Danh mục

Bi kịch đời thường của số phận con người thời hậu chiến trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 95.41 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tìm hiểu vấn đề số phận con người trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 giữa muôn mặt phức tạp của đời thường. Qua những trang viết của các nhà văn, mỗi con người hiện lên như là một nẻo số phận giữa đời thường, sau bao mất mát của chiến tranh. Để kiếm tìm, gây dựng lại một chút niềm vui, một chút hạnh phúc trong cuộc sống, họ đã phải đối mặt với bao gian truân, thử thách.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bi kịch đời thường của số phận con người thời hậu chiến trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2015-00013 Social Sci., 2015, Vol. 60, No. 3, pp. 75-80 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn BI KỊCH ĐỜI THƯỜNG CỦA SỐ PHẬN CON NGƯỜI THỜI HẬU CHIẾN TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU 1975 Lê Thị Hằng Vụ Công tác Học sinh, Sinh viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo Tóm tắt. Bài viết tìm hiểu vấn đề số phận con người trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 giữa muôn mặt phức tạp của đời thường. Qua những trang viết của các nhà văn, mỗi con người hiện lên như là một nẻo số phận giữa đời thường, sau bao mất mát của chiến tranh. Để kiếm tìm, gây dựng lại một chút niềm vui, một chút hạnh phúc trong cuộc sống, họ đã phải đối mặt với bao gian truân, thử thách. Sư ác liệt, gian truân trong đời thường - nhất là đối với những người trở về - đôi khi còn hơn cả sự ác liệt, gian truân trong chiến tranh. Đi sâu viết về phương diện này của số phận con người, dường như các nhà văn, hơn ai hết, là người chứng kiến, hiểu, thông cảm, cùng chia sẻ với họ. Từ khóa: Bi kịch đời thường, thời hậu chiến, tiểu thuyết Việt Nam, số phận con người. 1. Mở đầu Sau 1975, có nhiều tiểu thuyết viết về chiến tranh, hẳn nhiên là có nhiều nghiên cứu về bộ phận tiểu thuyết này, trong đó có cả những công trình bàn chung, những công trình nghiên cứu một phương diện, một biểu hiện cụ thể nào đó của nó. Có thể kể ra ở đây các bài viết của Tôn Phương Lan (Chiến tranh qua các tác phẩm văn xuôi được giải (của Hội Nhà văn và Bộ Quốc phòng) [6], Đinh Xuân Dũng (Văn học Việt Nam viết về chiến tranh - hai giai đoạn của sự phát triển) [1], Phong Lê (Tiểu thuyết viết về chiến tranh - nhìn từ hôm nay) [7], Nguyễn Phượng (Tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh sau 1975 và những thành tựu nghệ thuật bị bỏ lỡ) [10], Nguyễn Đăng Điệp (Cần tiếp tục nuôi dưỡng cảm hứng viết về chiến tranh) [2], v.v.. Nhìn chung các tác giả đã chỉ ra một cách khá sâu sắc những đường hướng tìm tòi, thành tựu và đóng góp của tiểu thuyết Việt Nam viết về chiến tranh sau 1975 như đưa ra cái nhìn mới, quan niệm mới về chiến tranh, về thân phận người lính, từ đó dẫn đến sự đa dạng của các xu hướng sáng tác, sự đối mới kết cấu, giọng điệu, ngôn ngữ... như là sản phẩm tất yếu của quá trình chuyển đổi từ tư duy sử thi sang tư duy tiểu thuyết. Tuy nhiên, theo những gì chúng tôi đang cập nhật, cho đến nay vẫn chưa có một công trình, bài viết nào bàn về bi kịch giữa muôn mặt đời thường như là một biểu hiện của thân phận con người thời hậu chiến trong bộ phận tiểu thuyết này. Bài viết của chúng tôi nhằm đưa ra những nhận thức ban đầu về vấn đề này. Ngày nhận bài: 15/12/2014 Ngày nhận đăng: 29/4/2015 Liên hệ: Lê Thị Hằng, e-mail: lehang@moet.edu.vn 75 Lê Thị Hằng 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Bi kịch của việc kém thích ứng Trước đây trong bối cảnh ác liệt của cuộc chiến tranh vệ quốc, những ước mơ khát vọng của người lính bao giờ cũng là ước mơ khát vọng hướng về mục tiêu chung của dân tộc. Cái “tôi” cá nhân luôn bị nén lại, tình cảm riêng tư phải nhường lại cho cái “ta” chung và nếu như vấn đề hạnh phúc được đề cập thì bao giờ cũng đặt trong hạnh phúc, niềm vui lớn lao của tập thể, của đoàn thể, của quốc gia, dân tộc. Khi đã im tiếng súng, khi vận mệnh dân tộc không còn bị đe dọa một cách trực tiếp, nóng bỏng, thì con người có thể trở về thành thực đối diện với chính mình, với những vấn đề thuộc cái phần riêng tư của chính mình. Một trong những điều đó chính là hạnh phúc tình yêu. Các nhà văn đã dành rất nhiều trang đề viết về nó, với tư cách là một khát vọng muôn thuở của con người. Hai Hùng trong Ăn mày dĩ vãng trước sau vẫn trung thành với tình yêu khiến anh không thể tìm được hạnh phúc trong cuộc đời nữa trong khi Ba Sương - cô du kích xinh đẹp, nhân hậu ngày xưa - biến thành bà giám đốc Tư Lan sang trọng với những buổi tiệc tùng thâu đêm, những vụ làm ăn phi pháp. Trong chuyến “di cư vào Nam”, Hai Hùng gặp lại Ba Sương, thật bất ngờ khi anh tìm ra sự thật để khẳng định Tư Lan chính là Ba Sương - người con gái năm xưa anh yêu thì cũng là lúc anh rơi vào bi kịch của một kẻ bị lừa dối, bị phản bội. Người đọc cũng bắt gặp bi kịch trong gia đình của Ba Thành - tay bác sĩ đồ tể năm xưa đã từng chữa trị vết thương cho Hai Hùng, tưởng rằng sẽ là quan chức cao cấp. Vậy mà không! Giải phóng được ít ngày, chán cảnh gia đình, chán cảnh đoàn thể, chán cảnh đời và thói đời đen bạc, chán luôn cả nội dung công việc đã theo đuổi tới nửa đời người, sau một đêm nhậu say chửi vung tứ mép, Ba thành giũ áo từ quan và bị vợ bỏ vì “nó chê tao xấu mà l ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: