Biển trong đời sống văn hóa của cộng đồng cư dân ven biển huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 275.17 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết đánh giá dấu ấn của biển thể hiện trong văn hóa sinh kế, văn hóa ẩm thực, văn hóa tín ngưỡng và lễ hội cổ truyền của cư dân ven biển huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Chúng tôi tiếp cận vấn đề từ góc độ khu vực học, đặt cộng đồng cư dân ven biển huyện Hậu Lộc trong bối cảnh của điều kiện tự nhiên, môi trường lịch sử - kinh tế - xã hội để có cái nhìn rộng hơn về bối cảnh chung toàn vùng ven biển xứ Thanh, và vùng ven biển Bắc Trung Bộ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Biển trong đời sống văn hóa của cộng đồng cư dân ven biển huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 31. 2016 BIỂN TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA CỘNG ĐỒNG CƯ DÂN VEN BIỂN HUYỆN HẬU LỘC, TỈNH THANH HÓA Nguyễn Thị Việt Hưng1 TÓM TẮT Kết quả nghiên cứu khẳng định, trong suốt quá trình hình thành và phát triển; các cộng đồng dân cư ven biển huyện Hậu Lộc bám chặt biển, lấy biển là nguồn lực chính để thực hiện các hoạt động sinh kế nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của mình. Từ lõi của văn hóa sinh kế các giá trị văn hóa vật chất, tinh thần của cư dân ven biển huyện Hậu Lộc dần được hình thành có hệ thống và mang đậm bản sắc của người Việt trước biển. Từ khóa: Đời sống văn hóa, cộng đồng dân cư, biển Hậu Lộc. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ GS. Trần Quốc Vượng trong công trình: “Lại góp bàn về việc nghiên cứu văn hóa Việt nam”2 đã đưa ra quan điểm: Văn hóa là thế ứng xử, năng động của một cộng đồng (ứng xử tập thể) hay một cá nhân (ứng xử cá nhân) đứng trước thiên nhiên, xã hội to nhỏ và đứng trước chính mình. Văn hóa là lối sống (mode devie), là nếp sống (train de vie), tập thể và cá nhân. Ông đã khẳng định rằng văn hóa trước hết là một sự trả lời, một sự ứng phó của một cộng đồng cư dân trước những thách thức của điều kiện địa lý, khí hậu và sau đó là sự trả lời, ứng phó trước những thách thức của điều kiện xã hội lịch sử. Như vậy thiên nhiên chính là mệnh đề số một quyết định và tạo nên các giá trị văn hóa của một vùng, miền hay của một cộng đồng cư dân bất kỳ nào. Trên dặm dài lịch sử hình thành và phát triển của tiểu vùng duyên hải xứ Thanh, Hậu Lộc là địa bàn ghi dấu sự xuất hiện sớm nhất của người Việt cổ với hai di chỉ văn hóa quan trọng Gò Trũng (nằm trong nền văn hóa Đa Bút, xã Phú Lộc), Hoa Lộc (nằm trong nền văn hóa Hoa Lộc, xã Hoa Lộc). Là những cư dân sinh sống ven biển, tạo nên các nền văn hóa khảo cổ tồn tại suốt hàng vạn năm, chủ nhân của các nên văn hóa trên đã thích ứng với môi trường biển và hướng những hoạt động khai thác của mình vào các tài nguyên biển. Từ thế kỷ XIII trở đi, công cuộc khai hoang lấn biển ở vùng đất ven biển Hậu Lộc diễn ra mạnh mẽ, quy tụ hàng trăm dòng họ từ nhiều miền quê khác nhau đến đây lập nghiệp, nhanh chóng tạo nên một cộng đồng cư dân đông đảo và có tính cố kết cao. Trên cơ sở những điều kiện tự nhiên, người Hậu Lộc đã sớm tạo ra những hoạt động sinh kế phong phú, đa dạng với nhiều ngành nghề cổ truyền khác nhau nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của 1 Giảng viên, Phòng QLKH&CN, trường Đại học Hồng Đức 2 Lại góp bàn về việc nghiên cứu văn hóa Việt Nam (tr.503), trích trong tuyển tập Văn hóa Việt Nam những hướng tiếp cận liên ngành; Trần Quốc Vượng, Trần Quốc Khanh, Trần Thúy Anh, Trần Phương Anh, Phan Quang Anh (2015); NXB. Văn hóa Dân tộc, HN. 109 TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 31. 2016 cộng đồng mình. Sự phát triển của nghề nghiệp gắn liền với khai thác, sử dụng tài nguyên biển nhằm thỏa mãn những nhu cầu khác nhau của con người; trên nền tảng của các hoạt động sinh kế đó, các giá trị đời sống văn hóa3 của cộng đồng cư dân ven biển huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa dần được hình thành có hệ thống, mang đậm bản sắc riêng độc đáo. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tập trung đánh giá dấu ấn của biển thể hiện trong văn hóa sinh kế, văn hóa ẩm thực, văn hóa tín ngưỡng và lễ hội cổ truyền của cư dân ven biển huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Chúng tôi tiếp cận vấn đề từ góc độ khu vực học, đặt cộng đồng cư dân ven biển huyện Hậu Lộc trong bối cảnh của điều kiện tự nhiên, môi trường lịch sử - kinh tế - xã hội để có cái nhìn rộng hơn về bối cảnh chung toàn vùng ven biển xứ Thanh, và vùng ven biển Bắc Trung Bộ. 2. NỘI DUNG 2.1. Dấu ấn biển trong văn hóa sinh kế Xét về góc độ sinh kế biển, trong rất nhiều nghiên cứu của mình, GS.Ngô Đức Thịnh đã khẳng định nguồn gốc cư dân nông nghiệp của người Việt cổ:“Người Việt không có nguồn gốc biển mà cơ bản là cư dân sống ở vùng trước núi tràn xuống khai thác đồng bằng lầy trũng rồi lấn biển và khai thác biển.”4 Đối với người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ, yếu tố biển trong văn hóa truyền thống không thật đậm nét, có thể nói là “xa rừng, nhạt biển”, cơ cấu kinh tế có sự gắn kết chặt chẽ giữa nông nghiệp và ngư nghiệp, trong đó nông nghiệp giữ vai trò chính, vai trò chủ chốt trong đời sống của cư dân. Trong quá trình Nam tiến chiếm lĩnh vùng đồng bằng ven biển; Hậu Lộc nói riêng và Thanh Hóa nói chung có thể xem là một điểm nhấn đánh dấu sự gia tăng của tính biển trong cả đời sống và văn hóa của cư dân (đồng bằng Thanh Hoá là đồng bằng rộng nhất ở Trung Bộ, diện tích bằng 1/2 diện tích của các đồng bằng Trung Bộ cộng lại, tức khoảng 3000 km2, đất đai cũng màu ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Biển trong đời sống văn hóa của cộng đồng cư dân ven biển huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 31. 2016 BIỂN TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA CỘNG ĐỒNG CƯ DÂN VEN BIỂN HUYỆN HẬU LỘC, TỈNH THANH HÓA Nguyễn Thị Việt Hưng1 TÓM TẮT Kết quả nghiên cứu khẳng định, trong suốt quá trình hình thành và phát triển; các cộng đồng dân cư ven biển huyện Hậu Lộc bám chặt biển, lấy biển là nguồn lực chính để thực hiện các hoạt động sinh kế nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của mình. Từ lõi của văn hóa sinh kế các giá trị văn hóa vật chất, tinh thần của cư dân ven biển huyện Hậu Lộc dần được hình thành có hệ thống và mang đậm bản sắc của người Việt trước biển. Từ khóa: Đời sống văn hóa, cộng đồng dân cư, biển Hậu Lộc. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ GS. Trần Quốc Vượng trong công trình: “Lại góp bàn về việc nghiên cứu văn hóa Việt nam”2 đã đưa ra quan điểm: Văn hóa là thế ứng xử, năng động của một cộng đồng (ứng xử tập thể) hay một cá nhân (ứng xử cá nhân) đứng trước thiên nhiên, xã hội to nhỏ và đứng trước chính mình. Văn hóa là lối sống (mode devie), là nếp sống (train de vie), tập thể và cá nhân. Ông đã khẳng định rằng văn hóa trước hết là một sự trả lời, một sự ứng phó của một cộng đồng cư dân trước những thách thức của điều kiện địa lý, khí hậu và sau đó là sự trả lời, ứng phó trước những thách thức của điều kiện xã hội lịch sử. Như vậy thiên nhiên chính là mệnh đề số một quyết định và tạo nên các giá trị văn hóa của một vùng, miền hay của một cộng đồng cư dân bất kỳ nào. Trên dặm dài lịch sử hình thành và phát triển của tiểu vùng duyên hải xứ Thanh, Hậu Lộc là địa bàn ghi dấu sự xuất hiện sớm nhất của người Việt cổ với hai di chỉ văn hóa quan trọng Gò Trũng (nằm trong nền văn hóa Đa Bút, xã Phú Lộc), Hoa Lộc (nằm trong nền văn hóa Hoa Lộc, xã Hoa Lộc). Là những cư dân sinh sống ven biển, tạo nên các nền văn hóa khảo cổ tồn tại suốt hàng vạn năm, chủ nhân của các nên văn hóa trên đã thích ứng với môi trường biển và hướng những hoạt động khai thác của mình vào các tài nguyên biển. Từ thế kỷ XIII trở đi, công cuộc khai hoang lấn biển ở vùng đất ven biển Hậu Lộc diễn ra mạnh mẽ, quy tụ hàng trăm dòng họ từ nhiều miền quê khác nhau đến đây lập nghiệp, nhanh chóng tạo nên một cộng đồng cư dân đông đảo và có tính cố kết cao. Trên cơ sở những điều kiện tự nhiên, người Hậu Lộc đã sớm tạo ra những hoạt động sinh kế phong phú, đa dạng với nhiều ngành nghề cổ truyền khác nhau nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của 1 Giảng viên, Phòng QLKH&CN, trường Đại học Hồng Đức 2 Lại góp bàn về việc nghiên cứu văn hóa Việt Nam (tr.503), trích trong tuyển tập Văn hóa Việt Nam những hướng tiếp cận liên ngành; Trần Quốc Vượng, Trần Quốc Khanh, Trần Thúy Anh, Trần Phương Anh, Phan Quang Anh (2015); NXB. Văn hóa Dân tộc, HN. 109 TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 31. 2016 cộng đồng mình. Sự phát triển của nghề nghiệp gắn liền với khai thác, sử dụng tài nguyên biển nhằm thỏa mãn những nhu cầu khác nhau của con người; trên nền tảng của các hoạt động sinh kế đó, các giá trị đời sống văn hóa3 của cộng đồng cư dân ven biển huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa dần được hình thành có hệ thống, mang đậm bản sắc riêng độc đáo. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tập trung đánh giá dấu ấn của biển thể hiện trong văn hóa sinh kế, văn hóa ẩm thực, văn hóa tín ngưỡng và lễ hội cổ truyền của cư dân ven biển huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Chúng tôi tiếp cận vấn đề từ góc độ khu vực học, đặt cộng đồng cư dân ven biển huyện Hậu Lộc trong bối cảnh của điều kiện tự nhiên, môi trường lịch sử - kinh tế - xã hội để có cái nhìn rộng hơn về bối cảnh chung toàn vùng ven biển xứ Thanh, và vùng ven biển Bắc Trung Bộ. 2. NỘI DUNG 2.1. Dấu ấn biển trong văn hóa sinh kế Xét về góc độ sinh kế biển, trong rất nhiều nghiên cứu của mình, GS.Ngô Đức Thịnh đã khẳng định nguồn gốc cư dân nông nghiệp của người Việt cổ:“Người Việt không có nguồn gốc biển mà cơ bản là cư dân sống ở vùng trước núi tràn xuống khai thác đồng bằng lầy trũng rồi lấn biển và khai thác biển.”4 Đối với người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ, yếu tố biển trong văn hóa truyền thống không thật đậm nét, có thể nói là “xa rừng, nhạt biển”, cơ cấu kinh tế có sự gắn kết chặt chẽ giữa nông nghiệp và ngư nghiệp, trong đó nông nghiệp giữ vai trò chính, vai trò chủ chốt trong đời sống của cư dân. Trong quá trình Nam tiến chiếm lĩnh vùng đồng bằng ven biển; Hậu Lộc nói riêng và Thanh Hóa nói chung có thể xem là một điểm nhấn đánh dấu sự gia tăng của tính biển trong cả đời sống và văn hóa của cư dân (đồng bằng Thanh Hoá là đồng bằng rộng nhất ở Trung Bộ, diện tích bằng 1/2 diện tích của các đồng bằng Trung Bộ cộng lại, tức khoảng 3000 km2, đất đai cũng màu ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Biển trong đời sống văn hóa Đời sống văn hóa Cộng đồng cư dân ven biển Bản sắc của người Việt Dấu ấn biển trong văn hóa sinh kếGợi ý tài liệu liên quan:
-
198 trang 172 0 0
-
136 trang 32 0 0
-
Thư viện với mục tiêu phát triển bền vững
6 trang 28 0 0 -
Nghệ thuật sân khấu và đời sống văn hóa sân khấu Việt Nam: Phần 1
454 trang 27 0 0 -
11 trang 24 0 0
-
Hàn lưu trong đời sống văn hóa của người Việt Nam
9 trang 24 0 0 -
Vai trò của thiết chế văn hóa cơ sở trong xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam hiện nay
7 trang 23 0 0 -
Cộng đồng người Hoa - Minh Hương ở thương cảng Hội An
8 trang 21 0 0 -
Yếu tố văn học và âm nhạc trong nghệ thuật Múa rối nước
4 trang 21 0 0 -
TÍNH 'THỐNG NHẤT TRONG ĐA DẠNG' CỦA VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG ĐÔNG NAM Á
156 trang 21 0 0