Danh mục

BIỂU HIỆN BỆNH DẠI

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 188.32 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm do virus dại gây nên.- Bệnh lây từ động vật bị dại sang người qua vết thương, thường do động vật cắn. - Bệnh biểu hiện viêm não tuỷ cấp tính, đặc biệt là biểu hiện viêm hành tuỷ, cuối cùng dẫn đến tử vong nếu chưa thu được miễn dịch trước khi phát bệnh. - Hiện nay đã có nhiều loại vắc-xin phòng bệnh dại có hiệu quả.2. Tác nhân gây bệnh - Virus dại thuộc giống Lyssavirus, họ Rhabdoviridae. - Virus hình đầu đạn, mang ARN sợi đơn mã âm...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BIỂU HIỆN BỆNH DẠI BỆNH DẠI1. Đại cương:- Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm do virus dại gây nên.- Bệnh lây từ động vật bị dại sang người qua vết thương, thường do động vật cắn.- Bệnh biểu hiện viêm não tuỷ cấp tính, đặc biệt là biểu hiện viêm hành tuỷ, cuốicùng dẫn đến tử vong nếu chưa thu được miễn dịch trước khi phát bệnh.- Hiện nay đã có nhiều loại vắc-xin phòng bệnh dại có hiệu quả.2. Tác nhân gây bệnh- Virus dại thuộc giống Lyssavirus, họ Rhabdoviridae.- Virus hình đầu đạn, mang ARN sợi đơn mã âm tính.- Virus không chịu được pH dưới 3 hoặc trên 11 và bị bất hoạt bởi tia cực tím, ánhsáng mặt trời, làm khô và phơi nhiễm với formalin, phenol, ether, trypsin, β-propiolacton và các chất tẩy rửa.- Virus dại phân lập từ mô thần kinh của động vật mắc bệnh trong điều kiện thiênnhiên được gọi là virus dại đường phố với đặc điểm thời kỳ ủ bệnh dài, khả năng 1gây bệnh cao. Sau khi cấy truyền nhiều lần trên não của động vật thí nghiệm, virusdại được gọi là virus dại cố định với đặc điểm có thời gian ủ bệnh ngắn, gây bệnhcảnh bại liệt trên động vật nhưng mất khả năng gây bệnh cho người nên được sửdụng để sản xuất vắc-xin.3. Dịch tễ học3.1. Ổ chứa, vectơ và phương thức lây truyền:- Các động vật máu nóng vừa là ổ chứa vừa là vectơ lây truyền bệnh. Các động vậtnày có thể là chó, mèo, cáo, chó sói, chó rừng, chồn hôi, gấu mèo, dơi, dơi hút máu.- Virus lây nhiễm qua da hoặc niêm mạc. Động vật bị dại cắn, cào, liếm hoặc dínhnước bọt lên da bị trợt hoặc niêm mạc của người sẽ có thể truyền virus dại chongười. Khoảng trên 90% các trường hợp dại của người là do chó cắn.- Các nguồn truyền bệnh dại hay gặp: + Dại đường phố: do chó thả rông + Dại hoang dã: do cáo (châu Âu), gấu mèo (Mỹ), chồn (Nam Phi), gấu (Rumani). + Dại của dơi: do dơi hút máu (Trung-Nam Mỹ), dơi ăn quả và côn trùng (trên khắp thế giới).3.2. Phân bố và tỷ lệ mắc 2- Trên thế giới mỗi năm ước tính sơ bộ có 55.000 người chết vì bệnh dại. Bên cạnhđó mỗi năm có khoảng 10 triệu người phải tiêm vắc-xin phòng dại sau khi tiếp xúcvới động vật nghi ngờ.- Bệnh lưu hành ở các nước đang phát triển châu Á (90% các trường hợp), châu Phi,Nam Mỹ là do chó thả rông; ở châu Âu là do cáo còn ở châu Mỹ là do dơi hút máu.- Ở Việt Nam trước đây dại là một bệnh lưu hành. Từ khi Chương trình phòngchống dại quốc gia được triển khai, hiện bệnh chỉ còn gặp lẻ tẻ ở các địa phương.4. Sinh bệnh học- Sau khi xâm nhập cơ thể qua tổn thương da-niêm mạc, virus dại tồn tại trong vếtcắn một thời gian rồi nhân lên tại các tế bào cơ, sau đó xâm nhập sợi trục của tế bàothần kinh và di chuyển hướng tâm theo sợi trục này về trung ương thần kinh cả tuỷvà não, chất trắng lẫn chất xám.- Tại hệ thần kinh trung ương, virus gây ra hiện tượng tế bào chết theo chương trình(apoptosis), từ đó dẫn đến các biểu hiện lâm sàng.- Virus có mặt trong n ước bọt, nước tiểu, dịch não tuỷ và tập trung nhiều ở tiểu não,cuống não và các hạch nền sọ. Ngoài ra còn có thể thấy virus ở các mô khác trongcơ thể như cơ xương, cơ tim, thận, tuỷ thượng thận, tuyến tuỵ...- Tổn thương giải phẫu bệnh đặc hiệu của bệnh dại là tiểu thể Negri. Đây là một thểvùi quan sát được trong nguyên sinh chất tế bào thần kinh của sừng Ammon, vỏ 3não, cuống não, tế bào Purkinje của tiểu não và hạch tuỷ sống lưng. Tiểu thể này từ1-7 µm hình bầu dục, bắt màu đỏ eosin chứa nucleocapsid virus bên trong.5. Lâm sàngThể điển hình của bệnh là thể hung dữ. Bên cạnh đó còn gặp thể bại liệt, chiếmkhoảng 20% các trường hợp. 45.1. Thời kỳ nung bệnh- Trung bình 40 ngày, có thể ngắn 7-10 ngày hoặc dài đến 3-4 tháng hay thậm chívài năm (hiếm).- Thời kỳ này hoàn toàn không có biểu hiện gì.5.2. Thời kỳ khởi phát:- Kéo dài 1-4 ngày- Yếu tố thuận lợi để khởi phát bệnh thường là một stress thể chất hoặc tinh thần.- Bệnh nhân có thể sốt, đau đầu, khó chịu, đau cơ, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn vànôn, viêm họng, ho khan.- Triệu chứng gợi ý: dị cảm, kiến bò, đau ở khu vực vết thương rồi ngứa lan khắpngười, thay đổi tính tình, bệnh nhân trông âu sầu trầm lặng, có những lúc cười khócvô cớ.- Thường bệnh nhân mất ngủ.- Bệnh nhân có thể rối loạn tiểu tiện, đái khó.5.3. Thời kỳ toàn phát:- Thường thì bệnh nhân tới viện trong thời kỳ này.- Bắt đầu là quá trình tăng kích thích vận động và cảm giác. 5 + Tri giác hoàn toàn tỉnh táo + Bệnh nhân trong trạng thái hưng phấn, kích động quá mức, không ngủ được cho dù dùng các thuốc an thần gây ngủ. + Tăng cảm giác quan với ánh sáng nhẹ, tiếng ồn, sờ mó rồi ngay cả với cơn gió nhẹ, nghe thính, mũi tinh.- Khám c ...

Tài liệu được xem nhiều: