Thông tin tài liệu:
Bệnh võng mạc tiểu đườngTiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hoá carbonhydrate do nhiều nguyên nhân dẫn đến tăng đường máu. Trong bệnh tiểu đường, tăng đường máu có vai trò chính trong nhiều yếu tố bệnh nguyên khác gây tổn thương các cơ quan trong đó có mắt. Tỉ lệ bệnh võng mạc tiểu đường (BVMTĐ) phụ thuộc chủ yếu vào thời gian bị tiểu đường và mức độ kiểm soát bệnh tiểu đường; sau 20 năm bị tiểu đường, hầu hết bệnh nhân tiểu đường loại 1 và hơn 60% các trường hợp tiểu đường loại 2...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bệnh võng mạc tiểu đường - Tiểu đường là bệnh rối loạn Bệnh võng mạc tiểu đườngTiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hoá carbonhydrate do nhiều nguyên nhân dẫnđến tăng đường máu. Trong bệnh tiểu đường, tăng đường máu có vai trò chínhtrong nhiều yếu tố bệnh nguyên khác gây tổn thương các cơ quan trong đó có mắt.Tỉ lệ bệnh võng mạc tiểu đường (BVMTĐ) phụ thuộc chủ yếu vào thời gian bị tiểuđường và mức độ kiểm soát bệnh tiểu đường; sau 20 năm bị tiểu đường, hầu hếtbệnh nhân tiểu đường loại 1 và hơn 60% các trường hợp tiểu đường loại 2 cóBVMTĐCác triệu chứng của bệnhBVMTĐ chia 2 giai đoạn: không tăng sinh và tăng sinh. Những thay đổi vi mạchxảy ra trong giai đoạn không tăng sinh, còn giai đoạn tăng sinh được đặc trưng bởiphát triển tân mạch ở võng mạc. Phù hoàng điểm-nguyên nhân chính gây giảm thịlực trung tâm, có thể gặp ở bất kỳ giai đoạn nào của BVMTĐ.Các dấu hiệu của BVMTĐ do 2 loại tổn thương chủ yếu ở mao mạch võng mạc làtắc mao mạch với những mức độ khác nhau và tăng tính thấm mạch máu võngmạc.Dấu hiệu sớm nhất là các phình mạch nhỏ ở võng mạc(vi phình mạch võng mạc -VPM). Với tiến triển của BVMTĐ không tăng sinh, có xuất huyết trong võng mạcdo vỡ VPM và các mao mạch mất bù.Tăng tính thấm thành mạch gây thoát dịch, lipoprotein(xuất tiết cứng) và các thànhphần khác của huyết tương vào võng mạc. Rò mạch võng mạc mãn tính có thể dẫnđến mất thị lực vĩnh viễn do xuất tiết cứng hoặc biến đổi thoái hoá nang bởi phùhoàng điểm.Tổn thương mao mạch võng mạc dẫn đến tắc tiểu động mạch tận. Biểu hiện củathiếu máu tiểu động mạch là những đốm xuất tiết bông màu trắng do nhồi máu ởlớp sợi thần kinh của võng mạc. Võng mạc thiếu máu sẽ tạo chất tăng sinh mạchdẫn đến tân mạch võng mạc, đĩa thị gây xuất huyết dịch kính và tân mạch mốngmắt, góc tiền phòng gây glôcôm tân mạch. Tân mạch trước võng mạc phát triểnvào dịch kính cùng với xơ co kéo gây rách, bong võng mạc.Tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc cũng hay gặp ở bệnh nhân tiểu đường, đặc biệtở người trẻ.Bệnh võng mạc tiểu đường không tăng sinh:Các triệu chứng của BVMTĐ không tăng sinh gồm vi phình mạch, xuất huyếtvõng mạc, xuất tiết lipid và xuất tiết bông, chuỗi hạt tĩnh mạch; thị lực giảmnhiều nếu có phù hoàng điểm.Nhiều mao mạch không ngấm là yếu tố nguy cơ quan trọng dẫn đến BVMTĐ tăngsinh.Bệnh võng mạc tiểu đường tăng sinh:Ngoài các triệu chứng như trong BVMTĐ không tăng sinh, BVMTĐ tăng sinh cótân mạch ở võng mạc, đĩa thị, xơ mạch võng mạc-dịch kính, có thể có tân mạchmống mắtXét nghiệm:Chụp mạch võng mạc huỳnh quang là xét nghiệm rất cần thiết để xác định mức độBVMTĐ để có chỉ định điều trị thích hợp và theo dõi tiến triển của bệnh.Điều trị và theo dõiĐiều trị bệnh võng mạc tiểu đường không tăng sinh:Điều trị BVMTĐ không tăng sinh chính là điều trị bệnh tiểu đường bằng thuốc vìnói chung BVMTĐ không tăng sinh không có chỉ định điều trị laser toàn võngmạc, cần theo dõi định kỳ 2-3 tháng. Yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến tiếntriển của BVMTĐ là đường máu; các yếu tố ảnh hưởng khác như cao huyết áp,tăng lipid máu, suy thận cũng cần được điều trị. Bệnh nhân tiểu đường khi có thaicần khám mắt định kỳ 3 tháng và có thể điều trị laser sớm hơn khi có BVMTĐkhông tăng sinh nhưng ở mức độ nặng hoặc BVMTĐ tăng sinh sớm.Phẫu thuật lấy thể thuỷ tinh (TTT) nói chung được chỉ định ở bệnh nhân tiểuđường để tăng thị lực và giúp quan sát đáy mắt dễ hơn, tuy vậy cần thận trọng vìnguy cơ BVMTĐ nặng hơn và khó tiên lượng thị lực sau mổ. Khi lấy TTT ngoàibao và đặt TTT nhân tạo ở mắt có BVMTĐ, 30-39% BVMTĐ sẽ tiến triển nặnghơn trong 6 tháng sau phẫu thuật:phù hoàng điểm nặng hơn, BVMTĐ không tăngsinh có thể tiến triển thành BVMTĐ tăng sinh, xuất huyết dịch kính, tân mạchmống mắt. Nếu đục TTT ngăn cản việc quan sát đáy mắt để chẩn đoán và điều trịsớm BVMTĐ, cần phẫu thuật lấy TTT kết hợp dùng thuốc chống viêm để ngănngừa phù hoàng điểm dạng nang và viêm màng bồ đào; theo dõi chặt chẽ tiến triểncủa BVMTĐ đặc biệt trong 6 tháng đầu sau mổ TTT, có thể điều trị laser võngmạc trong những tuần đầu sau mổ nếu có chỉ định.Điều trị và theo dõi phù hoàng điểm:Điều trị laser khu trú đối với phù hoàng điểm .Sau điều trị laser khu trú 1-4 tháng mới có hiệu quả giảm phù hoàng điểm tối đa,vì thế cần theo dõi định kỳ 3-4 tháng. Nếu phù hoàng điểm kéo dài 4 tháng khôngđỡ, nên chụp mạch huỳnh quang lại và xem xét điều trị laser bổ xung.Tác dụng phụ và biến chứng của điều trị laser khu trú gồm:-Ám điểm cạnh trung tâm.-Tăng phù thoáng qua.-Tân mạch hắc mạc.-Xơ dưới võng mạc.-Lan rộng sẹo laser.-Bỏng trung tâm hoàng điểm do rủi ro.Điều trị bệnh võng mạc tiểu đường tăng sinh:Mục đích chính của điều trị BVMTĐ tăng sinh là bảo tồn thị lực bằng cách làmthoái triển tân mạch và ngăn tăng sinh tiếp tục.Điều trị laserĐiều trị laser toàn bộ võng mạc(trừ vùng võng mạc trung tâm). Lase ...