Biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục sức khỏe sinh sản cho sinh viên Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục sức khỏe sinh sản cho sinh viên Trường Đại học Kinh tế - Đại học HuếTẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 62A, 2010BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁCGIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN CHO SINH VIÊNTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC HUẾNguyễn Thị Thu HàBan Đào tạo Đại học, Đại học HuếTÓM TẮTXã hội ngày càng phát triển thì giáo dục sức khỏe sinh sản (GDSKSS), duy trì nòi giốngcàng được quan tâm, đặc biệt là GDSKSS cho thanh thiếu niên và SV. Đảng và Nhà nước ta rấtquan tâm đến vấn đề này, bởi hiện nay, SKSS thanh thiếu niên trên thế giới nói chung, Việt Namnói riêng đang rơi vào tình trạng báo động đáng lo ngại.Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế tuy mới thành lập nhưng đã có sự phát triển vàđã đạt được những thành công đáng kể. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Để gópphần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, cần phải nghiên cứu thực trạng và đề xuất đượccác biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác GDSKSS cho SV, nhất là trong thời kỳhội nhập như hiện nay.Những biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác GDSKSS cho SV mà chúngtôi đề xuất là: 1) Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ, giảng viên và SVvề quản lý công tác GDSKSS; 2) Thực hiện tốt kế hoạch hóa quản lý công tác GDSKSS; 3) Tổchức, triển khai tốt việc thực hiện kế hoạch quản lý công tác GDSKSS: 4) Phối hợp quản lý chặtchẽ giữa quá trình giáo dục của nhà trường với gia đình, cộng đồng, xã hội và sự tự giáo dụccủa cá nhân sinh viên; 5) Động viên, tổ chức hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để SV tham gianghiên cứu khoa học với các đề tài có liên quan.1. Đặt vấn đềPhát triển giáo dục đào tạo là một trong những động lực thúc đẩy sự nghiệp côngnghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, là điều kiện phát huy nguồn lực con người. Xã hộicàng phát triển thì vấn đề giáo dục sức khỏe sinh sản (GDSKSS), duy trì nòi giống càngđược quan tâm, đặc biệt là GDSKSS cho thanh thiếu niên, vì đây là đối tượng có tiềmnăng to lớn, quyết định sự lớn mạnh và thịnh vượng của đất nước.Đảng và Nhà nước ta đã đề ra Chiến lược quốc gia về sức khỏe sinh sản (SKSS)trong giai đoạn 2001 - 2010: Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm xây dựng và chỉđạo thực hiện chương trình giáo dục về giới, về SKSS [ 1, tr. 14]. Đây là bước đi rất cóý nghĩa, vì hiện nay, SKSS thanh thiếu niên trên thế giới nói chung, Việt Nam nói riêngđang rơi vào tình trạng báo động đáng lo ngại. Chiến lược này càng có ý nghĩa đối vớisinh viên trong xu thế hội nhập, mở rộng giao lưu giữa các quốc gia, các luồng văn hóa,79bởi bên cạnh những yếu tố văn hóa tích cực, có không ít những yếu tố ảnh hưởng tiêucực đến giới trẻ Việt Nam, đặc biệt là đối tượng SV.Là một trong những trường mới thành lập, công tác giáo dục đào tạo của TrườngĐại học Kinh tế - Đại học Huế (Trường ĐHKT - ĐH Huế) có sự phát triển về cả quy mô,số lượng và chất lượng. Sau một thời gian hoạt động, công tác GDSKSS cho SV đã cónhững thành công đáng kể, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Do đó, việc nghiêncứu thực trạng và đề xuất được các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tácGDSKSS cho SV, nhất là trong thời kỳ hội nhập như hiện nay là một vấn đề luôn có tínhthời sự.2. Thực trạng công tác GDSKSS cho SV Trường ĐHKT - ĐH HuếĐể tìm hiểu thực trạng quản lý công tác GDSKSS cho SV Trường ĐHKT - ĐHHuế, chúng tôi đã phối hợp các phương pháp điều tra, phỏng vấn, quan sát, phân tích vàđánh giá, tổng kết kinh nghiệm, lấy ý kiến chuyên gia,... Từ đó sử dụng phương pháp thốngkê toán học để xử lý kết quả nghiên cứu.Đặc biệt trong phương pháp điều tra chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng phiếuđiều tra với 340 SV 4 khóa thuộc 4 khoa (Kinh tế, Quản trị Kinh doanh, Kế toán, Tàichính ngân hàng) thuộc Trường ĐHKT - ĐH Huế, trong đó:+ SV năm thứ nhất:92, chiếm 27%+ SV thành thị:197, chiếm 58%+ SV năm thứ hai:85, chiếm 25%+ SV nông thôn:143, chiếm 42%+ SV năm thứ ba:87, chiếm 26%+ SV nữ ở nông thôn: 73, chiếm 21%+ SV năm thứ tư:76, chiếm 22%+ SV nữ ở thành thị: 103, chiếm 31%+ SV nam:166, chiếm 49%+ SV nam ở nông thôn: 70, chiếm 20%+ SV nữ:174, chiếm 51%+ SV nam ở thành thị: 94, chiếm 28%- 76 cán bộ (CB) giảng dạy, CB quản lý (Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Ban chấphành Công đoàn, Phòng chức năng, Ban chủ nhiệm khoa...), cán bộ Hội sinh viên và cánbộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Trường ĐHKT- ĐH Huế.- Trực tiếp phỏng vấn một số đối tượng và trao đổi với những đơn vị đã đượccông nhận có thành tích tốt trong công tác quản lý GDSKSS cho SV nhằm thu thậpthêm những thông tin cần thiết có liên quan đến đề tài nghiên cứu.- Tham khảo ý kiến của các chuyên gia (cán bộ Ủy ban Dân số kế hoạch hóa giađình thuộc Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế) để tìm hiểu các nội dung, phương pháp, phạmvi và hiệu quả hoạt động, hệ thống các vấn đề lớn trong công trình nghiên cứu.Nội dung của phiếu điều tra tìm hiểu về:- Thực trạng nhận thức về SKSS của ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Giáo dục sức khỏe sinh sản Công tác giáo dục sức khỏe sinh sản Đại học Huế Sức khỏe sinh sản Sức khỏe sinh sản thanh thiếu niên Công tác kế hoạch hoáGợi ý tài liệu liên quan:
-
10 trang 120 0 0
-
92 trang 109 1 0
-
99 trang 61 0 0
-
11 trang 60 0 0
-
Giáo trình Tổ chức quản lý sản xuất (Nghề: Công nghệ ôtô) - Trường Cao đẳng Hàng hải II
116 trang 54 0 0 -
Khảo sát đặc điểm các trường hợp áp-xe phần phụ được phẫu thuật tại bệnh viện Từ Dũ
8 trang 46 0 0 -
8 trang 44 0 0
-
80 trang 38 0 0
-
Nghiên cứu ảnh hưởng của u xơ tử cung đến kết quả thụ tinh trong ống nghiệm
7 trang 37 0 0 -
Hành vi sử dụng các biện pháp tránh thai của nữ công nhân nhập cư ở Bình Dương
7 trang 36 0 0 -
Sử dụng biện pháp tránh thai của phụ nữ trong độ tuổi sinh sản ở Tây Nguyên hiện nay
7 trang 35 0 0 -
Cẩm nang về sức khỏe phụ nữ: Phần 1
90 trang 35 0 0 -
5 trang 34 0 0
-
Tư vấn lồng ghép về sức khoẻ tình dục và sức khoẻ sinh sản (Tài liệu dành cho giảng viên)
286 trang 33 0 0 -
Khảo sát kiến thức của phụ nữ độ tuổi sinh đẻ về dị tật bẩm sinh tại xã Dân Tiến năm 2020
5 trang 32 0 0 -
Thực trạng kĩ năng giao tiếp của sinh viên trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
10 trang 32 0 0 -
Nghiên cứu hiệu quả truyền ối trong điều trị thiểu ối tại Bệnh viện phụ sản Hải Phòng
4 trang 32 0 0 -
5 trang 31 0 0
-
Những thay đổi phổ biến trong thai kỳ
5 trang 31 0 0 -
Bài giảng Kế hoạch hóa phát triển - Chương 2: Đổi mới công tác kế hoạch hóa ở Việt Nam (Năm 2022)
9 trang 30 0 0