Danh mục

Bí ẩn về hệ thống di sản bị lãng quên trên non thiêng Yên Tử

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 232.22 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bí ẩn về hệ thống di sản bị lãng quên trên non thiêng Yên Tử… Bài 1: Ngọa Vân - sửng sốt giữa hoang vu! Từ nguồn tin của lâm tặc, thợ săn người địa phương một nhóm cán bộ có khả năng leo rừng như… khỉ của Bảo tàng Bắc Giang đã hầu như lần đầu tiên khám phá ra hệ thống chùa, am, tháp, mộ, tượng, bia đá và cây cổ thụ được trồng trong di tích… vô cùng quý giá trên dãy Yên Tử hùng vĩ và bí ẩn. Nằm giữa mây mù và rừng nguyên sinh...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bí ẩn về hệ thống di sản bị lãng quên trên non thiêng Yên TửBí ẩn về hệ thống di sảnbị lãng quên trên non thiêng Yên Tử…Bài 1:Ngọa Vân - sửng sốt giữa hoang vu!Từ nguồn tin của lâm tặc, thợ săn người địa phương một nhóm cán bộ cókhả năng leo rừng như… khỉ của Bảo tàng Bắc Giang đã hầu như lần đầutiên khám phá ra hệ thống chùa, am, tháp, mộ, tượng, bia đá và cây cổ thụđược trồng trong di tích… vô cùng quý giá trên dãy Yên Tử hùng vĩ và bí ẩn.Nằm giữa mây mù và rừng nguyên sinh hoang rậm, cả hệ thống những thiềnviện, am, chùa cổ hiện ra - với toà ngang dãy dọc, với ngôi tháp đá tảngxanh 7 tầng nguyên vẹn, với di tích am Ngoạ Vân, nơi mà sử cũ chép rõ, vuaTrần Nhân Tông - vị tổ thứ nhất của thiền phái Trúc Lâm, một pháp chủngười Việt đã tu hành, giảng đạo rồi viên tịch vào năm 1308. Cả rừng mộtháp bị nhồi bộc phá, bị khoét hang khoét hầm hòng bới tìm cổ vật (họ nghĩrằng vua tu ở đấy thì nhất định là đủ vàng thoi bạc nén); cả hệ thống cáccây vải, quýt, bưởi, nhãn, đại, thông (được các vị tu hành trồng từ gần bảytrăm năm trước) bị đánh gốc xẻ thịt dần dà…Những phát hiện trên đã gây sửng sốt trong giới khoa học. Sau hàng thế kỷcơ bản bị lãng quên, giữa rừng già, con đường của các bậc chân tu đắc đạođã được chính thức ghi nhận. Trước đó, người am tường cổ sử và phật tử mộđạo thiền Trúc Lâm chỉ nghe nói về con đường và hệ thống di tích kể trên.Nhóm PV mê leo núi chúng tôi đã có 4 ngày đi bộ ròng rã và 3 đêm ngủgiữa rừng để khám sự thiêng liêng - vẻ đẹp quyến rũ độc nhất vô nhị và cảnỗi đau bị tàn sát của hệ thống di sản này. Chúng tôi cũng tận mắt chứngkiến cảnh các vị sư tu hành khổ hạnh trong các vách đá, lều cỏ chon von.Câu chuyện cứ như là trong… cổ tích.Bài 1:Ngọa Vân - sửng sốt giữa hoang vu!Thay vì tranh luận với Tập đoàn Than và khoáng sản Việt Nam và UBNDtỉnh Quảng Ninh rằng có nên làm lấm lem Yên Tử với cảnh đào bới vàngđen ào ào ầm ầm như lâu nay. Thay vì đi thành bè lũ tí tớn, vô lối ăn thịt thúrừng ngay nách chùa Hoa Hiên giữa thiêng liêng tháp mộ và khói nhang uhuyền. Thay vì ùn tắc đi cáp treo ngắm Chùa Đồng mới toe kỷ lục. (Để rồilại tranh luận xem có nên làm nốt khúc cáp treo từ Hoa Hiên lên đỉnh YênTử hòng hoàn tất quá trình chinh phục danh sơn, thiền sơn bằng… mônghay không!). Thay vì đi bằng con đường leo núi liên tục tắc nghẽn bởi quáđông du khách ồn ồn chỉ biết có “du” (đi chơi) mà chẳng có được sự “lịch”(sự trải nghiệm, tâm linh); chỉ biết có hành (đi) mà chẳng biết “hương”(không hiểu gì về con đường của thiền phái Trúc Lâm cũng như văn hoá lịchsử của danh sơn Yên Tử) – thế là, chúng tôi đã chọn con đường tiếp cận hệthống di tích bị lãng quên của rừng già Yên Tử từ phía huyện miền núi LụcNam của tỉnh Bắc Giang. Tức là khám phá phù vân Yên Tử từ sườn Tây (nơicó khu bảo tồn Tây Yên Tử nổi tiếng nguyên sinh, huyền bí).Sống trong hang đá, lập chiến lũy và ăn thịt… ếchSau nhiều lần khảo sát loay hoay đặt “cở sở cách mạng”, chúng tôi đã chọnđược hai người dẫn đường vốn là “lâm tặc” giải nghệ. Anh Lợi và Tuấn đềulà người xóm Chồi, xã Lục Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, cũng lànhững người đi rừng đầu tiên “phô” về những ngôi chùa, mái am, bia đá, voingựa đá, tháp mộ đá kỳ lạ của sườn Tây Yên Tử cho các nhà khoa học (mộtcách tình cờ). Họ đã dẫn đường cho hai chuyên gia ăn rừng ngủ thác nhiềungày đêm là anh Nguyễn Hữu Sơn (Viện Văn học Việt Nam) và anh NguyễnVăn Phong (Sở Khoa học công nghệ Bắc Giang) đi tìm di tích quý của thiềnphái Trúc Lâm trong rừng hoang. Hai nhà nghiên cứu đã dập bia, công bốnhững tài liệu sửng sốt về sự thực của những ngôi chùa sườn tây Yên Tử.Khi lên đến phế tích chùa Hồ Thiên, họ không biết Hồ Thiên thuộc địa phậntỉnh Quảng Ninh hay Bắc Giang? Cả đoàn đã kiệt sức vì lạc rừng, vì đi theohướng la bàn càng đi càng xa nguồn nước. Họ cõng theo xoong chảo, ăn nhờtrong lán “thổ phỉ” phá rừng, và ngủ trong hang đá theo đúng nghĩa đen. Cáihang đá đó nằm ngay cạnh chùa Hồ Thiên, ngay sát gốc cây vải cổ thụ sáubảy trăm năm tuổi có từ khi vua Trần Nhân Tông (1258-1308) từ bỏ ngaivàng lên núi tu giảng đạo (ngài ở ngôi vua từ năm 1279-1293) mà họ cũngkhông hề biết. Suốt 5 ngày đêm vạch từng tán lá tìm chân cột đá tảng hìnhhoa sen; tìm tháp đá xanh 7 tầng kiêu hãnh giữa non cao; rồi những tấm biađá tuyệt kỹ bày trong căn nhà ghép bằng đá tảng; và các ngôi mộ tháp…, hainhà khoa học và hai người dẫn đường (những kẻ giết rừng hoàn lương) đãsống trong rừng, nấu cơm ăn với chỉ duy nhất một món… thịt ếch. Không cócái gì ngoài lũ ếch ộp mà hằng đêm họ đi bắt về nuôi sống mình. Khát nấucanh lá vả, luộc quả vả lên làm rau xanh. Đêm, Tiến sỹ Sơn nghe tiếng thúrừng kêu rầm rĩ, sợ quá, phải cẩn tắc vô áy náy, dậy lấy dao rừng đẽo gốctrúc vót nhọn, rào thành công sự chống thú dữ. Cũng may, rừng nơi họ sốnglà nơi bạt ngàn cây trúc đứng như “so đũa” ken khắp các dông núi ở độ caogần 1.000m so với mực nước biển (đó cũng là lý do các vị tổ gọi phái củamình là “Trúc Lâm” - rừng trúc) ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: