Danh mục

Biển Đông: Những vấn đề cần cập nhật trong nghiên cứu và giảng dạy về Địa lí tự nhiên

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 195.53 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Địa lí tự nhiên Biển Đông cần được cập nhật trong nghiên cứu và giảng dạy về Địa lí tự nhiên Việt Nam với một số nội dung quan trọng: Đặc điểm tổng quát và phân hóa vùng tự nhiên lãnh hải Biển Đông; Tài nguyên thiên nhiên vị thế và các nguồn lợi Biển Đông; Ứng phó với biến đổi khí hậu và thảm họa thiên tai từ biển; Nguy cơ ô nhiễm môi trường biển và sự cần thiết bảo vệ các vùng biển nhạy cảm đặc biệt.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Biển Đông: Những vấn đề cần cập nhật trong nghiên cứu và giảng dạy về Địa lí tự nhiên Nguyễn Thị Hồng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 81 - 87 BIỂN ĐÔNG: NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN CẬP NHẬT TRONG NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY VỀ ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VIỆT NAM Nguyễn Thị Hồng* Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Địa lí tự nhiên Biển Đông cần được cập nhật trong nghiên cứu và giảng dạy về Địa lí tự nhiên Việt Nam với một số nội dung quan trọng: Đặc điểm tổng quát và phân hóa vùng tự nhiên lãnh hải Biển Đông; Tài nguyên thiên nhiên vị thế và các nguồn lợi Biển Đông; Ứng phó với biến đổi khí hậu và thảm họa thiên tai từ biển; Nguy cơ ô nhiễm môi trường biển và sự cần thiết bảo vệ các vùng biển nhạy cảm đặc biệt. Những vấn đề về địa lí tự nhiên Biển Đông nói trên, cùng với các vấn đề trong Chiến lược Biển Việt Nam, cần được tích hợp trong các chương trình cũng như sách giáo khoa về Địa lí tự nhiên Việt Nam trong nhà trường phổ thông và đại học. Từ khoá: Biển Đông, tài nguyên, ô nhiễm, nhận thức.  Từ xa xưa, ông cha ta đã diễn giải cấu trúc lãnh thổ Việt Nam là một đất nước gồm: một phần là đồng ruộng, ba phần là núi, bốn phần là biển, (tam sơn, tứ hải nhất phần điền). Phần miền núi và đồng bằng (sơn, điền) cộng lại thành một nửa; một nửa còn lại là biển (tứ hải); biển nước ta là Biển Đông (hải đông hải dã). Phần địa lí tự nhiên sơn - điền (phần lãnh thổ) được các nhà địa lí nghiên cứu khá sâu sắc; phần địa lí tự nhiên tứ hải (phần lãnh hải) bước đầu được quan tâm trong các công trình nghiên cứu cấp nhà nước cũng như các tác phẩm địa lí tiêu biểu. Tuy nhiên, so với yêu cầu mặt bằng nhận thức chung, phần địa lí tự nhiên về Biển Đông vẫn còn là chỗ yếu trong Địa lí tự nhiên Việt Nam. Vì vậy vấn đề làm phong phú và sâu sắc hơn sự hiểu biết về địa lí tự nhiên đất nước bằng việc cập nhật kiến thức mới về Biển Đông cho xứng với vị thế của nó trong Chiến lược Biển Việt Nam có ý nghĩa quan trọng trong giáo dục. ĐẶC ĐIỂM VÀ SỰ PHÂN HÓA VÙNG TỰ NHIÊN LÃNH HẢI BIỂN ĐÔNG Là một bộ phận của Thái Bình Dương, Biển Đông, (tên gọi khác: Biển Đông Nam Á South - East Asia Sea, Biển Nam Trung Hoa - South - Chine Sea), được phân cách với Thái Bình Dương và các biển khác bởi các  Tel: 0914 400809 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên đảo Đài Loan, Luxôn, Palaoan và Calimantan. Diện tích 3.537 nghìn km2, dung tích 3623 km3, độ sâu trung bình 1024 m, nơi sâu nhất 5560 m. Vùng có độ sâu trên 2000 m chiếm 1/4 diện tích thuộc phần phía Đông của biển. Thềm lục địa có độ sâu dưới 200 m chiếm trên 50% diện tích. Cấu tạo của đáy biển khá phức tạp: vùng biển phía đông kinh tuyến 1100 Đ, nhìn chung là vùng biển sâu trên 4000 m, đáy biển có nhiều đảo ngầm, đảo nhỏ và đảo san hô. Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đều là những đảo san hô nằm trong vùng biển này. Vùng biển phía tây kinh tuyến nói trên, trái lại nằm trên một thềm lục địa nông, thường không sâu quá 100 m. Biển Đông nối liền với biển Giava qua một eo biển rộng là Calimata nằm giữa đảo Caliman-tan và Bêlitung thuộc Inđônêxia. Tài nguyên của Biển Đông rất đa dạng, gồm dầu khí, tài nguyên sinh vật (thuỷ sản, rong biển). Biển nằm trên một thềm lục địa ngầm; trong những kỷ băng hà gần đây nước biển đã hạ thấp xuống hàng trăm mét, và Borneo từng là một phần của lục địa Châu Á. Nhiều con sông lớn chảy vào Biển Đông gồm các sông Châu Giang, Mân Giang, sông Cửu Long (Phúc Kiến), sông Hồng, sông Mê Kông, sông Rajang, sông Pahang, và sông Pasig. Phía đông bắc Biển Đông có quần đảo Đông Sa, thuộc Trung Quốc (Pratas Islands). Phía 81 http://www.lrc-tnu.edu.vn Nguyễn Thị Hồng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ Tây Bắc Biển Đông cách đảo Lý Sơn, Quảng Nam, Việt Nam khoảng 200 km; cách đảo Hải Nam, Trung Quốc 235 km có quần đảo Hoàng Sa (Paracell) với 18 đảo, cồn và 22 bãi, đá. Lớn nhất là đảo Phú Lâm (Woody Island). Độ cao tuyệt đối lớn nhất 14 m (Rocky Island). Bên trong vùng biển, có hơn 200 đảo và bãi đá ngầm đã được đặt tên, đa số chúng thuộc Quần đảo Trường Sa (Spatly) và trải dài trên một vùng rộng 810, dài 900 km với khoảng 175 đảo đã được xác định, hòn đảo lớn nhất là đảo Ba Bình (Itu Aba) với chỉ hơn 1,3 km chiều dài và điểm cao nhất là 3,8 mét. Ở đông bắc quần đảo Trường Sa Có một núi ngầm rộng 100km được gọi là Reed Tablemount, cách biệt khỏi đảo Palawan của Philippine bởi Rãnh Palawan, hiện nay nằm dưới mực nước biển 20m nhưng trước kia nó từng là một hòn đảo trước khi bị mực nước biển dâng lên ở thời băng hà cuối cùng làm chìm ngập. Phía đông quần đảo Hoàng Sa có các bãi ngầm như Macelesfield Bank (quần đảo Trung Sa), Stewart Bank, Truro Shoal và Scarborough Shoal. Bãi Scarborough Shoal nằm về phía đông của bãi Maclesfield, gần bờ biển Philippin. Dựa trên cơ sở nền nhiệt độ, Biển Đông đều thuộc đới nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt đều đạt từ 240 C đến 290 C. Cho tới tầng sâu 20m vẫn còn giữ được mức nhiệt đô như vậy và phải xuống tới tầng sâu 50m mới giảm đi chút ít. Dựa vào sự phân hóa về nhiệt của ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: