Bệnh sốt mò là bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn Orientia tsutsugamushi gây ra qua trung gian mò Leptotrombidium. - Bệnh biểu hiện bằng sốt li bì, phát ban và nổi hạch. Nếu không được điều trị bệnh sẽ có những biến chứng nặng, tổn thương nhiều cơ quan nội tạng dễ dẫn đến tử vong.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BIỂU HIỆN BỆNH SỐT MÒ BỆNH SỐT MÒ1. ĐẠI CƯƠNG- Bệnh sốt mò là b ệnh nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn Orientia tsutsugamushi gâyra qua trung gian mò Leptotrombidium.- Bệnh biểu hiện bằng sốt li b ì, phát ban và nổi hạch. Nếu không được điều trị bệnhsẽ có những biến chứng nặng, tổn thương nhiều cơ quan nội tạng dễ dẫn đến tửvong.- Bệnh điều trị đặc hiệu đ ược bằng kháng sinh nh ư Tetracyclin, Doxycyclin...2. TÁC NHÂN GÂY BỆNH- Vi khuẩn gây sốt mò - Orientia tsutsugamushi (trước kia gọi là Rickettsiaorientalis hoặc R. tsutsugamushi) – là vi khu ẩn Gram(-), ký sinh nội bào. Orientiabắt màu Giemsa hoặc Gimenez, mọc trong túi thể vàng của phôi gà và một loạt cácdòng tế b ào nuôi cấy.- Các chủng orientia có tính chất kháng nguyên rất đa dạng, do có sự khác biệt trongcấu trúc của các protein vỏ. Sự khác biệt về mặt kháng nguyên của các chủngorientia có th ể xác định bằng các phương pháp huyết thanh học và k ỹ thuật sinh họcphân tử. 1- Ba chủng orientia cổ điển là Karp, Kato và Gilliam; ngoài ba chủng này, đã có hơn30 chủng huyết thanh khác được xác định.3. DỊCH TỄ HỌC- Sốt mò phân bổ ở Châu Á - Thái Bình Dương, trên một vùng địa lý rộng lớn códiện tích khoảng 13.000.000 km2, với khoảng một tỷ người có nguy cơ bị mắc bệnh,và, ước tính, khoảng 1 triệu ca bệnh xuất hiện mỗi năm.- Sốt mò là nguyên nhân gây bệnh quan trọng cho dân cư tại các vùng bệnh lưuhành; binh lính tác chiến tại các vùng dịch tễ và khách du lịch cũng là những đốitượng dễ bị mắc bệnh.- Sốt mò là bệnh của động vật, chủ yếu là các động vật gặm nhấm và các đ ộng vậtcó xương sống nhỏ khác thuộc lớp thú. Một vùng địa lý có thể có nhiều chủngorientia cùng tồn tại. Tính đa dạng này có vai trò quan trọng trong dịch tễ học củasốt mò tại địa phương- Ổ b ệnh và côn trùng trung gian truyền bệnh là mò Leptotrombidium như L.akamushi, L. deliense, L. fletcheri, L. pallidum, L. scutellare, L. arenicola và một sốloài mò khác. + Ấu trùng là giai đoạn phát triển duy nhất của mò ký sinh ở các động vật có xương sống, chủ yếu là chuột và các thú nhỏ khác trong lớp gặm nhấm, có thể đốt người. 2 + Mò nhiễm orientia truyền vi khuẩn cho đời sau qua trứng và qua các giai đoạn phát triển. + Sinh cảnh tự nhiên của mò thường là những nơi có cây cỏ thấp hoặc thảm thực vật chuyển tiếp, bao gồm bìa rừng, bờ sông suối, khoảng đất trống trong rừng sau khi khai thác cây to và có cỏ mọc thứ phát, ruộng bỏ hoang, các cánh đồng lúa và cả các khoảng đất vườn ven các đô thị lớn. Ở những nơi này, đ ất xốp và ẩm, phù hợp với các giai đoạn tự d ưỡng của mò, có nhiều thú nhỏ là vật chủ ký sinh của giai đoạn ấu trùng. + Mật độ của mò thay đổi theo mùa, cao nhất là vào các tháng mùa mưa ở những n ước có khí hậu ấm, và các tháng có nhiệt độ cao ở những vùng khí hậu ôn đới. Sự thay đổi về số lượng/mật độ của quần thể mò là một yếu tố ảnh hưởng đến tần suất mắc sốt mò ở vùng b ệnh lưu hành.- Việt Nam nằm trong vùng lưu hành của sốt mò. Các loài chuột và thú nhỏ - vậtchủ ký sinh của ấu trùng mò Leptotrombidium - có mặt đông đúc và phân bổ rộngrãi ở nước ta; mò L .deliense cũng đư ợc phát hiện ở hầu hết các vùng lãnh thổ vớimật độ cao. Những ca sốt mò đầu tiên được báo cáo trong y văn là vào những năm1920 và đầu 1930. Sau năm 1954 cho đến nay, nhiều ổ dịch sốt mò đ ã được pháthiện tại các vùng rừng núi và h ải đảo ở vùng núi phía Bắc, Tây Nguyên, Trung Bộ;tuy nhiên, vùng lưu hành thực sự của sốt mò có thể rộng lớn hơn rất nhiều, bao gồmnhiều địa phương và nhiều vùng trong cả nước và cần được nghiên cứu thêm. Cácca bệnh sốt mò được phát hiện vào tất cả các tháng trong năm, cao điểm là từ tháng 35 đến tháng 1 1 là thời gian phát triển mạnh của mò. Tất cả các lứa tuổi đều có thểmắc sốt mò.4. SINH BỆNH HỌC- Người bị nhiễm sốt mò khi rơi vào vòng lưu hành tự nhiên của bệnh và bị ấu trùngmò đốt.- Sau khi xâm nhập qua da, orientia nhân lên tại chỗ, tạo thành nốt sần, tiến triểnthành nốt phỏng và vết loét hoại tử có vảy.- Trong cơ th ể người, orientia phát triển trong các tế bào nội mạc các mạch máu nhỏở tất cả các cơ quan và phủ tạng như phổi, gan, lách, thận, n ão, tim, gây tổn thươngvà biểu hiện ở các cơ quan này.5. LÂM SÀNG- Thời gian ủ bệnh kéo d ài từ 6 ngày đến 21 ngày (trung bình từ 9 đến 12 ngày).- Thời kỳ khởi phát bệnh có thể đột ngột hoặc bán cấp, sau một vài ngày mệt mỏi,đau đ ầu, sốt nhẹ.- Thời kỳ toàn phát: thường gặp sốt, vết loét ngo ài da, phát ban, sưng hạch lymphô,tổn thương ở các cơ quan và phủ tạng. + Sốt: sốt thường liên tục, có hình cao nguyên, đôi khi dao động; nhiệt độ có thể lên tới 40oC hoặc h ơn. Bệnh nhân có cảm giác rét run h ...