BỆNH TUYẾN YÊN VÀ VÙNG DƯỚI ĐỒI – PHẦN 2
Số trang: 15
Loại file: pdf
Dung lượng: 181.86 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Khái niệm chung. Suy chức năng tuyến yên để chỉ tình trạng thiếu hụt một hoặc nhiều hormon tuyến yên gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Thiếu hụt hormon tuyến yên có thể bẩm sinh hoặc mắc phải. Thiếu đơn độc hormon tăng trưởng và hormon sinh dục hay gặp hơn cả. Sự thiếu hụt ACTH tạm thời cũng thường gặp trong các trường hợp dùng Glucocorticoide kéo dài, thiếu hụt riêng biệt ACTH hoặc TSH lâu dài rất hiếm gặp. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BỆNH TUYẾN YÊN VÀ VÙNG DƯỚI ĐỒI – PHẦN 2 BỆNH TUYẾN YÊN VÀ VÙNG DƯỚI ĐỒI – PHẦN 2 1.3. Suy chức năng tuyến yên ( Hypopituitarism) 1.3.1. Khái niệm chung. Suy chức năng tuyến yên để chỉ tình trạng thiếu hụt một hoặc nhiều hormon tuyến yên gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Thiếu hụt hormon tuyến yên có thể bẩm sinh hoặc mắc phải. Thiếu đơn độc hormon tăng trưởng và hormon sinh dục hay gặp hơn cả. Sự thiếu hụt ACTH tạm thời cũng thường gặp trong các trường hợp dùng Glucocorticoide kéo dài, thiếu hụt riêng biệt ACTH hoặc TSH lâu dài rất hiếm gặp. Sự thiếu hụt bất cứ một loại hormon nào của thùy trước tuyến yên có thể xảy ra do tổn thương ngay tại tuyến yên hoặc vùng dưới đồi. Khi có đái tháo nhạt, khiếm khuyết tiên phát thường ở vùng dưới đồi hoặc mức cao của cuống tuyến yên; đái tháo nhạt thường hay đi kèm với cường tiết Prolactin mức độ nhẹ và giảm chức năng thùy trước tuyến yên. 1.3.2. Nguyên nhân sinh bệnh. + Thiếu hụt hormon đơn độc: thiếu hụt bẩm sinh hoặc mắc phải do đột biến. + Khối u tuyến yên hoặc bên cạnh tuyến yên. - Adenoma tuyến yên kích thước lớn. - Chảy máu vào tuyến yên - U vùng dưới đồi: u sọ hầu, u màng não, phình mạch. - Ung thư di căn tới tuyến yên. + Bệnh lý do viêm. - Bệnh tế bào hạt: Sarcoidosis, lao, giang mai. - U hạt ưa eosin. - Viêm tuyến yên thâm nhiễm lympho tự miễn. + Bệnh lý mạch máu. - Hoại tử tuyến yên sau đẻ (hội chứng Sheehan) - Hoại tử tuyến yên ở bệnh nhân đái tháo đường trước và sau đẻ. - Phình động mạch cảnh. + Chấn thương. - Sau phẫu thuật. - Cắt vào cuống tuyến yên. - Chiếu xạ - Chấn thương sọ não. + Bất thường các quá trình phát triển. - Bất sản tuyến yên. - Thoát vị não. + Xâm nhiễm. - Bệnh Hemochromatosis. - Nhiễm bột (Amyloid) - Bệnh tổ chức bào (Hand-Schuller-Christian). + Không rõ nguyên nhân. - Bệnh lý tự miễn. - Bệnh có tính gia đình. Tuy vậy xác định được các nguyên nhân gây suy tuyến yên nhiều khi rất khó khăn, nhưng nếu xác định được rất có lợi cho điều trị cũng như tiên lượng. 1.3.3. Sinh lý bệnh. Tùythuộc vào vịtrí bị tổn thương suy tuyến yên, có thể chia làm 2 loại: + Suy tuyến yên có nguồn gốc tổn thương tại tuyến yên. + Suy tuyến yên có nguồn gốc do thần kinh- dưới đồi. 1.3.3.1. Suy tuyến yên có nguồn gốc tổn thương tại tuyến yên. Khi tổn thương gây bệnh nằm trong hố yên, những triệu chứng rối loạn về não phần lớn không có. Tổn thương thùy trước tuyến yên có thể xảy ra do adenoma tuyến yên (có hoặc không có nhồi máu); phẫu thuật hoặc chiếu xạ tuyến yên, chấn thương sọ não kín hoặc nhồi máu sau đẻ. Nhồi máu tuyến yên sau đẻ xảy ra do chảy máu dẫn đến hạ huyết áp hệ thống, co mạch gây phá hủy tuyế n yên. Tuyến yên phì đại ở phụ nữ có thai cũng gây thiếu máu cục bộ. Tất cả những tổn thương trên đây đều dẫn đến một hậu quả chung là giảm hoặc ngừng tiết một hoặc nhiều hormon tuyến yên. 1.3.3.2. Suy tuyến yên có nguồn gốc do thần kinh - dưới đồi. Khi có nguyên nhân gây tổn thương vùng dưới đồi như u màng não, u sọ hầu, phình mạch... làm tổn thương đường liên hệ thần kinh và mạch máu giữa vùng dưới đồi và thoái hoá các nhân trong vùng dưới đồi, làm giảm tiết các hormon giải phóng và như vậy cũng sẽ gây giảm hoặc ngừng tiết các hormon của tuyến yên. Suy tuyến yên do thiếu hụt các hormon d ưới đồi ngoài các triệu chứng gây ra do thiếu hụt các hormon tuyến yên còn kết hợp với các triệu chứng tổn th ương riêng của vùng dưới đồi do hư hại các trung tâm điều tiết tại đó. Có thể có tăng tiết một hormon nào đó khi thiếu hụt một hormon thần kinh ức chế tiết hormon đó trong điều kiện bình thường. Ví dụ thiếu yếu tố ức chế tiết prolactin (PIF) do vùng dưới đồi trong trường hợp bình thường sẽ gây ra tăng yếu tố giải phón g prolactin (PRF). 1.3.4. Lâm sàng. Khởi đầu của bệnh không rõ rệt và tiến triển từ từ thường dễ bị bỏ qua, tuy vậy có một số nguyên nhân có thể gây ra diễn biến cấp tính. Biểu hiện lâm sàng của bệnh tùy thuộc vào sự thiếu hụt một hay nhiều hormon tuyến yên sự thiếu hụt và mức độ thiếu hụt. Tuy vậy ở đa số bệnh nhân có một số triệu chứng chung có thể gặp. Bảng 1.5. Triệu chứng và dấu hiệu của suy tuyến yên mạn tính. + Triệu chứng: - Mệt mỏi. - Nhanh mệt. - Ăn kém ngon miệng. - Co cứng bụng. - Nôn, ói. - Hoa mắt, chóng mặt khi đứng. - Giảm khả năng hoạt động tình dục. + Dấu hiệu. - Da xanh tái. - Rụng lông nách và tóc. - Nhiều vết nhăn ở da. - Rụng lông mày. - Sút cân. - Hạ huyết áp tư thế đứng; nhịp tim chậm. - Mất kinh. - Vô sinh. - Teo tinh hoàn. + Xét nghiệm. - Thiếu máu mức độ nhẹ. - Hạ đường huyết. - Hạ Natri huyết. - Điện thế thấp trên điện tim. Biểu hiện lâm sàng còn được thể hiện do sự thiếu hụt hormon tuyến yên. + Thiếu TSH: biểu hiện bằng các triệu chứng giảm chuyển hoá nh ư trong suy giáp. Tuy vậy trong suy tuyến yên gây thiếu TSH sẽ không có phù niêm mà da và niêm mạc lại mỏng, hố nách khô, nhẵn, không ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BỆNH TUYẾN YÊN VÀ VÙNG DƯỚI ĐỒI – PHẦN 2 BỆNH TUYẾN YÊN VÀ VÙNG DƯỚI ĐỒI – PHẦN 2 1.3. Suy chức năng tuyến yên ( Hypopituitarism) 1.3.1. Khái niệm chung. Suy chức năng tuyến yên để chỉ tình trạng thiếu hụt một hoặc nhiều hormon tuyến yên gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Thiếu hụt hormon tuyến yên có thể bẩm sinh hoặc mắc phải. Thiếu đơn độc hormon tăng trưởng và hormon sinh dục hay gặp hơn cả. Sự thiếu hụt ACTH tạm thời cũng thường gặp trong các trường hợp dùng Glucocorticoide kéo dài, thiếu hụt riêng biệt ACTH hoặc TSH lâu dài rất hiếm gặp. Sự thiếu hụt bất cứ một loại hormon nào của thùy trước tuyến yên có thể xảy ra do tổn thương ngay tại tuyến yên hoặc vùng dưới đồi. Khi có đái tháo nhạt, khiếm khuyết tiên phát thường ở vùng dưới đồi hoặc mức cao của cuống tuyến yên; đái tháo nhạt thường hay đi kèm với cường tiết Prolactin mức độ nhẹ và giảm chức năng thùy trước tuyến yên. 1.3.2. Nguyên nhân sinh bệnh. + Thiếu hụt hormon đơn độc: thiếu hụt bẩm sinh hoặc mắc phải do đột biến. + Khối u tuyến yên hoặc bên cạnh tuyến yên. - Adenoma tuyến yên kích thước lớn. - Chảy máu vào tuyến yên - U vùng dưới đồi: u sọ hầu, u màng não, phình mạch. - Ung thư di căn tới tuyến yên. + Bệnh lý do viêm. - Bệnh tế bào hạt: Sarcoidosis, lao, giang mai. - U hạt ưa eosin. - Viêm tuyến yên thâm nhiễm lympho tự miễn. + Bệnh lý mạch máu. - Hoại tử tuyến yên sau đẻ (hội chứng Sheehan) - Hoại tử tuyến yên ở bệnh nhân đái tháo đường trước và sau đẻ. - Phình động mạch cảnh. + Chấn thương. - Sau phẫu thuật. - Cắt vào cuống tuyến yên. - Chiếu xạ - Chấn thương sọ não. + Bất thường các quá trình phát triển. - Bất sản tuyến yên. - Thoát vị não. + Xâm nhiễm. - Bệnh Hemochromatosis. - Nhiễm bột (Amyloid) - Bệnh tổ chức bào (Hand-Schuller-Christian). + Không rõ nguyên nhân. - Bệnh lý tự miễn. - Bệnh có tính gia đình. Tuy vậy xác định được các nguyên nhân gây suy tuyến yên nhiều khi rất khó khăn, nhưng nếu xác định được rất có lợi cho điều trị cũng như tiên lượng. 1.3.3. Sinh lý bệnh. Tùythuộc vào vịtrí bị tổn thương suy tuyến yên, có thể chia làm 2 loại: + Suy tuyến yên có nguồn gốc tổn thương tại tuyến yên. + Suy tuyến yên có nguồn gốc do thần kinh- dưới đồi. 1.3.3.1. Suy tuyến yên có nguồn gốc tổn thương tại tuyến yên. Khi tổn thương gây bệnh nằm trong hố yên, những triệu chứng rối loạn về não phần lớn không có. Tổn thương thùy trước tuyến yên có thể xảy ra do adenoma tuyến yên (có hoặc không có nhồi máu); phẫu thuật hoặc chiếu xạ tuyến yên, chấn thương sọ não kín hoặc nhồi máu sau đẻ. Nhồi máu tuyến yên sau đẻ xảy ra do chảy máu dẫn đến hạ huyết áp hệ thống, co mạch gây phá hủy tuyế n yên. Tuyến yên phì đại ở phụ nữ có thai cũng gây thiếu máu cục bộ. Tất cả những tổn thương trên đây đều dẫn đến một hậu quả chung là giảm hoặc ngừng tiết một hoặc nhiều hormon tuyến yên. 1.3.3.2. Suy tuyến yên có nguồn gốc do thần kinh - dưới đồi. Khi có nguyên nhân gây tổn thương vùng dưới đồi như u màng não, u sọ hầu, phình mạch... làm tổn thương đường liên hệ thần kinh và mạch máu giữa vùng dưới đồi và thoái hoá các nhân trong vùng dưới đồi, làm giảm tiết các hormon giải phóng và như vậy cũng sẽ gây giảm hoặc ngừng tiết các hormon của tuyến yên. Suy tuyến yên do thiếu hụt các hormon d ưới đồi ngoài các triệu chứng gây ra do thiếu hụt các hormon tuyến yên còn kết hợp với các triệu chứng tổn th ương riêng của vùng dưới đồi do hư hại các trung tâm điều tiết tại đó. Có thể có tăng tiết một hormon nào đó khi thiếu hụt một hormon thần kinh ức chế tiết hormon đó trong điều kiện bình thường. Ví dụ thiếu yếu tố ức chế tiết prolactin (PIF) do vùng dưới đồi trong trường hợp bình thường sẽ gây ra tăng yếu tố giải phón g prolactin (PRF). 1.3.4. Lâm sàng. Khởi đầu của bệnh không rõ rệt và tiến triển từ từ thường dễ bị bỏ qua, tuy vậy có một số nguyên nhân có thể gây ra diễn biến cấp tính. Biểu hiện lâm sàng của bệnh tùy thuộc vào sự thiếu hụt một hay nhiều hormon tuyến yên sự thiếu hụt và mức độ thiếu hụt. Tuy vậy ở đa số bệnh nhân có một số triệu chứng chung có thể gặp. Bảng 1.5. Triệu chứng và dấu hiệu của suy tuyến yên mạn tính. + Triệu chứng: - Mệt mỏi. - Nhanh mệt. - Ăn kém ngon miệng. - Co cứng bụng. - Nôn, ói. - Hoa mắt, chóng mặt khi đứng. - Giảm khả năng hoạt động tình dục. + Dấu hiệu. - Da xanh tái. - Rụng lông nách và tóc. - Nhiều vết nhăn ở da. - Rụng lông mày. - Sút cân. - Hạ huyết áp tư thế đứng; nhịp tim chậm. - Mất kinh. - Vô sinh. - Teo tinh hoàn. + Xét nghiệm. - Thiếu máu mức độ nhẹ. - Hạ đường huyết. - Hạ Natri huyết. - Điện thế thấp trên điện tim. Biểu hiện lâm sàng còn được thể hiện do sự thiếu hụt hormon tuyến yên. + Thiếu TSH: biểu hiện bằng các triệu chứng giảm chuyển hoá nh ư trong suy giáp. Tuy vậy trong suy tuyến yên gây thiếu TSH sẽ không có phù niêm mà da và niêm mạc lại mỏng, hố nách khô, nhẵn, không ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
chuyên ngành y khoa tài liệu y khoa lý thuyết y học giáo trình y học bài giảng y học bệnh lâm sàng chuẩn đoán bệnhGợi ý tài liệu liên quan:
-
38 trang 153 0 0
-
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 149 0 0 -
Access for Dialysis: Surgical and Radiologic Procedures - part 3
44 trang 146 0 0 -
Bài giảng Tinh dầu và dược liệu chứa tinh dầu - TS. Nguyễn Viết Kình
93 trang 146 0 0 -
Bài giảng Kỹ thuật IUI – cập nhật y học chứng cứ - ThS. BS. Giang Huỳnh Như
21 trang 143 1 0 -
Tài liệu Bệnh Học Thực Hành: TĨNH MẠCH VIÊM TẮC
8 trang 117 0 0 -
40 trang 94 0 0
-
Bài giảng Chẩn đoán và điều trị tắc động mạch ngoại biên mạn tính - TS. Đỗ Kim Quế
74 trang 88 0 0 -
Bài giảng Thoát vị hoành bẩm sinh phát hiện qua siêu âm và thái độ xử trí
19 trang 86 0 0 -
40 trang 63 0 0