Biện pháp nâng cao năng lực giáo dục hướng nghiệp cho sinh viên đại học sư phạm
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 711.35 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết nghiên cứu những nguyên tắc để đề xuất các biện pháp và trên cơ sở đó đưa ra những biện pháp nâng cao năng lực giáo dục hướng nghiệp (GDHN) cho sinh viên đại học sư phạm. Những biện pháp này bao gồm: Xây dựng yêu cầu cần đạt (Chuẩn đầu ra) về năng lực GDHN cho SV đại học sư phạm, xây dựng quy trình phát triển năng lực GDHN cho SV sư phạm, tổ chức sinh hoạt chuyên đề về nội dung, phương pháp phát triển năng lực GDHN cho SV sư phạm,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Biện pháp nâng cao năng lực giáo dục hướng nghiệp cho sinh viên đại học sư phạm HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2019-0029 Educational Sciences, 2019, Volume 64, Issue 2A, pp. 117-127 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Trương Thị Hoa Khoa Tâm lí - Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài báo này nghiên cứu những nguyên tắc để đề xuất các biện pháp và trên cơ sở đó đưa ra những biện pháp nâng cao năng lực giáo dục hướng nghiệp (GDHN) cho sinh viên đại học sư phạm. Những biện pháp này bao gồm: Xây dựng yêu cầu cần đạt (Chuẩn đầu ra) về năng lực GDHN cho SV đại học sư phạm; Xây dựng quy trình phát triển năng lực GDHN cho SV sư phạm; Tổ chức sinh hoạt chuyên đề về nội dung, phương pháp phát triển năng lực GDHN cho SV sư phạm; Tăng cường thực hành nghiệp vụ sư phạm; Tổ chức các hình thức hoạt động trải nghiệm; Tổ chức dạy học lồng ghép/tích hợp kiến thức GDHN trong các môn học chuyên ngành; Kiểm tra, đánh giá năng lực GDHN. Từ khoá: Sinh viên, đại học sư phạm, năng lực, giáo dục hướng nghiệp, học sinh. 1. Mở đầu Từ trước đến nay, giáo dục hướng nghiệp luôn có vai trò quan trọng trong việc định hướng ngành nghề cho học sinh. Trong nhà trường phổ thông, hướng nghiệp là công việc của tập thể sư phạm nhằm giáo dục học sinh lựa chọn nghề một cách tốt nhất. Nghĩa là trong sự lựa chọn đó có sự phù hợp giữa nguyện vọng nghề nghiệp của cá nhân với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và có sự phù hợp giữa năng lực của cá nhân với đòi hỏi của nghề. Theo Đặng Danh Ánh: “Giáo dục hướng nghiệp là hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình, trong đó tập thể sư phạm nhà trường giữ vai trò quyết định nhằm giúp HS chọn nghề trên cơ sở khoa học” [1]. Như vậy giáo dục hướng nghiệp là một tổ hợp các hoạt động của nhà trường, gia đình và xã hội trong đó nhà trường đóng vai trò chủ đạo trong việc cung cấp tri thức, hình thành kĩ năng chọn nghề cho học sinh trên cơ sở đó học sinh lựa chọn nghề phù hợp với năng lực, tính cách, sở thích, giá trị của bản thân, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của gia đình và phù hợp với nhu cầu của xã hội”. Quyết định số 404/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 27 tháng 3 năm 2015 về Quyết định phê duyệt đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông đã nêu rõ định hướng “Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới phù hợp với hai giai đoạn của giáo dục phổ thông: Giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng Ngày nhận bài: 16/1/2019. Ngày sửa bài: 11/3/2019. Ngày nhận đăng: 18/3/2019. Tác giả liên hệ: Trương Thị Hoa. Địa chỉ e-mail: hoatlgd.dhsphn@gmail.com 117 Trương Thị Hoa nghề nghiệp… giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp đảm bảo học sinh tiếp cận với nghề nghiệp phù hợp với năng lực, nguyện vọng và chủ động chuẩn bị tốt cho giai đoạn giáo dục sau phổ thông” [2]. Trong nhà trường phổ thông, giáo dục hướng nghiệp được thực hiện thông qua nhiều con đường như: thông qua dạy học các môn học cơ bản, hoạt động trải nghiệm, tham vấn hướng nghiệp… Muốn thực hiện được các hoạt động này, đòi hỏi người giáo viên phải có năng lực giáo dục hướng nghiệp. Đào tạo theo tiếp cận năng lực là một trong những cách tiếp cận hiện đại và hiệu quả, góp phần chuẩn hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Kết quả đào tạo (đầu ra) là năng lực chuyên nghiệp cốt lõi của ngành nghề nhất định. Đánh giá kết quả đầu ra là đánh giá năng lực, đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu của thực tiễn nghề nghiệp và được xác định bởi chính nhà sử dụng nhân lực. Năng lực giáo dục hướng nghiệp (GDHN) là một trong những năng lực nghề nghiệp của người giáo viên. Vì vậy, các nhà trường sư phạm phải chú ý đào tạo, phát triển các năng lực nghề nghiệp cho sinh viên, trong đó có năng lực GDHN. Phát triển năng lực GDHN cho sinh viên sư phạm đòi hỏi phải có những cách làm mới, những biện pháp mới phù hợp với bối cảnh đổi mới giáo dục đại học hiện nay. Tuy nhiên, hiện nay năng lực giáo dục hướng nghiệp của sinh viên đều ở mức độ thấp và có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới việc đào tạo năng lực này cho sinh viên [3-5]. Muốn thay đổi điều này, cần phải có những biện pháp phù hợp nhằm nâng cao năng lực giáo dục hướng nghiệp cho sinh viên. Trên cơ sở phân tích thực trạng năng lực giáo dục hướng nghiệp của sinh viên, chúng tôi đề xuất những biện pháp nâng cao năng lực giáo dục hướng nghiệp cho sinh viên nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở trường đại học sư phạm. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp 2.1.1. Ðảm bảo đáp ứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS và THPT Bộ GD&ĐT đã ban hành Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS và THPT tại Điều 7, Tiêu chuẩn 4 trong Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT, theo đó người giáo viên phải đạt 6 tiêu chí cụ thể về NLGD [6]. Đó là những quy chuẩn, là thước đo NLGD của người giáo viên, trong đó có năng lực GDHN cần phải được đánh giá. Năng lực GDHN là một trong những NLGD cụ thể của người giáo viên trung ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Biện pháp nâng cao năng lực giáo dục hướng nghiệp cho sinh viên đại học sư phạm HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2019-0029 Educational Sciences, 2019, Volume 64, Issue 2A, pp. 117-127 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Trương Thị Hoa Khoa Tâm lí - Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài báo này nghiên cứu những nguyên tắc để đề xuất các biện pháp và trên cơ sở đó đưa ra những biện pháp nâng cao năng lực giáo dục hướng nghiệp (GDHN) cho sinh viên đại học sư phạm. Những biện pháp này bao gồm: Xây dựng yêu cầu cần đạt (Chuẩn đầu ra) về năng lực GDHN cho SV đại học sư phạm; Xây dựng quy trình phát triển năng lực GDHN cho SV sư phạm; Tổ chức sinh hoạt chuyên đề về nội dung, phương pháp phát triển năng lực GDHN cho SV sư phạm; Tăng cường thực hành nghiệp vụ sư phạm; Tổ chức các hình thức hoạt động trải nghiệm; Tổ chức dạy học lồng ghép/tích hợp kiến thức GDHN trong các môn học chuyên ngành; Kiểm tra, đánh giá năng lực GDHN. Từ khoá: Sinh viên, đại học sư phạm, năng lực, giáo dục hướng nghiệp, học sinh. 1. Mở đầu Từ trước đến nay, giáo dục hướng nghiệp luôn có vai trò quan trọng trong việc định hướng ngành nghề cho học sinh. Trong nhà trường phổ thông, hướng nghiệp là công việc của tập thể sư phạm nhằm giáo dục học sinh lựa chọn nghề một cách tốt nhất. Nghĩa là trong sự lựa chọn đó có sự phù hợp giữa nguyện vọng nghề nghiệp của cá nhân với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và có sự phù hợp giữa năng lực của cá nhân với đòi hỏi của nghề. Theo Đặng Danh Ánh: “Giáo dục hướng nghiệp là hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình, trong đó tập thể sư phạm nhà trường giữ vai trò quyết định nhằm giúp HS chọn nghề trên cơ sở khoa học” [1]. Như vậy giáo dục hướng nghiệp là một tổ hợp các hoạt động của nhà trường, gia đình và xã hội trong đó nhà trường đóng vai trò chủ đạo trong việc cung cấp tri thức, hình thành kĩ năng chọn nghề cho học sinh trên cơ sở đó học sinh lựa chọn nghề phù hợp với năng lực, tính cách, sở thích, giá trị của bản thân, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của gia đình và phù hợp với nhu cầu của xã hội”. Quyết định số 404/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 27 tháng 3 năm 2015 về Quyết định phê duyệt đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông đã nêu rõ định hướng “Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới phù hợp với hai giai đoạn của giáo dục phổ thông: Giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng Ngày nhận bài: 16/1/2019. Ngày sửa bài: 11/3/2019. Ngày nhận đăng: 18/3/2019. Tác giả liên hệ: Trương Thị Hoa. Địa chỉ e-mail: hoatlgd.dhsphn@gmail.com 117 Trương Thị Hoa nghề nghiệp… giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp đảm bảo học sinh tiếp cận với nghề nghiệp phù hợp với năng lực, nguyện vọng và chủ động chuẩn bị tốt cho giai đoạn giáo dục sau phổ thông” [2]. Trong nhà trường phổ thông, giáo dục hướng nghiệp được thực hiện thông qua nhiều con đường như: thông qua dạy học các môn học cơ bản, hoạt động trải nghiệm, tham vấn hướng nghiệp… Muốn thực hiện được các hoạt động này, đòi hỏi người giáo viên phải có năng lực giáo dục hướng nghiệp. Đào tạo theo tiếp cận năng lực là một trong những cách tiếp cận hiện đại và hiệu quả, góp phần chuẩn hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Kết quả đào tạo (đầu ra) là năng lực chuyên nghiệp cốt lõi của ngành nghề nhất định. Đánh giá kết quả đầu ra là đánh giá năng lực, đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu của thực tiễn nghề nghiệp và được xác định bởi chính nhà sử dụng nhân lực. Năng lực giáo dục hướng nghiệp (GDHN) là một trong những năng lực nghề nghiệp của người giáo viên. Vì vậy, các nhà trường sư phạm phải chú ý đào tạo, phát triển các năng lực nghề nghiệp cho sinh viên, trong đó có năng lực GDHN. Phát triển năng lực GDHN cho sinh viên sư phạm đòi hỏi phải có những cách làm mới, những biện pháp mới phù hợp với bối cảnh đổi mới giáo dục đại học hiện nay. Tuy nhiên, hiện nay năng lực giáo dục hướng nghiệp của sinh viên đều ở mức độ thấp và có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới việc đào tạo năng lực này cho sinh viên [3-5]. Muốn thay đổi điều này, cần phải có những biện pháp phù hợp nhằm nâng cao năng lực giáo dục hướng nghiệp cho sinh viên. Trên cơ sở phân tích thực trạng năng lực giáo dục hướng nghiệp của sinh viên, chúng tôi đề xuất những biện pháp nâng cao năng lực giáo dục hướng nghiệp cho sinh viên nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở trường đại học sư phạm. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp 2.1.1. Ðảm bảo đáp ứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS và THPT Bộ GD&ĐT đã ban hành Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS và THPT tại Điều 7, Tiêu chuẩn 4 trong Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT, theo đó người giáo viên phải đạt 6 tiêu chí cụ thể về NLGD [6]. Đó là những quy chuẩn, là thước đo NLGD của người giáo viên, trong đó có năng lực GDHN cần phải được đánh giá. Năng lực GDHN là một trong những NLGD cụ thể của người giáo viên trung ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Năng lực giáo dục hướng nghiệp Đại học sư phạm Giáo dục hướng nghiệp Biện pháp nâng cao năng lực giáo dục Phương pháp phát triển năng lực giáo dục hướng nghiệpGợi ý tài liệu liên quan:
-
9 trang 582 5 0
-
Tư vấn nghề nghiệp cho giới trẻ: Phần 2
52 trang 228 0 0 -
78 trang 151 0 0
-
Thực trạng liên kết trong nghiên cứu khoa học giữa các trường sư phạm
17 trang 55 0 0 -
11 trang 45 0 0
-
Giáo dục hướng nghiệp thời 4.0: Phần 1
157 trang 42 0 0 -
Giáo dục hướng nghiệp thời 4.0: Phần 2
138 trang 42 0 0 -
Đề xuất khung năng lực định hướng nghề nghiệp của học sinh trung học cơ sở
14 trang 38 0 0 -
Nghiên cứu Khung năng lực giáo dục hướng nghiệp của giáo viên trung học phổ thông hiện nay
6 trang 35 0 0 -
Xây dựng văn hóa chất lượng ở trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng
7 trang 34 0 0