Danh mục

BỆNH VIÊM HỌNG (Kỳ 3)

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 216.30 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Triệu chứng. Triệu chứng toàn thân: khởi phát thường rầm rộ, bệnh nhân sốt cao 380C390C có rét run hoặc ớn lạnh, thể trạng mệt mỏi rõ rệt, nhức đầu nhiều.Triệu chứng cơ năng. Đau họng: rát họng, nuốt đau nhói lên tai. Khàn tiếng nhẹ.--Triệu chứng thực thể. Hai Amiđan to đỏ thẫm, các khe giãn. Một lớp bựa trắng bao phủmiệng khe. Lớp bựa này đầu tiên màu trắng kem sau trở lên vàng xám và chỉ khu trú ở Amiđan và có thể dùng bông chùi đi mà không gây ra chảy máu. Trụ trước, trụ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BỆNH VIÊM HỌNG (Kỳ 3) BỆNH VIÊM HỌNG (Kỳ 3) 2.4.2.Triệu chứng. Triệu chứng toàn thân: khởi phát thường rầm rộ, bệnh nhân sốt cao 380C-390C có rét run hoặc ớn lạnh, thể trạng mệt mỏi rõ rệt, nhức đầu nhiều. Triệu chứng cơ năng. - Đau họng: rát họng, nuốt đau nhói lên tai. - Khàn tiếng nhẹ. Triệu chứng thực thể. - Hai Amiđan to đỏ thẫm, các khe giãn. Một lớp bựa trắng bao phủmiệng khe. Lớp bựa này đầu tiên màu trắng kem sau trở lên vàng xám và chỉ khutrú ở Amiđan và có thể dùng bông chùi đi mà không gây ra chảy máu. - Trụ trước, trụ sau, lưỡi gà và màn hầu xung huyết đỏ nhưng khôngnề. - Ở thành sau họng có vài đảo lympho bị viêm có bựa trắng. - Các hạch ở vùng sau góc hàm bị sưng đau. Xét nghiệm. - Quyệt họng để soi cấy tìm vi khuẩn: liên cầu khuẩn tan huyết bnhóm A. - Số lượng BC tăng từ 10.000 tới 12.000. - Tốc độ máu lắng tăng cao, có thể có Albumin trong nước tiểu. 2.4.3. Chẩn đoán. Chẩn đoán xác định: - Dựa vào sự khởi phát của bệnh. - Triệu chứng thực thể khi khám họng (lớp bựa trắng phủ lên bề mặtAmiđan). - Xét nghiệm: Cấy khuẩn tìm thấy liên cầu khuẩn tan huyết b nhóm A.Xét nghiệm máu BC tăng cao. Chẩn đoán phân biệt: - Bệnh bạch hầu: thường xảy ra thành dịch. Khám họng thường thấycó giả mạc, giả mạc gắn chặt vào niêm mạc, khi bóc ra thì chảy máu, giả mạc mọcrất nhanh, lan ra các trụ và màn hầu, giả mạc không tan trong nước. Bệnh cảnhnhiễm trùng, nhiễm độc rõ. Hạch ở cổ, dưới cằm nổi nhiều và nhanh. Trước mộtbệnh nhân như vậy bao giờ cũng quyệt họng để cấy khuẩn. - Bệnh tăng bạch cầu đơn nhân: Hạch cổ to, suy nhược, viêm họngtrắng, loét họng. Trong máu tế bào đơn nhân tăng cao. 2.4.4. Điều trị. - Điều trị kháng sinh bệnh diễn biến tốt, thuyên giảm trong vòng 24giờ (Cephalothin, Amikacin, Gentamicin ...). - Hạ sốt. - Điều trị tại chỗ: súc họng, khí dung. - Cắt Amiđan khi bệnh ổn định. Đặc biệt là bệnh nhân có Albumintrong nước tiểu. 2.4.5. Biến chứng: Bệnh thường kéo dài 10 ngày mới khỏi hẳn, nếu kéo dàihơn dễ gây nên các biến chứng vào tuần thứ hai, thứ ba. - Gây thấp tim, viêm cầu thận cấp. - Viêm tấy quanh Amiđan, viêm tai, viêm xoang, viêm thanh quản,viêm phế quản. - Viêm hạch mủ. - Nhiễm trùng huyết. 3. Viêm họng mạn tính. Viêm họng mạn tính là viêm mạn tính niêm mạc họng (được cấu tạobởi lớp liên bào, tuyến nhầy và nang lymphô), rất hay gặp. Nó thường phốihợp với các bệnh viêm mũi, xoang mạn tính, viêm thanh, khí phế quản mạntính. Viêm họng mạn tính thể hiện dưới 3 hình thức: xuất tiết, quá phát và teo.Các bệnh tích có thể toả lan hoặc khu trú. 3.1. Nguyên nhân. - Ngạt tắc mũi do nhiều nguyên nhân trong đó có: dị hình vách ngăn,polype mũi... phải thở bằng miệng kéo dài, nhất là về mùa lạnh. - Viêm mũi, xoang nhất là viêm xoang sau: nhầy mủ luôn chảy xuốngthành sau họng. - Các chất kích thích như: khói thuốc lá, rượu bia, bụi, sợi bông, hoáchất... - Yếu tố cơ địa: thể địa dị ứng, suy gan, đái đường...

Tài liệu được xem nhiều: