Theo thông cáo trên thì: “Đối tượng tham gia triển lãm là tất cả thanh niên có năng khiếu mỹ thuật, có sự say mê mỹ thuật, sống, học tập, cư ngụ tại TP. HCM, không nhất thiết là Hội viên của Hội; độ tuổi giới hạn từ 40 trở xuống… “Điều kiện đối với tác phẩm tham gia triển lãm là đủ mọi thể loại, chất liệu, khuynh hướng sáng tác gồm sơn dầu, sơn mài, acrylic, tranh lụa, chất liệu tổng hợp, màu nước, giấy dán, tranh đồ họa, kỹ thuật số, tượng tròn, phù điêu, nghệ thuật...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Biennale Mỹ thuật trẻ TP.HCM lần II: Thật khó tin!
Biennale Mỹ thuật trẻ TP.HCM lần II: Thật khó tin!
Theo thông cáo trên thì:
“Đối tượng tham gia triển lãm là tất cả thanh niên có năng khiếu mỹ
thuật, có sự say mê mỹ thuật, sống, học tập, cư ngụ tại TP. HCM,
không nhất thiết là Hội viên của Hội; độ tuổi giới hạn từ 40 trở
xuống…
“Điều kiện đối với tác phẩm tham gia triển lãm là đủ mọi thể loại, chất
liệu, khuynh hướng sáng tác gồm sơn dầu, sơn mài, acrylic, tranh lụa,
chất liệu tổng hợp, màu nước, giấy dán, tranh đồ họa, kỹ thuật số,
tượng tròn, phù điêu, nghệ thuật sắp đặt,…; là tác phẩm mới sáng tác
trong năm 2010 và 2011 của cá nhân hoặc nhóm tác giả; phải có nội
dung lành mạnh, không vi phạm những quy định của Bộ VHTTDL...”
(quy định về những gì nhỉ?)
Thông cáo báo chí cũng nói rõ:
“Triển lãm tập hợp lực lượng trẻ có năng khiếu, say mê sáng tạo nghệ
thuật thị giác trong phạm vi TP.HCM, tạo điều kiện, kích thích sự sáng
tạo của các nghệ sĩ trẻ, sinh viên mỹ thuật từ tuổi 40 trở xuống…“
Thông tin trên giấy thật hấp dẫn, phải không các bạn?! Toàn những
“trẻ” là “trẻ” Nhưng thực tế thì sao?
Sân trường Mỹ thuật, một phần nơi trưng bày sáng tác trong
Biennale, buổi sáng sau ngày khai mạc (vì là chủ nhật hay sao mà
sinh viên thì thư giãn còn xe máy thì... ngắm tác phẩm trưng bày)
Tác phẩm được mấy chú xe máy dựng gần như sát rạt là “Cuối ngày”
của Phạm Đình Tiến, điêu khắc, composite, giải Khuyến khích.
Cạnh đó là tác phẩm giải Nhì, Chọi trâu, Trần Mai Hữu Quý, điêu
khắc, composite, đồng thời được mượn làm chỗ chăng dây điện phục
vụ khai mạc (?!)
Tác phẩm khác ngay cạnh bục khai mạc là Khát, Trần NG. Minh Thư,
điêu khắc, composite.
BTC có ý thức khi chạy dòng chữ Biennale 2011 trên tất cả bảng ghi
chú tác phẩm nhưng về chất liệu, kích thước, năm sáng tác, thể loại…
thì lại rất sơ sài.
Nên tác phẩm “Sơn Tinh Thủy Tinh” này chẳng hạn, ba chiều mà ghi
gọn lỏn có một chiều là 70 cm, làm bằng “poly”!
Hay “Hy vọng” này dĩ nhiên không phải chỉ bằng sắt như bảng tên…
… sơ sài này.
Bên cạnh đó, còn có sự khó hiểu, như tác phẩm rõ ràng là mô phỏng
nhân vật Don Quixote…
… nhưng lại được chú thích là Phù Đổng (?!)
Trên tranh có khi còn nguyên số thứ tự…
Bảng tên tranh thì lệch lạc.
Có cái vừa dán số thứ tự, vừa dán miếng băng keo đỏ (bán rồi à? Hay
vì sao nhỉ?)
Lần này có 3 sắp đặt. Sắp đặt được giải Khuyến khích có tên “Phương
Đông” của nhóm tác giả Huỳnh Văn Lai - Ngụy Ngọc Mai được làm từ
bát ăn cơm, đũa, thóc, trấu, thạch cao... cùng rất nhiều thứ phụ kiện
khác...
Đây là bản thông điệp + ý tưởng của Phương Đông, được bày như 1
phần của tác phẩm (?!)
Đây là tác phẩm sắp đặt giành giải Nhì, “Tìm.... lạc... soi và bản ngã”,
của nhóm 4 bạn Trần Ngọc Quỳnh Anh, Võ Ngọc Lam Chi, Đinh Thị
Thanh Tuyền, Đình Bích Vân. Tác phẩm bao gồm những tấm giấy hình
chữ nhật có đính các mảnh gương vỡ ở mặt trong được treo lơ lửng
xung quanh một cột gương (bốn bề đều có gắn gương).
Và đây là thông điệp của họ (bạn chịu khó bấm thẳng vào hình để đọc
mà còn hiểu tác phẩm nhé!).
Tác phẩm sắp đặt “Sống ảo”, nhóm Happy!!! (sao không lấy luôn tên
nhà mình là Hạnh phúc nhỉ?)
…cùng thông điệp, phác thảo trên máy tính của họ. Miêu tả: một hình
người được ghép từ linh kiện máy tính, ngồi trên đài sen được xếp từ
các máy tính cũ, hỏng, chính giữa ngực của nhân vật còn có một hình
trái tim, được thắp điện màu đỏ và đập phập phồng, rất nhộn!
Một góc triển lãm, sau giờ học vẽ tại trường, một nhóm trẻ em vào đây
nô đùa…
… các bé hồn nhiên sử dụng tác phẩm như cái ghế băng.
Cái từ Biennale (từ tiếng Italia) tuy chỉ có nguyên nghĩa là định kỳ 2
năm/lần cho một sự kiện/hoạt động nào đó, nhưng riêng với Mỹ thuật,
nhờ có Venice Biennale (Biennale năm nay là lần thứ 54, diễn ra từ
ngày 4. 6 đến 24. 11), mà từ này trở thành một thuật ngữ chỉ các liên
hoan nghệ thuật có quy mô nhất định (toàn quốc, khu vực hoặc quốc tế)
với những tiêu chuẩn nhất định về cách trưng bày, không gian, bộ phận
curator, hội đồng nghệ thuật... Và một yêu cầu tối thiểu là biennale phải
có chủ đề xuyên suốt... Chính vì thế, cái tên Biennale Mỹ thuật trẻ TP.
HCM (bandroll có kèm thêm phần tiếng Anh (sai về cách dùng từ khi
coi biennale như một cái tên riêng của art exhibition): the 2nd
biennale art exhibition for the young artists)... dễ gây hiểu lầm về tiêu
chuẩn của sự kiện này.
Sau hai vòng triển lãm, cảm giác chung là buồn đến chóng mặt, khi
thấy sức trẻ của sáng tạo chạy mất tiêu nơi nào, chỉ còn ở đây sự già
cỗi, mỏi mệt và đơn điệu... Còn bạn có muốn xem các tác phẩm khác
nữa không? Hãy còm-men để Soi và Hải Bằng phục vụ bạn nhé. Còn
bạn nào ở thành phố HCM thì chịu khó đi xem đi, cho biết mùi vị
biennale nhà mình.
...