế androgen và vô sinh ở nữ giới:Bệnh nhân < 50 tuổi thì estrogen cần thiết duy trì tính sinh dục, cảm giác thoải mái.Có nhiều biệt dược estrogen, nên dùng liều nhỏ nhất mà có tác dụng: ethinyl estradiol0,02-0,05mg/ngày (uống); estrogen liên hợp: 0,3-1,25mg/ngày (uống); 5-7 ngày ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: