Danh mục

Biện pháp phát triển năng lực giảng dạy của giáo viên các trung tâm giáo dục thường xuyên tại thành phố Hồ Chí Minh

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 346.21 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Biện pháp phát triển năng lực giảng dạy của giáo viên các trung tâm giáo dục thường xuyên tại thành phố Hồ Chí Minh trình bày những nghiên cứu về hệ thống năng lực dạy học của giáo viên theo tiếp cận năng lực thực hiện.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Biện pháp phát triển năng lực giảng dạy của giáo viên các trung tâm giáo dục thường xuyên tại thành phố Hồ Chí Minh BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRẦN HOÀI THANH Trường THPT Bùi Thị Xuân - TP. Hồ Chí Minh Tóm tắt: Nghiên cứu đề cập một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên nhằm đáp ứng nhu cầu giáo dục thường xuyên và trình bày những nghiên cứu về hệ thống năng lực dạy học của giáo viên theo tiếp cận năng lực thực hiện. Qua việc phân tích công việc, toàn bộ cấu trúc, nội dung của năng lực dạy học đã được làm rõ gồm: Năng lực thiết kế dạy học, năng lực tiến hành dạy học, năng lực kiểm tra, đánh giá dạy học và năng lực quản lý dạy học. Từ khóa: giải pháp, phát triển đội ngũ giáo viên, nhu cầu giáo dục.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Coi phát triển con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển kinhtế - xã hội, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt coi trọng nhân tố tri thức của con người. Vìvậy, trong công cuộc đổi mới đất nước, Đảng ta đã khẳng định giáo dục và đào tạo làquốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của nhà nước và của toàn dân. Với mục tiêu giáo dụcvà đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện có đạo đức, có tri thức, sức khoẻthẩm mỹ nghề nghiệp cần thực hiện đồng thời hai con đường, đó là giáo dục chính quyvà giáo dục thường xuyên (GDTX). Việc xây dựng và áp dụng chuẩn nghề nghiệp là một thực tiễn khách quan nhằmhỗ trợ cho việc đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục [3]. Do đó, Chuẩn nghề nghiệpđánh giá giáo viên (GV) THCS và THPT được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèmtheo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 sẽ là thước đo, là đích tới đểgiáo viên trung học tự đánh giá năng lực phẩm chất cá nhân, đồng thời là cơ sở để đánhgiá xếp loại, xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng giáo viên trung học hàng năm. Theo tổng kết của UNESCO, vai trò của người giáo viên đã có sự thay đổi theocác hướng sau đây: đảm nhận nhiều chức năng khác hơn so với trước, có trách nhiệmnặng hơn trong việc lựa chọn nội dung dạy học và giáo dục; chuyển mạnh từ chỗ truyềnthụ kiến thức sang tổ chức việc học của học sinh, sử dụng tối đa những nguồn tri thứctrong xã hội; coi trọng hơn việc cá biệt hóa học tập, thay đổi tính chất trong quan hệthầy trò; yêu cầu sử dụng rộng rãi hơn những phương tiện dạy học hiện đại do đó có yêucầu trang bị thêm các kiến thức, kĩ năng cần thiết; yêu cầu hợp tác rộng rãi và chặt chẽhơn với các giáo viên cùng trường, thay đổi cấu trúc trong mối quan hệ giữa các giáoviên với nhau; yêu cầu thắt chặt hơn mối quan hệ với cha mẹ học sinh và cộng đồng gópphần nâng cao chất lượng cuộc sống; yêu cầu giáo viên tham gia hoạt động rộng rãitrong và ngoài nhà trường; giảm bớt và thay đổi kiểu uy tín truyền thống trong quan hệvới học sinh nhất là đối với học sinh lớn và với cha mẹ học sinh. 450KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 Nhìn tổng quát có thể thấy chức năng của giáo viên rộng hơn, trong đó năng lực tổchức dạy học, năng lực phát triển chương trình là cơ bản, mở rộng các quan hệ trongđiều kiện phân hóa sâu, phạm vi quan hệ rộng - nhìn chung đó là sự thay đổi. Do vậy,phải đổi mới cách đào tạo giáo viên, cách bồi dưỡng giáo viên và điều chỉnh, phát triểnchuẩn đào tạo giáo viên theo các yêu cầu trên. Ở góc độ năng lực sư phạm, cần chú ýđến khuyến cáo 21 điểm của UNESCO “thầy giáo phải được đào tạo để trở thành nhữngnhà giáo dục nhiều hơn là những chuyên gia truyền đạt kiến thức” . Yêu cầu đối với giáo viên trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH-HĐH) trong thời hội nhập kinh tế quốc tế không cho phép ai đó qua loa đại khái vớicông việc, không hiểu việc, không biết làm việc. Năng lực của mỗi giáo viên khi đượcphát huy sẽ tạo nên chất lượng giáo dục toàn diện đạt hiệu quả cao. Cần có chiến lượcđào tạo chuyên sâu, tạo nên những con người thực sự tâm huyết với nghề. Đồng thời, việctuyển dụng phải đạt tối đa tiêu chuẩn chất lượng công việc yêu cầu. Mỗi cá nhân khiđược phát huy sở trường, nhiều cá nhân hợp thành đội ngũ gắn kết, làm việc có hiệu quả.Chính vì lẽ đó, việc phát triển đội ngũ GV đáp ứng nhu cầu GDTX cần được thực hiệntoàn diện về số lượng, chất lượng và cơ cấu.2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. Đối tượng Biện pháp quản lý nhằm phát triển đội ngũ giáo viên các trung tâm giáo dụcthường xuyên tại Tp. HCM.2.2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng các tài liệu như các văn kiện của Đảng về phát triển đất nước,phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ CNH-HĐH, Chiến lược phát triển giáo dụcgiai đoạn 2001 - 2010, Dự thảo chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2009 - 2020...;giáo trình, ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: