Danh mục

Biên soạn giáo trình tiếng Anh chuyên ngành cho sinh viên đại học sư phạm

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 132.60 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

The paper starts by looking at the reality of designing and teaching ESP at some universities of education in Vietnam, and thus points out the necessity of providing ESP course designers with essential knowledge and skills so that they can develop an effective course and compile a suitable course book.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Biên soạn giáo trình tiếng Anh chuyên ngành cho sinh viên đại học sư phạm JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci. 2010, Vol. 55, No. 8, pp. 158-166 BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Lê Kim Dung Trường Đại học Sư phạm Hà Nội1. Mở đầu Giáo dục đại học tại Việt Nam đang từng bước phát triển theo xu hướng hộinhập với thế giới. Xu hướng này chắc chắn cũng tác động vào các trường đại học sưphạm (ĐHSP), nơi cung cấp nguồn lao động chính cho ngành giáo dục. Sinh viêncác trường sư phạm có nhiều cơ hội mới như điều kiện nghiên cứu tài liệu chuyênngành của các nước, dự giờ giảng, seminar khoa học với chuyên gia nước ngoài,thu thập thông tin khoa học từ internet,. . . Tuy nhiên, để tận dụng được nhữngthuận lợi đó, sinh viên phải đối mặt với thách thức của hai công cụ quan trọng: khảnăng sử dụng công nghệ thông tin và khả năng sử dụng tiếng Anh. Môn tiếng Anh(môn ngoại ngữ nói chung) nằm trong khối kiến thức chung bắt buộc thuộc khungchương trình đào tạo sinh viên ngành sư phạm của các trường đại học. Tuy nhiênphần tiếng Anh đại cương (TAĐC) lâu nay vẫn được giảng dạy chưa đủ để đáp ứngnhu cầu giao lưu trong môi trường khoa học của người học. Khái niệm Tiếng Anhchuyên ngành (TACN) đã trở nên quen thuộc trong các trường đại học nói chung,các trường sư phạm ở Việt Nam nói riêng. Ngày càng có nhiều giáo viên trực tiếptham gia thiết kế chương trình và viết giáo trình TACN cho các chuyên ngành đangđược giảng dạy tại trường mình như ĐHSP Hà Nội, ĐHSP Đà Nẵng, ĐHSP thànhphố Hồ Chí Minh... Quan sát và tìm hiểu về việc biên soạn giáo trình TACN củacác trường cũng như từ kinh nghiệm bản thân trong một quá trình dài tham giaxây dựng khung chương trình và viết giáo trình TACN cho sinh viên và khối thạcsĩ khoa học tại trường ĐHSP Hà Nội, tác giả xin trình bày một vài suy nghĩ về việcthiết kế và biên soạn giáo trình TACN.158 Biên soạn giáo trình tiếng Anh chuyên ngành cho sinh viên đại học sư phạm2. Nội dung nghiên cứu2.1. Giới thiệu về tiếng Anh chuyên ngành2.1.1. Thế nào là tiếng Anh chuyên ngành? Để trả lời câu hỏi nghe chừng đơn giản này, Anthony phát biểu: “TACN đãtrải qua một thời kì dài phát triển và trưởng thành, và do vậy mọi người đều chorằng những người trực tiếp tham gia vào lĩnh vực này hiểu rõ thế nào là TACN.Điều kì lạ là thực tế không chứng minh điều đó.” (Anthony, L.) [2]. Hầu hết các giáo viên đều hiểu TACN là tiếng Anh được sử dụng trong phạmvi chuyên môn của người học như kinh doanh, hàng không, giải trí. . . Cách hiểu nàykhông sai, nhưng cũng không hoàn toàn chính xác. Trong thực tế, không phải baogiờ người học đến với các chương trình TACN cũng là để phục vụ chuyên môn củamình, mà còn có thể do một nhu cầu hay một sở thích riêng. Hơn nữa, khái niệmchuyên ngành thường rất rộng về phạm vi chuyên môn, đa dạng trong kĩ năng sửdụng. Thí dụ trong ngành Hóa học có: Hóa đại cương, Hóa phân tích, Hóa sinh. . . ;trong cùng một chuyên ngành Giáo dục tiểu học có người học chỉ để phát triển kĩnăng đọc hiểu để đọc tài liệu, có người học kĩ năng nghe, nói để tham gia hội thảokhoa học. Ngay cả khi có cùng chuyên ngành hẹp thì trình độ tiếng của người họccũng có thể khác nhau. Điều đó chỉ ra một thực tế là: khó có thể tìm được một giáotrình TACN có sẵn nào phù hợp hoàn toàn cho một nhóm đối tượng cụ thể. Tom Hutchinson đã đưa ra một định nghĩa khái quát: “TACN thực chất làmột cách tiếp cận giảng dạy ngôn ngữ mà trong đó tất cả những quyết định về nộidung cũng như phương pháp giảng dạy đều dựa trên mục đích cụ thể của ngườihọc” [11]. Cách nhìn nhận này cũng được Tony Dudley-Evans, đồng biên tập Tạpchí TACN quốc tế (English for Specific Purposes: An international journal) chia sẻ.Dudley-Evans cho rằng đặc điểm chung của TACN là “đáp ứng đúng nhu cầu cụ thểcủa một nhóm học viên”, và phải sử dụng những phương pháp cũng như hoạt độngnhằm đạt được mục đích cụ thể đó (Dudley-Evans, Anthony, L trích dẫn) [1].2.1.2. Đối tượng của tiếng Anh chuyên ngành Một điều mà các giáo viên giảng dạy tiếng Anh rất dễ nhận ra khi so sánhđối tượng của tiếng Anh đại cương (ESL: English as a Second Language or GeneralEnglish) với tiếng Anh chuyên ngành (ESP: English for Specific Purposes) là TAĐCthường mang tính đại trà, được sử dụng trong sinh hoạt giao tiếp hàng ngày, phùhợp cho mọi đối tượng và thường tập trung phát triển đồng đều 4 kĩ năng nghe,nói, đọc, và viết; còn TACN thường mang tính biệt lập hơn vì nó thường chỉ đượcsử dụng trong một môi trường học, làm việc cụ thể bởi một nhóm người có cùng 159 Lê Kim Dungchuyên môn hoặc cùng mối quan tâm. Với đặc thù đó, đối tượng của TACN thường là người lớn, hay đúng hơn lànhững người đang theo học, hoặc làm việc trong một môi trường chuyên môn cụthể. Sinh viên các trường sư phạm thì có cùng một chuyên ngành rộng là giáo dụcvà một chuyên ngành hẹp hơn thuộc về chuyên môn riêng của họ như Vật lí, Sinhhọc, Ngôn ngữ, Giáo dục Mầm non. . .2.1.3. Những thay đổi trong phương pháp giảng dạy TACN Vào những năm 1960, dạy TACN có nghĩa là dạy từ vựng chuyên ngành mộtcách riêng rẽ, độc lập. Giảng viên soạn một bảng (list) từ chuyên ngành, giải thíchnghĩa từng từ, rồi dịch từ đó sang tiếng mẹ đẻ của người học, có thể kèm theo mộtvài thí dụ minh họa. Người học có nhiệm vụ học thuộc lòng bảng từ vựng đó. Khiphương pháp tiếp cận lấy người học làm trung tâm trở nên phổ biến (1980s) thìcác chương trình dạy TACN bắt đầu chú trọng vào việc tìm hiểu nhu cầu của ngườihọc trước khi thiết kế chương trình. Người thiết kế cũng quan tâm đến những yếutố ngoài từ vựng như bối cảnh sử dụng từ, mối liên hệ của một thuật ngữ chuyênngành với các từ kết hợp với nó. . . Đến những ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: