“Tôi muốn thoát khỏi cái trọng lực đang đè tôi xuống. Tôi muốn thoát ra. Và tôi muốn bám lấy cái tự do đó.” Aya Takano.
Khao khát được giải thoát khỏi hiện thực nhàm chán của xã hội đương đại là xương sống của thế giới thị giác thần tiên trong những tác phẩm của Aya Takano. Trong những hình ảnh độc đáo này, hao hao giống
.những kí ức lập lòe từ những giấc mơ nửa quên nửa nhớ, ta chứng kiến một trải nghiệm y như việc bước vào những không gian đối lập: bình thường và phi...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bếp núc: Aya Takano và bức “Dun Huang’s Room” khó hiểu
Bếp núc: Aya Takano và bức
“Dun Huang’s Room” khó hiểu
Ngọc Trà dịch
“Tôi muốn thoát khỏi cái trọng lực đang đè tôi xuống. Tôi muốn thoát
ra. Và tôi muốn bám lấy cái tự do đó.” Aya Takano.
Khao khát được giải thoát khỏi hiện thực nhàm chán của xã hội đương
đại là xương sống của thế giới thị giác thần tiên trong những tác phẩm
của Aya Takano. Trong những hình ảnh độc đáo này, hao hao giống
những kí ức lập lòe từ những giấc mơ nửa quên nửa nhớ, ta chứng kiến
một trải nghiệm y như việc bước vào những không gian đối lập: bình
thường và phi thường, trẻ thơ và người lớn, ảo tưởng và hiện thực,
người và không-phải-người, trong sáng và mục nát.
Lấy cảm hứng từ những khái niệm về giải thoát và ảo tưởng trong
shojo manga (truyện tranh dành cho nữ giới) thuộc thời kỳ sau chiến
tranh thế giới thứ II, những hình ảnh của Takano mang đến xúc cảm
dào dạt và dựng nên một kiểu “hầm trú ẩn” tâm lý để người xem vượt
lên khỏi “trọng lực” của những giằng co xã hội, bằng cách sử dụng
những khung cảnh tuy xa xôi nhưng lại lờ mờ quen. Những cuộc du
hành giữa những vì sao đến các biên giới của không gian, những cuộc
du ngoạn trong đêm với đám côn trùng, muông thú và những sinh vật lạ
lùng, những chuyến phiêu lưu trong ánh đèn thành phố chói lóa, tất cả
được chuyển hóa lên những tấm canvas phủ màu rực rỡ và vẽ tinh tế
của Aya Takano.
*
Về Dun Huang’s Room
AYA TAKANO (sinh 1976)
Dun Huang’s Room (Một ngăn động Đôn Hoàng)
acrylic trên vải
194 x 259 cm
Vẽ năm 2006
Ước lượng: 160.000USD – 230.000USD
Giá bán: 250.350USD (ngày 28. 5. 2011 tại nhà Christie’s)
Trong Dun Huang’s Room (Một ngăn động Đôn Hoàng), họa sĩ mang
chúng ta đến với một thời kì xa xôi của văn minh cổ đại, trên Con
đường Tơ lụa (động Đôn Hoàng nằm trên Con đường Tơ lụa, có nhiều
ngăn, trong có tượng Phật, bích họa, để thương nhân ghé nghỉ chân trên
đường vận chuyển hàng đường dài). Những nét dài câm lặng và những
đường cọ tinh tế đặc trưng của cô gợi nên những bức bích họa trên
vách hang Mogao, và hào quang của một thời hoàng kim đã tắt. Chúng
ta bắt gặp một chút ảnh hưởng của Gustave Klimt trong những chiếc áo
choàng vàng, thoáng lấp lánh, trên những bóng người và hình khối trừu
tượng, rất hợp với thời trang phương Đông. Trong khi tên tranh và
tham chiếu lịch sử của tranh rõ ràng là Tàu, những hình ảnh mà Takano
đưa ra lại là mô phỏng một chuyến đi lịch sử đầy ma thuật, từ tưởng
tượng, với các chiến binh Aztec, một con báo mèo lạ lùng, và một
thằng người rơm.
Takano muốn nói đển thói giả tạo, biến chất trong xã hội, và tinh thần
chỉ biết hưởng lạc thú trước mắt, bằng cách đặt cạnh nhau những cô gái
kawaii (dễ thương) của xã hội đương đại Nhật Bản bên cạnh những yếu
tố lấy từ thế giới “trôi nổi” (ukiyo-e) thời Edo hiện đại (1603-1868),
thời dày đặc các geisha, các nghệ sĩ kịch câm kabuki, các samurai và
các cô gái điếm. Ảnh hưởng của tranh vẽ thời ukiyo-e Nhật Bản hiển
hiện rõ ràng ở đây, trong cách sắp xếp không gian, đập vỡ và chia nhỏ
không gian bằng những tấm phông màn, trong khi đám phụ nữ quý tộc
mặc áo choàng tụ tập trong căn phòng như phòng chứa kho báu này lại
gợi nhớ đến Chuyện kể về Genji (Monogatari-Emaki) thời đầu Heian
(784-1185). Như trong hầu hết các sáng tạo của Takano, chúng ta
không biết chắc các hình ảnh kia thực sự nằm trong vùng hiện thực hay
hư cấu nào – liệu đám kia là những phụ nữ đương đại mặc quần áo cổ
trang để đóng giả vai, hay đây là kí ức từ một giấc mơ của người-du-
hành-xuyên-thời-gian?
Ngôn ngữ hình ảnh giàu có, phức tạp của Aya Takano là một sự kết
hợp thành công của tài tưởng tượng với khả năng làm chủ, và kĩ năng
hội họa của cô. Cô sử dụng những màu như thể mỏng tang để cho các
hình ảnh bên dưới nổi rõ tựa những bóng dáng từ quá khứ về ám ảnh
hiện tại. Màu đỏ ở những đầu người dường như gợi đến sự nhạy cảm
của họ. Mặc cho vẻ ngoài mong manh, các nhân vật này di chuyển
không mệt mỏi hết vào lại ra khỏi những thế giới như trong mơ, biểu lộ
các sắc thái như kinh hoàng, thích thú, hay trong trường hợp này, là
một vẻ hơi điên điên bị đè bẹp bởi sự bí ẩn huyền hoặc của quá khứ và
hiện tại (của chính họ), qua những đôi mắt trống rỗng, không chớp và
những đôi môi cong cong.
Chính sự đối lập gây choáng này giữa vẻ thanh lịch và bản chất biến
thái ẩn sâu trong tác phẩm của Aya Takano là điều ấn tượng nhất đối
với nhiều người khi xem tranh cô. Được coi như một trong những nghệ
sĩ đương đại quan trọng nhất Nhật Bản và nổi tiếng trên thế giới,
Takano neo chất lượng tác phẩm mình cả bằng chiều rộng lẫn chiều sâu
của thế giới hình ảnh, bằng khả năng tưởng tượng có thể bóc trần
không chút sai sót những phức tạp trong thế giới thực hàng ngày của
chúng ta. Rút cục, tác phẩm của Takano không giải quyết những hình
ảnh mang tính cá nhân của cô, mà như thơ haiku, chúng là những suy
ngẫm nho nhỏ trong một câu chuyện thị giác dài tập – câu chuyện ấy
bộc lộ ra thế giới hình ảnh riêng từ của người họa sĩ, một thế giới của
những điều kỳ diệu, ...