Danh mục

Bí quyết luyện thi THPT quốc gia môn Hóa đạt điểm số cao

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 130.97 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài liệu "Bí quyết luyện thi THPT quốc gia môn Hóa đạt điểm số cao" cung cấp cho các bạn một số lưu ý cụ thể khi làm bài thi, bí quyết luyện thi THPT quốc gia môn Hóa đạt điểm số cao như: Luyện đề thi thử, nắm chắc lý thuyết,... Hy vọng tài liệu phục vụ hữu ích cho các bạn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bí quyết luyện thi THPT quốc gia môn Hóa đạt điểm số cao Bí quyết luyện thi THPT Quốc gia môn Hóa đạt điểm số caoMỘT SỐ LƯU Ý CỤ THỂ KHI LÀM BÀI THI Các em hãy làm bài thi theo kỹ năng làm bài trắc nghiệm chung, như làm câu dễtrước, câu khó sau; phân bổ thời gian làm bài…, đồng thời chú ý thêm các kỹ năng riêngđối với môn Hóa học như sau: Làm trước câu hỏi lý thuyết vì phần lớn là câu dễ, nếu không làm được hãy tạm bỏqua. Bài tập: Làm phần chắc chắn trước. Trong đề thi, các bài tập hữu cơ và vô cơ thườngđược xếp xen kẽ. Các em nên chọn làm vô cơ hay hữu cơ trước để tập trung kiến thức. Nguyên tắc làm bài tập: Nếu quá 3 phút/1 câu, các em không tiếp tục làm câu đó nữađể đảm bảo thời gian làm những câu còn lại. Hãy quay lại làm các câu khó, cực khó cuốicùng. Nháp cũng cần kỹ năng: Giấy nháp là công cụ hỗ trợ đắc lực cho các em trong quátrình làm bài thi. Các em nên nháp gọn gàng, rõ ràng, không nên lộn xộn. Bài thi trắc nghiệm có nhiều bài tập, các em nháp lộn xộn, sẽ khó kiểm tra lại. Tốtnhất, thí sinh nên nháp xong bài nào thì kẻ ngang tờ giấy để phân cách những bài còn lại. Lưu trữ các ý tưởng quan trọng đối với các câu chưa tìm ra đáp số. Học sinh hãy ghilại các ý đã phân tích được như sơ đồ phản ứng, phép tính, để khi làm lại có thể tiết kiệmthời gian. Với các bài đã cố gắng hết sức mà không ra kết quả, thí sinh cũng đừng vội nản.Phương pháp may rủi cũng cần có tính toán. Hãy cố gắng kết hợp tất cả thông tin có thểtìm ra đáp án. Phân bổ thời gian hợp lý cho bài thi. Ví dụ, mục tiêu chỉ có 7 điểm, hãy ưu tiênphân bổ thời gian nhiều hơn cho 35 câu đầu (vì đề thi sắp xếp theo cấu trúc từ dễ đếnkhó). Chú ý tận dụng hết thời gian làm bài, không nên ra sớm, hãy để 5-10 phút để kiểm tralại bài làm trước khi nộp. Kì thi năm nay sẽ tích hợp đề thi tốt nghiệp và đại học, vì vậy số lượng câu dễ sẽ tăng.Căn cứ theo đề minh hoạ 2015 của Bộ Giáo Dục thì có 36/50 câu là mức trung bình dễ.Vì vậy nếu các em làm chắc những câu dễ này thì cũng có khả năng đạt được từ 7 đến 7,5điểm môn hoá khá dễ dàng. Do số lượng câu trung bình dễ chiếm số lượng lớn, vì vậy lời khuyên thứ nhất là hãycố gắng làm thật chính xác và cẩn thận tất cả những câu trung bình dễ, không được để saibất cứ câu nào. Khi đi thi, các em sẽ không tiếc những câu khó mình không làm được mà sẽ chỉ nuốitiếc những câu dễ mà mình đã làm sai mà thôi. Cũng từ đề minh hoạ cho thấy, sẽ có tầm10 câu mức khó và rất khó, các câu này sẽ giúp phân loại học sinh ở mức điểm 8 đếnđiểm 10. Tuy nhiên, lời khuyên dành cho các em học sinh là hãy làm chắc 8 điểm trước, sau đómới bắt đầu làm các câu khó vì thực tế câu khó và câu dễ đều được số điểm như nhau là0,2 điểm, vì vậy chúng ta không nên bỏ qua, làm sai những câu dễ trong khi lại tập trungquá nhiều thời gian cho các câu khó. Dựa theo đặc thù môn hoá, phần lí thuyết luôn chiếm 50% đến 60% đề thi, cụ thể lànếu nắm vững lí thuyết thì với đề minh hoạ các em đã có thể làm được tới 8 điểm rất dễdàng, vì vậy lời khuyên cho các em trong thời gian còn lại là hãy tranh thủ đọc lại líthuyết để có thể có kết quả cao trong kì thi sắp tới.I) Đối với Dạng bài lí thuyết:1) Dạng bài đếm số nhận định: Dạng bài này kiểm tra lí thuyết khá sâu và đòi hỏi họcsinh phải nắm vững được lí thuyết. Khi làm dạng bài này, các em nên đọc từ nhận địnhđầu tiên đến nhận định cuối cùng, sau đó nhận định nào thoả mãn thì đánh dấu vào đầunhận định, sau đó đếm lại sẽ không bị đếm nhầm. Thứ hai, đa số các câu hỏi nêu ứngdụng của các chất ví dụ như ứng dụng của Crom, ứng dụng của phân bón kali, … thìthường là các nhận định đúng. Ngoài ra, cần phải đọc chính xác để tìm hiểu xem đề bàiyêu cầu đếm số nhận định Đúng hay đếm số nhận định Sai để làm bài cho chính xác.2) Dạng bài tìm nhận định đúng hoặc sai trong 4 đáp án A, B, C, D: Dạng bài này nêndùng phương pháp loại trừ là tốt nhất, do trong 4 phương án chỉ có duy nhất một đáp sốđúng, vì vậy chúng ta cần đọc lướt qua 4 đáp án, sau đó gạch bỏ những đáp án chắc chắnsai, như vậy chúng ta sẽ có thể loại bớt đi các phương án nhiễu. Sau đó hãy vận dụng líthuyết để tìm hiểu xem đáp án nào trong số các đáp án còn lại là đúng nhất.3) Các vấn đề hoá học mà các em cần lưu ý: Phân biệt bậc của ancol, bậc của amin; phânbiệt tính chất của rượu bậc 1, bậc 2 và bậc 3; phân biệt số oxi hoá và hoá trị; phân biệtcộng hoá trị và điện hoá trị; ghi nhớ tính chất hoá học của các kim loại quan trọng như Al,Fe, Cu, Cr, Ag, Hg.II) Đối với Dạng bài tính toán:1) Dạng cân bằng phương trình hoá học: Trong đề thi đại học các năm gần đây thườngcó ít nhất một câu dạng này. Khi làm các em cần chú ý tìm xem đề yêu cầu là tìm “tổnghệ số của các chất tham gia phản ứng” hay là tìm “tổng hệ số của các chất có mặt trongphảnứng”. Nếu đề yêu cầu tìm tổng hệ số các chất tham gia phản ứng thì chúng ta chỉtính tổng hệ số của các chất tham gia phản ứng, tức là ở phía bên trái của phương trìnhphản ứng mà thôi, không tính các hệ số của chất sản phẩm. Để làm tốt dạng này, các emcần vận dụng bảo toàn electron hoặc vận dụng phương pháp gắn hệ số.2) Khi đi thi đại học thường các em chỉ cần vận dụng 4 phương pháp: Phương pháp SốĐếm, phương pháp bảo toàn electron, phương pháp trung bình và phương pháp bảo toànkhối lượng là có thể giải quyết 90% số câu tính toán trong đề. Các em nên phân tích đềbài để nhận diện được phương pháp áp dụng trước khi bắt tay vào tính toán. Thường thìphương pháp trung bình và số đếm sẽ ứng dụng nhiều trong hoá hữu cơ, còn phươngpháp bảo toàn electron và bảo toàn khối lượng sẽ áp dụng nhiều trong vô cơ. Dấu hiệunhận biết bài toán dùng số đếm: Nếu đề bài cho một hỗn hợp chất có nhiều chất, đều biếthết công thức phân tử thì ta có thể vận dụng số đếm để giải. Dấu hiệu nhận biết bài toándùng phương pháp trung bình: Nếu đề bài cho một hỗn hợp chứa nhiều chất mà ít nhấtmột trong số đó không biết công thức phân tử thì ta sẽ vận dụng p ...

Tài liệu được xem nhiều: