Danh mục

Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp ở các trường THPT tỉnh Quảng Bình

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.97 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp ở các trường THPT tỉnh Quảng Bình trình bày: Những kết quả khảo sát, đánh giá thực trạng và từ đó đề xuất các biện pháp quản l ý nhằm nâng cao chất lượng công tác GDĐĐ thông qua HĐGDNGLL cho học sinh THPT tỉnh Quảng Bình,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp ở các trường THPT tỉnh Quảng Bình BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở CÁC TRƯỜNG THPT TỈNH QUẢNG BÌNH PHẠM HỒNG VIỆT Trường THPT số 1 Bố Trạch, Quảng Bình PHAN MINH TIẾN Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Tóm tắt: Trong những năm gần đây, việc giáo dục đạo đức (GDĐĐ) cho học sinh được các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể, các nhà trường quan tâm. Nhờ đó, công tác GDĐĐ cho học sinh trung học phổ thông (THPT) ở tỉnh Quảng Bình đã đạt được những tiến bộ đáng kể. Tuy nhiên, trên thực tế, công tác GDĐĐ nói chung và GDĐĐ cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL) nói riêng vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế, dẫn đến chất lượng GDĐĐ cho học sinh THPT chưa cao. Bài báo trình bày những kết quả khảo sát, đánh giá thực trạng và từ đó đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng công tác GDĐĐ thông qua HĐGDNGLL cho học sinh THPT tỉnh Quảng Bình. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nhà trường THPT là tổ chức giáo dục, trong đó nhân cách của học sinh được hình thành, phát triển thông qua hai con đường cơ bản: hoạt động dạy học và HĐGDNGLL. Trong đó, HĐGDNGLL định hướng vào việc GDÐÐ, rèn luyện phẩm chất nhân cách, thiên hướng nghề nghiệp, hình thành các mối quan hệ trong cuộc sống cho học sinh. Qua đó, giúp học sinh phát triển một cách toàn diện về: đức, trí, thể, mỹ… Vì vậy, công tác GDÐÐ cho học sinh thông qua HĐGDNGLL có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng. Công tác GDÐÐ cho học sinh THPT ở tỉnh Quảng Bình trong những năm gần đây đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, trên thực tế, công tác GDÐÐ hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, các hoạt động GDÐÐ trong nhà trường còn thiếu đồng bộ, trong đó đặc biệt là công tác GDÐÐ thông qua HĐGDNGLL, dẫn đến chất lượng GDÐÐ cho học sinh chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Vì vậy, việc tăng cường tổ chức HÐGDNGLL là một phương hướng cơ bản để nâng cao hiệu quả GDÐÐ cho học sinh, cần phải được các cấp quản lý trường THPT chú trọng. 2. THỰC TRẠNG ĐẠO ĐỨC CỦA HỌC SINH THPT TỈNH QUẢNG BÌNH 2.1. Thực trạng nhận thức của học sinh về đạo đức Để khảo sát nhận thức của học sinh về đạo đức, chúng tôi đã tiến hành lấy ý kiến của 689 học sinh THPT tại 07 trường THPT trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Qua phân tích, tổng hợp các ý kiến, chúng tôi thu được kết quả như sau. Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 01(21)/2012, tr. 136-145 BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH… 137 - Về mức độ quan trọng của đạo đức đối với học sinh: Có 5,7% học sinh cho rằng đạo đức quan trọng hơn tài năng; 3,2% học sinh cho rằng tài năng quan trọng hơn đạo đức; 91,1% học sinh coi trọng cả tài năng và đạo đức. - Về việc chấp hành nội quy của học sinh: Có 63,7% học sinh trả lời là chấp hành nghiêm túc; 34,6% học sinh trả lời là thỉnh thoảng có vi phạm; 1,7% học sinh trả lời là thường xuyên vi phạm. - Về ý thức chấp hành nội quy của học sinh: Có 69,2% học sinh trả lời bản thân tự giác chấp hành nội quy; 24,3% học sinh trả lời có kiểm tra mới chấp hành; 6,5 % học sinh trả lời buộc phải chấp hành. Từ các kết quả khảo sát cho thấy, nhìn chung học sinh đã thấy được tầm quan trọng của đạo đức trong cấu trúc của nhân cách, nhưng vẫn còn nhiều học sinh chưa tự giác phấn đấu rèn luyện đạo đức. 2.2. Kết quả xếp loại hạnh kiểm học sinh THPT trong 5 năm gần đây Kết quả xếp loại hạnh kiểm học sinh trong 5 năm học gần đây được thể hiện qua bảng 1 [2]. Bảng 1. Thống kê xếp loại hạnh kiểm học sinh THPT từ năm học 2006-2007 đến năm hoc 2010-2011 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình Năm học Tổng số học sinh 2006-2007 2007-2008 2008-2009 2009-2010 2010-2011 42.104 40.123 39.129 38.184 36.712 Tốt 44,5 62,59 57,29 61,31 63,63 Xếp loại hạnh kiểm (%) Khá TB 41,2 12,9 31,68 4,69 34,36 7,48 31,64 6,41 29,69 5,87 Yếu 1,4 1,04 0,87 0,64 0,81 (Nguồn: Phòng GDTrH- Sở GD&ĐT Quảng Bình) Bảng kết quả cho thấy số học sinh có hạnh kiểm khá, tốt từ 85,7% đến 92,95%. Tuy nhiên, tỷ lệ học sinh có hạnh kiểm trung bình và yếu hàng năm còn khá cao (hạnh kiểm trung bình và yếu chiếm từ 5,73% đến 14,3%, trong đó loại yếu chiếm từ 0,64% đến 1,4%). 3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG THPT TỈNH QUẢNG BÌNH Qua phân tích, tổng hợp ý kiến của 86 cán bộ gồm cán bộ quản lý (CBQL), tổ trưởng chuyên môn (TTCM), cán bộ Đoàn thanh niên, 183 giáo viên và 689 học sinh ở 07 trường THPT, chúng tôi thu được những kết quả sau. Về nhận thức của cán bộ giáo viên-nhân viên (CBGV-NV) trong công tác GDÐÐ cho học sinh: Có 95,7% CBGV-NV cho rằng công tác GDÐÐ cho học sinh là rất cần thiết, có 4,3% cho là cần thiết. Về nội dung GDÐÐ: Các phẩm chất đạo đức trực tiếp liên quan đến hoạt động học tập và rèn luyện hàng ngày của học sinh đã được nhà trường quan tâm, chỉ đạo thực hiện thường xuyên hơn như: thái độ động cơ học tập đúng đắn; ý thức chấp hành pháp luật 13 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: