Danh mục

Biện pháp quản lý đổi mới kiểm tra - Đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường THPT huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình Nguyễn Văn Nhẫn

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 1,005.03 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Biện pháp quản lý đổi mới kiểm tra - Đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường THPT huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình Nguyễn Văn Nhẫn trình bày: Kiểm tra - đánh giá là hoạt động tất yếu nhằm xác định hiệu quả thực hiện mục tiêu dạy học, từ đó định hướng và thúc đẩy giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, áp dụng các phương pháp dạy học tích cực Hoạt động kiểm tra – đánh giá ở các trường trung học phổ thông huyện Bố Trạch những năm qua đã có những chuyển biến tích cực,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Biện pháp quản lý đổi mới kiểm tra - Đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường THPT huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình Nguyễn Văn NhẫnBIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐỔI MỚIKIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINHCÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNHNGUYỄN VĂN NHẪNTrường THPT Số 5 Bố Trạch, Quảng BìnhTóm tắt: Kiểm tra - đánh giá là hoạt động tất yếu nhằm xác định hiệu quảthực hiện mục tiêu dạy học, từ đó định hướng và thúc đẩy giáo viên đổi mớiphương pháp dạy học, áp dụng các phương pháp dạy học tích cực [2, tr.5].Hoạt động kiểm tra – đánh giá ở các trường trung học phổ thông huyện BốTrạch những năm qua đã có những chuyển biến tích cực; tuy nhiên vẫn còntồn tại những hạn chế nhất định. Việc nghiên cứu để tìm ra những giải phápnâng cao chất lượng kiểm tra – đánh giá nói riêng và chất lượng dạy học nóichung là yêu cầu cần thiết.1. ĐẶT VẤN ĐỀKiểm tra – đánh giá (KT – ĐG) là khâu cuối cùng của quá trình dạy học (QTDH), nóvừa là một nhân tố tạo nên QTDH, vừa tồn tại với tư cách là một phương pháp dạy học(PPDH). Vì vậy, trong quá trình DH, đổi mới PPDH đồng thời phải đổi mới KT - ĐG;hay nói cách khác, đổi mới KT - ĐG chính là đổi mới bộ phận quan trọng của PPDH [3,tr. 100].Ở nhà trường phổ thông, KT - ĐG đảm bảo tính chính xác và khách quan sẽ là động lựcthúc đẩy cả thầy và trò trong đổi mới PPDH, rèn luyện kỹ năng tự kiểm tra và tự đánhgiá cho học sinh..; tạo điều kiện để thầy và trò điều chỉnh lại hoạt động dạy học cho phùhợp. Đây cũng là cơ sở giúp các nhà cán bộ quản lý (CBQL) tìm kiếm và lựa chọn cácgiải pháp tối ưu nhằm nâng cao chất lượng dạy học.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỔI MỚI KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ Ở CÁC TRƯỜNGTHPT HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNHĐể đánh giá đúng thực trạng công tác quản lý KT - ĐG trong những năm qua ở cácTrường THPT huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, chúng tôi đã khảo sát và trao đổiphỏng vấn với 100 giáo viên, cán bộ QLGD và 118 học sinh thuộc 6 trường THPT trênđịa bàn. Kết quả khảo sát cho thấy, những năm qua, chất lượng giáo dục THPT tỉnhQuảng Bình nói chung, huyện Bố Trạch nói riêng đã đi vào thực chất và có chuyển biếntích cực. Các yếu tố đảm bảo chất lượng giáo dục ngày càng được cải thiện, trong đóquan trọng nhất là đội ngũ giáo viên đã từng bước được nâng cao trình độ, nắm vữngchương trình – sách giáo khoa, sử dụng thành thạo thiết bị dạy học, ứng dụng hiệu quảcông nghệ thông tin vào dạy học. Công tác chỉ đạo đổi mới PPDH, đổi mới KT - ĐGcủa các nhà trường diễn ra thường xuyên, tích cực hơn [4, tr. 8-9].Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm HuếISSN 1859-1612, Số 03(23)/2012, tr. 118-123BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐỔI MỚI KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP...119Tuy nhiên, việc đánh giá chất lượng giáo dục nói chung, kết quả học tập của học sinhnói riêng còn thiên về kinh nghiệm, thói quen. Ở các trường còn có tình trạng không ítgiáo viên chưa nắm vững và chưa thực sự bám chuẩn kiến thức, kỹ năng của chươngtrình nên chuẩn bị đề kiểm tra chưa đạt yêu cầu (ra đề quá khó hoặc quá dễ), lựa chọnnội dung và hình thức kiểm tra chưa hợp lý, chưa dành thời gian thích đáng để trả bàikiểm tra, sửa chữa sai sót “khai thác lỗi” để rèn luyện kỹ năng tư duy, hướng dẫn PPHTcho học sinh. Tình trạng chưa đảm bảo yêu cầu khách quan, chính xác, công bằng trongKT - ĐG, tiêu cực trong kiểm tra, thi cử còn khá phổ biến. Biểu hiện như: ít chấn chỉnhtình trạng học sinh thiếu trung thực khi làm bài, chấm bài chưa chính xác, bỏ sót lỗi,thiên vị khi cho điểm, nhận xét chung chung..., thiếu thân thiện, động viên, khích lệ họcsinh...Ngoài ra, vẫn còn bộ phận giáo viên chưa kết hợp một cách hợp lí hình thức tự luận vớitrắc nghiệm khách quan, hoặc chỉ áp dụng hình thức tự luận hoặc lạm dụng hình thứctrắc nghiệm khách quan. Nhìn chung trong kiểm tra, nhất là các môn khoa học xã hội –nhân văn (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, GDCD), cấu trúc đề còn nặng về ghi nhớ, tái hiệnkiến thức, coi nhẹ kiểm tra kiến thức ở mức độ thông hiểu bản chất vấn đề và kỹ năngvận dụng kiến thức.Kết quả điều tra cũng cho thấy, các trường đã có những cải tiến nhất định về phươngpháp và hình thức kiểm tra. Hình thức kiểm tra bằng trắc nghiệm khách quan được sửdụng tương đối phù hợp. Cấu trúc đề kiểm tra thường gồm 2 phần: phần trắc nghiệmkhách quan và phần tự luận; phần trắc nghiệm chiếm từ 2 đến 4 điểm, phần tự luận từ 6đến 8 điểm. Riêng đối với khối 12, ở các môn Tiếng Anh, Vật lý, Hóa học, Sinh học, đềkiểm tra bám sát theo dạng đề thi tốt nghiệp và đề thi tuyển sinh đại học, tức là bằngphương pháp trắc nghiệm. Yêu cầu của câu hỏi kiểm tra không chỉ dừng ở mức ghi nhớ,thuộc lòng mà còn yêu cầu học sinh phải hiểu và biết vận dụng tri thức một cách sángtạo. Kết quả khảo sát tại bảng 1 cho thấy: 100 học sinh (84,6%) cho rằng đề kiểm tra cómục đích hiểu, nhớ lý thuyết, biết cách sử dụng sáng tạo để làm bài; trong khi đó chỉ có12/118 học sinh (10,2%) cho rằng đề chỉ kiểm tra sự ghi nhớ và có đòi hỏi suy nghĩ vừaphải.Bảng 1. Đánh ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: