Kĩ năng địa lí là một phần trong chương trình địa lí phổ thông giữ vị trí hết sức quan trọng, giúp cho học sinh biết cách trình bày một biểu đồ, phân tích một bảng số liệu, vẽ lược đồ và cách đọc một át lát địa lí… Cuốn Kĩ năng địa lý - Phần 1 của ThS. Nguyễn Duy Hòa giúp người học nắm được các kĩ năng biểu đồ, phân tích bảng số liệu, vẽ lược đồ Việt Nam và đọc Át lát địa lý. Chúc bạn học tốt.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Biểu đồ và kỹ năng thể hiện - Kĩ năng địa lý: Phần 1 Kĩ năng địa lý – ThS. Nguyễn Duy Hòa – Đại học Đà Nẵng MỞ ĐẦU Kĩ năng địa lí là một phần trong chương trình địa lí phổ thông giữ vị trí hết sức quan trọng, giúpcho học sinh biết cách trình bày một biểu đồ, phân tích một bảng số liệu, vẽ lược đồ và cách đọc một átlát địa lí… Trong đó, kĩ năng vẽ, nhận xét biểu đồ thường chiếm thời lượng nhiều hơn so với các bài họcthực hành khác, biểu đồ địa lí thường được lồng ghép vào hầu hết các bài học về lí thuyết, đặc biệt trongchương trình địa lí lớp 9 và lớp 12. Biểu đồ có thể hiểu một cách khái quát: “Biểu đồ, thực chất là một hình vẽ có tính trực quan caocho phép mô tả: Động thái phát triển của một hiện tượng địa lý; Thể hiện qui mô, độ lớn của một đạilượng nào đó; So sánh tương quan về độ lớn giữa các đại lượng; Thể hiện tỉ lệ cơ cấu thành phần củamột (hoặc nhiều tổng thể) có cùng một đại lượng; Thể hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu các thành phầnqua một số năm...” Biểu đồ chính là hình ảnh thu nhỏ về một mảng kiến thức được khái quát hoá bằng một hình vẽcụ thể; khi quan sát trên biểu đồ ta có thể thấy được sự thay đổi của sự vật hiện tượng địa lý, hay sự pháttriển của một ngành, một vùng lãnh thổ nào đó theo thời gian hoặc không gian; đây chính là các bài họcvề lý thuyết trên cơ sở thực hành. Biểu đồ được sử dụng rộng rãi trong từng bài học cụ thể, trong các kỳ thi học kỳ, cuối cấp, thi tốtnghiệp ở các trường phổ thông. Trong các kì thi tuyển sinh vào Đại học và Cao đẳng trong cả nước, BộGiáo dục – Đào tạo lại đặc biệt chú trọng đến phần kỹ năng địa lý, trong đề thi bào giờ cũng có một câuhỏi về kĩ năng biểu đồ, thang điểm cho phần này thường chiếm 30% - 35% tổng số điểm bài thi, nhưng đểđạt điểm cao của phần thực hành lại rất thấp. Nguyên nhân chính là do ở các trường phổ thông thiếu mộttài liệu hướng dẫn cụ thể, chi tiết về kỹ thuật thể hiện biểu đồ; đã vậy trong một số tài liệu, khi trình bàycác loại biểu đồ, đôi lúc đôi nơi cũng chưa có sự nhất quán về những qui tắc thể hiện biểu đồ, điều này đãgây hạn chế không nhỏ đối với giáo viên địa lý giảng dạy ở bậc phổ thông và càng gây khó khăn hơn đốivới việc học tập của học sinh. Để giải quyết tình trạng trên, chúng tôi trình bày tóm tắt một số vấn đề về kỹ năng địa lý (biểu đồ,phân tích bảng số liệu, vẽ lược đồ Việt Nam…). Trong đó đi sâu hơn vào việc trình bày cách các dạngbiểu đồ thường gặp theo một qui trình thống nhất, dễ hiểu, sát với chương trình, phù hợp với trình độnhận thức của học sinh. Đây cũng sẽ là tài liệu giúp cho các thầy cô giáo giảng dạy Địa lí tham khảo vậndụng vào trong bài giảng của mình. Với học sinh, đây là tài liệu hết sức quan trọng được sử dụng trong tấtcả các bài học về địa lí, là cơ sở ban đầu để học sinh làm quen và có kĩ năng thành thạo khi xây dựng biểuđồ, biết cách nhận xét, phân tích các biểu đồ đã vẽ gắn với nội dung bài học Phần nội dung, chúng tôi trình bày hai phần chính: Phần thứ nhất: Kỹ năng địa lý, bao gồm biểu đồ - kỹ năng thể hiện; Phân tích bảng số liệu thốngkê và vẽ lược đồ Việt Nam… Phần thứ hai: Các bài tập thực hành, các bài tập thực hành học sinh sẽ tự giải quyết khi đã hiểuđược kĩ năng thể hiện các biểu đồ đã trình bày ở trên. Nguồn tư liệu, chúng tôi thống nhất lấy từ một nguồn của Tổng cục Thống kê. Tuy nhiên, sẽkhông tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự đóng góp ý kiến chân thành của các nhà giáo, các bạnđồng nghiệp để chúng tôi tiếp tục hoàn hoàn thiện. Thư góp ý xin gửi về: nguyenduyhoadn@gmail.com.vn. Tác giả ======================================================================== Trang 1 Kĩ năng địa lý – ThS. Nguyễn Duy Hòa – Đại học Đà Nẵng PHẦN THỨ NHẤT KĨ NĂNG BIỂU ĐỒ, PHÂN TÍCH BẢNG SỐ LIỆU, VẼ LƯỢC ĐỒ VIỆT NAM VÀ ĐỌC ÁT LÁT ĐỊA LÍA. BIỂU ĐỒ - KĨ THUẬT THỂ HIỆNI. BIỂU ĐỒ1. Hệ thống các biểu đồ và phân loại. Biểu đồ địa lý rất đa dạng, ta thường gặp trong các tài liệu sách báo trình bày về các lĩnh vực kinh tếhay trong các phòng triển lãm; Cách thể hiện biểu đồ có thể khác nhau, ví dụ trong các phòng triển lãm,người ta thường cách điệu hóa chúng dưới dạng không gian ba chiều, nhưng vẫn thể hiện được tính chấtkhách quan về mặt khoa học. Đối với khoa học Địa lí, chúng ta cũng gặp khá đầy đủ các dạng biểu đồkhác nhau trong lĩnh vực địa lí tự nhiên (biểu đồ về khí hậu, khí tượng, thuỷ văn…) hay trong địa lý kinhtế - xã hội (biểu đồ về dân cư – dân tộc, tình hình phát triển kinh tế của các ngành, các vùng…), cách thểhiện cũng đa dạng tùy thuộc vào yêu cầu của bài viết, hay một công trình nghiên cứu khoa học cụ thể. ...