Danh mục

BIỂU HIỆN HỘI CHỨNG CO GIẬT

Số trang: 21      Loại file: pdf      Dung lượng: 139.65 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Co giật là một rối loạn thần kinh thường gặp ở trẻ em , tần suất 3 – 5%. Co giật không phải là một bệnh mà chỉ là triệu chứng của một bệnh lý thần kinh nào đó cần được khảo sát kỹ nhằm có kế hoạch điều trị thích hợp. Co giật được định nghĩa là rối loạn chức năng não kịch phát không tự ý, có thể có biểu hiện gồm giảm hay mất tri giác, hoạt động vận động bất thường, rối loạn hành vi, rối loạn cảm giác, rối loạn hệ thần kinh tự...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BIỂU HIỆN HỘI CHỨNG CO GIẬT HỘI CHỨNG CO GIẬT A. Giới thiệu Co giật là một rối loạn thần kinh th ường gặp ở trẻ em , tần suất 3 – 5%. Co giật không phải là một bệnh mà chỉ là triệu chứng của một bệnh lý thần kinh nào đó cần được khảo sát kỹ nhằm có kế hoạch điều trị thích hợp. Co giật được định nghĩa là rối loạn chức năng não kịch phát không tự ý, có thể có biểu hiện gồm giảm hay mất tri giác, hoạt động vận động bất th ường, rối loạn hành vi, rối loạn cảm giác, rối loạn hệ thần kinh tự chủ. Động kinh được định nghĩa như là co giật tái đi tái lại không liên quan đến sốt hay tổn thương não cấp. 1 B. Cơ chế gây co giật Mặt dù cơ chế chính xác chưa được biết, nhưng người ta biết rằng có nhiều yếu tố sinh lý góp phần vào việc gây co giật. Để bắt đầu co giật phải có một nhóm nơron thần kinh có khả năng phóng điện đột ngột và một hệ thống ức chế GABA. Việc lan truyền co giật phụ thuộc vào việc kích thích hệ glutamat ở các synap. Người ta biết rằng co giật có thể xuất phát từ các vùng nơron chết vì từ các vùng này của não sẽ tạo thuận lợi cho sự phát triển nhiều synap tăng kích thích mà chính nó có thể gây ra co giật. Người ta cũng thấy rằng tác nhân di truyền chiếm đến 20% ca động kinh. Đó l à do sự bất thường của nhiễm sắc thể gây ra. C. Nguyên nhân gây co giật Tình trạng thiếu ôxy não do ngạt, do viêm phổi. - Xuất huyết não – màng não: thường xảy ra ở những trẻ khi đẻ phải can - thiệp (giác hút, forcept) hoặc chuyển dạ kéo dài hoặc do giảm prothrombin trong máu do thiếu vitamin K Dị tật bẩm sinh ở não: bệnh rối loạn nhiễm sắc thể. - Do rối loạn chuyển hóa: hạ đường huyết, giảm canxi máu - 2 Do tăng huyết áp đột ngột gặp trong bệnh viêm cầu thận cấp , hẹp động - mạch thận, u tủy thượng thận. Do ngộ độc thuốc hay hóa chất - Sốt cao do nhiễm trùng hay bệnh động kinh - 3 D. Thể lâm sàng Sốt cao co giật I. Định nghĩa : Cơn co giật xảy ra trong bệnh cảnh có sốt mà chỉ có sốt được xem là nguyên nhân chính gây co giật . Đây là chẩn đoán loại trừ Người ta chia làm 2 dạng 1. Sốt cao co giật đơn giản: Đặc điểm Tuổi :từ 6 tháng tới 5 tuổi - Sốt trên 38,5ºC - Cơn giật < 10 phút và giật kèm gồng toàn thân - Không yếu liệt sau cơn. Không tiền căn bệnh thần kinh. Không dấu thần - kinh khu trú. Không cần làm EEG, CT scan, MRI, có thể chọc dò DNT. - Không cần phải điều trị phòng ngừa. - 2. Sốt cao co giật phức tạp: 4 Đặc điểm Tuổi: Nhỏ hơn 1 tuổi - Cơn giật > 10 phút. Co giật thường khu trú . Giật nửa người. Có yếu liệt - sau cơn giật. Có tiền căn bệnh thần kinh. Khám LS thần kinh bất thường. - XN : EEG, CT Scan, MRI Điều trị : cần phải điều trị phòng ngừa(sodium valproate) - 5 Động kinh II. 50% trẻ em có sốt cao co giật tái phát và một số nhỏ của chúng có cơn sốt cao co giật tái phát nhiều lần, yếu tố nguy cơ để tiến triển sang động kinh bao gồm: - Tiền sử gia đình có người bị động kinh - Sốt cao co giật trước 9 tháng tuổi - Cơn co giật kéo dài hay không điển hình - Chậm phát triển các bước phát triển tâm lý. - Có dấu hiệu thần kinh bất thường khi thăm khám. Phân loại động kinh 1. Co giật khu trú - Khu trú đơn giản - Vận động - Cảm giác - Tự chủ 6 - Tâm thần - Khu trú phức tạp - Khởi đầu với mất ý thức - Khu trú với lan tỏa thứ phát 2. Cơn co giật lan tỏa - Cơn vắng - Điển hình - Không điển hình - Lan tỏa tăng trương lực và run giật - Tăng trương lực - Run giật - Myoclonic - Giảm trương lực - Co giật trẻ em 3. Co giật không xếp loại được 7 Co giật ở trẻ sơ sinh III. Co giật sơ sinh biểu hiện rất đa dạng, đôi khi kín đáo dễ bỏ sót. - Cử động bất thường hoặc thay đổi trương lực cơ của thân và chi: co giật - toàn thân hoặc khu trú, gồng cứng kiểu mất vỏ hoặc mất não hoặc giảm trương lực cơ toàn thân. Cử động bất thường ở mặt, miệng, lưỡi: mút, chu miệng, nhai… - Cử động bất thường ở mắt: nhìn một chỗ, giật nhãn cầu kiểu nystamus. - Hệ thần kinh thực ...

Tài liệu được xem nhiều: