Thông tin tài liệu:
“Người kiêu ngạo thường huỷ hoại bản thân bởi sự kiêu ngạo của mình”.
Biết mình biết người Câu nói trên của Shakespear đã khẳng định tác hại khôn lường của sự kiêu ngạo. Kiêu ngạo là kẻ thù lớn nhất của thành công. Tuy rằng ai cũng hiểu được triết lý trên, nhưng trong cuộc sống, những người thất bại vì kiêu ngạo nhiều không kể xiết. Đó chính là điểm yếu trong bản tính của con người. Đầu càng ngẩn cao bao nhiêu thì chân càng dễ vấp phải đá bấy nhiêu – lý lẽ thì ai ai cũng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Biết mình biết người
Biết mình biết người
“Người kiêu ngạo thường huỷ hoại bản thân bởi sự kiêu ngạo của mình”.
Biết mình biết người
Câu nói trên của Shakespear đã khẳng định tác hại khôn lường của sự kiêu
ngạo. Kiêu ngạo là kẻ thù lớn nhất của thành công.
Tuy rằng ai cũng hiểu được triết lý trên, nhưng trong cuộc sống, những người
thất bại vì kiêu ngạo nhiều không kể xiết. Đó chính là điểm yếu trong bản tính
của con người.
Đầu càng ngẩn cao bao nhiêu thì chân càng dễ vấp phải đá bấy nhiêu – lý lẽ
thì ai ai cũng hiểu, nhưng khi thực hiện không dễ dàng chút nào.
Một số doanh nghiệp thường đánh giá quá cao thực lực của mình, có tư tưởng
coi thường những doanh nghiệp có thực lực kém hơn. Chính điều này dẫn đến
những thất bại mà họ không ngờ tới.
Hãng giải khát nổi tiếng thế giới Coca – Cola đã phạm phải sai lầm “Diệt cỏ
không diệt tận gốc”. Đối thủ cạnh tranh duy nhất của Coca – Cola là Pepsi –
Cola. Pepsi – Cola đã 3 lần đổi chủ, nhưng vẫn không tìm ra lối thoát, nên
đành chịu lép vế xin được sáp nhập với Coca – Cola với giá cực rẻ.
Nếu như Coca – Cola không coi thường Pepsi – Cola, không từ chối yêu cầu
của Pepsi – Cola, mà nhân cơ hội đối thủ đứng bên bờ vực phá sản tìm cách
thu phục, thì sau này Coca – Cola đã bớt được một đối thủ cạnh tranh đáng
gờm. Sau khi bị Coca – Cola từ chối, Pepsi – Cola đã nổ lực vươn lên vượt
qua những tháng ngày gian khổ, Pepsi – Cola đã khẳng định lại vị thế của
mình, và trở thành hãng giải khát duy nhất có thể đối đầu được với Coca –
Cola.
Ván cờ giữa các doanh nghiệp lớn và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thường
diễn ra rất phức tạp. Hai bên vừa có mối quan hệ hợp tác, lại vừa có sự cạnh
tranh. Nếu doanh nghiệp lớn cho rằng những doanh nghiệp vừa và nhỏ không
đáng để quan tâm, thì rất có thể trong quá trình cạnh tranh lâu dài những
doanh nghiệp lớn sẽ dần dần bị nuốt chửng. Mỗi doanh nghiệp đều phải tất
yếu trải qua quá trình phát triển từ yếu đến mạnh, hoặc quá trình suy thoái từ
mạnh thành yếu – điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật phát triển của sự
vật hiện tượng trên thế giới.
Hay nói cách khác, mỗi doanh nghiệp cần phải khách quan trong việc đánh
giá đối thủ cạnh tranh không bao giờ dùng ánh mắt kiêu ngạo để nhìn nhận
đối thủ.
Lời bình:
“Biết mình biết người trăm trận trăm thắng”. Triết lý trong quân sự trước kia
vẫn còn nguyên ý nghĩa đối với hoạt động cạnh tranh trên thương trường hiện
nay.