Danh mục

Bệnh viêm khớp dạng thấp

Số trang: 24      Loại file: pdf      Dung lượng: 316.55 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 6,000 VND Tải xuống file đầy đủ (24 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Viêm khớp dạng thấp (VKDT) là một bệnh viêm không đặc hiêu xảy ra ở các khớp gây tổn thương màng hoạt dịch, sụn khớp và đầu xương dưới sụn, diễn biến mạn tính dẫn đến tình trạng dính và biến dạng khớp.2. Nguyên nhân. VKDT là một bệnh gặp rất phổ biến, nhưng nguyên nhân của bệnh vẫn còn chưa được hiểu biết đầy đủ. Gần đây người ta cho rằng VKDT là một bệnh tự miễn, với sự tham gia của các yếu tố sau:- Tác nhân gây bệnh: có thể là virus, vi khuẩn, dị nguyên...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bệnh viêm khớp dạng thấp Bệnh viêm khớp dạng thấpI. ĐẠI CƯƠNG.1. Định nghĩa.Viêm khớp dạng thấp (VKDT) là một bệnh viêm không đặc hiêu xảy ra ở cáckhớp gây tổn thương màng hoạt dịch, sụn khớp và đầu xương dưới sụn, diễn biếnmạn tính dẫn đến tình trạng dính và biến dạng khớp.2. Nguyên nhân.VKDT là một bệnh gặp rất phổ biến, nhưng nguyên nhân của bệnh vẫn còn chưađược hiểu biết đầy đủ. Gần đây người ta cho rằng VKDT l à một bệnh tự miễn, vớisự tham gia của các yếu tố sau:- Tác nhân gây bệnh: có thể là virus, vi khuẩn, dị nguyên nhưng chưa được xácđịnh chắc chắn.- Yếu tố cơ địa: bệnh có liên quan rõ rệt đến giới tính (70-80% bệnh nhân là nữ) vàtuổi (60-70% gặp ở người trên 30 tuổi).- Yếu tố di truyền: VKDT có tính gia đình, có liên quan với kháng nguyên hóahợp tổ chức HLA DR4 (gặp 60-70% bệnh nhân có yếu tố này, trong khi tỷ lệ này ởcộng đồng chỉ là 30%).- Các yếu tố thuận lợi khác: môi trường sống ẩm thấp, cơ thể suy yếu mệt mỏi,nhiễm lạnh, phẫu thuật.Bệnh VKDT là bệnh mang tính xã hội vì tỷ lệ mắc bệnh cao, bệnh diễn biến kéodài, hậu quả dẫn đến tàn phế.3. Cơ chế bệnh sinh.Tác nhân gây bệnh tác động vào cơ thể có yếu tố cơ địa dễ tiếp nhận bệnh. Cơ thểsinh ra kháng thể (IgG) chống lại tác nhân gây bệnh. Sau đó bản thân kháng thểnày lại trở thành tác nhân gây bệnh mới, kích thích cơ thể sinh ra kháng thể khácchống lại nó gọi là tự kháng thể (yếu tố dạng thấp). Kháng thể ban đầu và tự khángthể với sự có mặt của bổ thể kết hợp thành phức hợp kháng nguyên - kháng thể(phức hợp miễn dịch) trong dịch khớp. Các bạch cầu đa nhân và đại thực bào đếnđể thực bào phức hợp miễn dịch này, đến lượt các tế bào này bị hủy hoại bởi chínhcác men tiêu thể mà chúng giải phóng ra để tiêu phức hợp miễn dịch. Sự phá hủycủa các đại thực bào và bạch cầu đa nhân giải phóng các men tiêu thể và các chấttrung gian gây viêm (mediator viêm). Các ch ất này gây hủy hoại màng hoạt dịchkhớp và thu hút các bạch cầu và đại thực bào mới từ các nơi khác đến làm cho quátrình viêm không đặc hiệu kéo dài không dứt, mặc dù tác nhân gây viêm ban đầukhông còn phát huy tác dụng.4. Giải phẫu bệnh.Hình ảnh tổn thương giải phẫu bệnh của khớp tùy thuộc vào mức độ tiến triển củabệnh mà có biểu hiện khác nhau:- Đại thể: giai đoạn đầu chỉ s ưng và nề phần mềm về sau biến dạng và lệch trụckhớp. Khớp cổ tay có hình bướu lạc đà, khớp ngón tay ngón chân có hình thoi.- Vi thể:+ Màng hoạt dịch khớp: ở giai đoạn đầu thấy phù nề xung huyết, xâm nhập nhiềutế bào viêm chủ yếu là bạch cầu N. Giai đoạn sau thấy các tế bào hình lông (nhungmao) của màng hoạt dịch tăng sinh, đồng thời tăng sinh cả lớp liên bào phủ của tếbào hình lông. ở tổ chức đệm của màng hoạt dịch thấy tăng sinh các mạch máu tântạo. Xâm nhập nhiều tế bào viêm chủ yếu là lymphocyte và plasmocyte quanh cácmạch máu. Xuất hiện các ổ hoại tử dạng tơ huyết trong tổ chức đệm. Giai đoạnmuộn màng hoạt dịch bị xơ hóa và vôi hóa làm cho khớp bị dính và biến dạng.+ Sụn khớp: sụn khớp biến thành màu vàng đục, mỏng, về sau xuất hiện các chỗloét. Giai đoạn muộn bị xơ hóa và dính.+ Phần xương dưới sụn ở đầu khớp: giai đoạn đầu thấy xuất hiện hiện t ượng loãngxương. Các bè xương thưa, về sau xuất hiện các ổ khuyết x ương, cuối cùng xơ hóavà dính hai đầu xương.+ Dịch khớp: lỏng, giảm độ nhớt, có màu vàng nhạt. Lượng tế bào tăng nf, chủyếu là bạch cầu N. Còn thấy xuất hiện những bạch cầu N trong bào tương có nhiềuhạt nhỏ giống như hình quả nho, được gọi là tế bào hình nho (ragocyte). Đó là cáctế bào đã thực bào các phức hợp miễn dịch. Khi số lượng tế bào hình nho trên 10%số lượng tế bào trong dịch khớp thì có giá trị chẩn đoán VKDT.II. TRIỆU CHỨNG1. Triệu chứng tại khớp.1.1. Giai đoạn khởi phát.Bệnh thường khởi phát từ từ, tăng dần, chỉ khoảng 10 -15% bệnh bắt đầu đột ngộtvà cấp tính. Trước khi có triệu chứng của khớp, bệnh nhân có thể có biểu hiện nh ưsốt nhẹ, mệt mỏi, gầy sút, ra nhiều mồ hôi, tê các đầu chi. 65% bắt đầu chỉ viêm 1khớp, 35% khởi đầu bằng viêm các khớp nhỏ ở bàn tay, 30% khởi đầu bằng viê mkhớp gối, còn lại là các khớp khác. Các khớp viêm sưng đau rõ nhưng ít đỏ và ítnóng, dấu hiệu cứng khớp buổi sáng th ường gặp ở 20% trường hợp, đau nhiều vềnửa đêm gần sáng và khi vận động. Giai đoạn này kéo dài vài tuần đến vài thángrồi chuyển sang giai đoạn toàn phát.1.2. Giai đoạn toàn phát.- Vị trí khớp viêm: thường xuất hiện viêm đau nhiều khớp (nên còn gọi là bệnhviêm đa khớp dạng thấp). Trong đó hay gặp nhất là các khớp cổ tay (90%), khớpngón gần bàn tay (80%), khớp bàn ngón (70%), khớp gối (90%), khớp cổ chân(70%), khớp ngón chân (60%), khớp khuỷu (60%). Các khớp ít gặp nh ư: khớpháng, cột sống, khớp vai, khớp ức đòn, nếu có viêm các khớp này cũng thường làở giai đoạn muộn.- Tính chất viêm: Đa số viêm khớp có tính chất đối xứng (95%), ở bàn tay và bànchân thường sưng phần mu hơn phần gan. Sư ...

Tài liệu được xem nhiều: