Danh mục

Biện pháp quản lí hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường tiểu học Hoàng Lâu, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 460.43 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Biện pháp quản lí hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường tiểu học Hoàng Lâu, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc đề xuất một số biện pháp quản lí hoạt động trải nghiệm nhằm nâng cao chất lượng hoạt động trải nghiệm ở Trường Tiểu học Hoàng Lâu, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc nói chung.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Biện pháp quản lí hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường tiểu học Hoàng Lâu, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc94 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC HOÀNG LÂU HUYỆN TAM DƯƠNG, TỈNH VĨNH PHÚC Bùi Mạnh Cường Trường Tiểu học Hoàng Lâu, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc Tóm tắt: Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục được tổ chức dưới sự hướng dẫn của nhà giáo dục. Tham gia vào hoạt động trải nghiệm, từng cá nhân học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động thực tiễn khác nhau của đời sống gia đình, nhà trường cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động. Điều này góp phần phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình. Trải nghiệm là hoạt động được coi trọng trong từng môn học; đồng thời trong kế hoạch giáo dục cũng bố trí các hoạt động trải nghiệm riêng, mỗi hoạt động này mang tính tổng hợp của nhiều lĩnh vực giáo dục, kiến thức, kỹ năng khác nhau. Trong bài viết này, chúng tôi đề xuất một số biện pháp quản lí hoạt động trải nghiệm nhằm nâng cao chất lượng hoạt động trải nghiệm ở Trường Tiểu học Hoàng Lâu, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc nói chung. Từ khóa: Biện pháp, hoạt động trải nghiệm, học sinh, quản lý, Trường Tiểu học Hoàng Lâu. Nhận bài ngày 27.4.2022; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 21.6.2022 Liên hệ tác giả: Bùi Mạnh Cường; Email: cuong.pgdtd@gmail.com1. MỞ ĐẦU Mục tiêu chương trình giáo dục tiểu học là nhằm giúp học sinh (HS) hình thành những cơsở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và cáckỹ năng cơ bản để HS tiếp tục học trung học cơ sở. Hoạt động trải nghiệm (HĐTN) hình thànhvà phát triển HS năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động,năng lực định hướng nghề nghiệp; đồng thời, góp phần hình thành phát triển các phẩm chấtchủ yếu và năng lực chung quy định trong chương trình giáo dục phổ thông mới [1]. TrườngTiểu học Hoàng Lâu, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc nằm trên địa bàn xã Hoàng Lâu,huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là khu vực có dân số tương đối đông nhưng trình độdân trí, kinh tế chưa thật đồng đều. Mặc dù vậy, nhà trường đã bước đầu quan tâm nhiều hơnđến HĐTN cho HS. Tuy nhiên, việc tổ chức các hoạt động này ở nhà trường vẫn còn gặp nhiềuTẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 61/2022 95khó khăn. Bài viết đề xuất một số biện pháp quản lí HĐTN cho HS ở Trường tiểu học HoàngLâu nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lí HĐTN trong nhà trường dựa trên cơsở phân tích một số các lí luận chung về HĐTN, quản lí HĐTN và thực trạng quản lí HĐTNcho HS ở nhà trường hiện nay.2. NỘI DUNG2.1. Một số khái niệm cơ bản Theo Từ điển Tiếng Việt, “trải có nghĩa là đã từng qua, từng biết, từng chịu đựng; cònnghiệm có nghĩa là kinh qua thực tế nhận thấy điều nào đó là đúng” [2, tr.1020]. Theo quanđiểm triết học, trải nghiệm là tiến trình tương tác giữa con người với con người, giữa conngười với môi trường thông qua các giác quan và các hoạt động nhằm tạo nên những biến đổitrong thế giới quan của con người [3]. Theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục phổ thông HĐTNvà HĐTN, hướng nghiệp thì “HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp là hoạt động giáo dục do nhàgiáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thựctế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổnghợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giảiquyết những vấn đề của thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi;thông qua đó, chuyển hoá những kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức mới, hiểu biết mới, kĩnăng mới góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, môitrường và nghề nghiệp tương lai [1]. Quản lí HĐTN là quá trình tác động có chủ đích của cánbộ quản lí (CBQL) nhà trường đến giáo viên (GV), HS và các lực lượng giáo dục trong các tổchức thực hiện các HĐTN nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện. Hay nói cách khác,quản lí HĐTN là quá trình thực hiện có định hướng và hợp quy luật các chức năng kế hoạchhóa, tổ chức chỉ đạo và kiểm tra nhằm đạt tới mục tiêu HĐTN phù hợp với mục tiêu giáo dụcchung đã đề ra.2.2. Thực trạng quản lí hoạt động trải nghiệm cho học sinh tại Trường Tiểu học HoàngLâu, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc2.2.1. Thực trạng nhận thức của c ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: