Danh mục

BIỂU HIỆN HỘI CHỨNG PHÙ DO BỆNH THẬN

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 213.17 KB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phù là tình trạng ứ nước ở khoang gian bào, do nhiều nguyên nhân khác nhau. Phù là triệu chứng lâm sàng hay gặp và xuất hiện sớm trong bệnh cầu thận. Vị trí: phù hai mi mắt, phù trước xương chày, quanh mắt cá, mu bàn chân, vùng cùng cụt làm mất nếp nhăn trên da, mất các hõm tự nhiên quanh mắt cá chân, phù mềm ấn lõm rõ rệt. Phù nhiều về sáng, chiều giảm phù tạo nên sự thuyên giảm giả tạo. Phù mức độ nhẹ, kín đáo thường không có triệu chứng, nhiều trường...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BIỂU HIỆN HỘI CHỨNG PHÙ DO BỆNH THẬN HỘI CHỨNG PHÙ DO BỆNH THẬN Phù là tình trạng ứ nước ở khoang gian bào, do nhiều nguyên nhân khác nhau. Phù là triệuchứng lâm sàng hay gặp và xuất hiện sớm trong bệnh cầu thận. Vị trí: phù hai mi mắt, phù trướcxương chày, quanh mắt cá, mu bàn chân, vùng cùng cụt làm mất nếp nhăn trên da, mất các hõmtự nhiên quanh mắt cá chân, phù mềm ấn lõm rõ rệt. Phù nhiều về sáng, chiều giảm phù tạo nênsự thuyên giảm giả tạo. Phù mức độ nhẹ, kín đáo thường không có triệu chứng, nhiều trườnghợp bệnh nhân không biết bị phù từ bao giờ kèm theo những triệu chứng tản mãn như mệt mỏi,đau âm ỉ vùng thắt lưng, ăn không ngon, không ảnh hưởng đến thể lực. Phù to, tăng cân nhiềugây cảm giác khó chịu: mệt mỏi, không muốn đi lại, buồn nôn, nôn, đi lỏng, đái ít, xuất hiện tìnhtrạng bụng ậm ạch khó tiêu, nặng bụng, căng tức khó thở, tức thở khi nằm do tràn dịch ổ bụng,tràn dịch màmg phổi.- Tràn dịch ổ bụng (cổ chướng tự do): bụng to bè, mất nếp nhăn ở thành bụng, rốn lồi, không cótuần hoàn bàng hệ, gõ đục vùng thấp, dấu hiệu ba động (+). Chọc dịch ổ bụng có dịch, dịch thấmkhông màu, phản ứng Rivalta (-). - Tràn dịch màng phổi và thường xuất hiện ở màng phổi phải, mức độ nhẹ hoặctrung bình, một số trường hợp tràn dịch màng phổi mức độ nặng. Dấu hiệu thực thể khithăm khám là hội chứng 3 giảm: rung thanh giảm, gõ đục, rì rào phế nang giảm. X quangcó hình ảnh tràn dịch, chọc dịch màng phổi: dịch thấm không màu, phản ứng Rivalta (-).- Tràn dịch màng tinh hoàn: hai tinh hoàn to, căng, trong buồng tối soi đèn pin có màu hồng. 1. Bệnh sinh của phù. 1.1. Giảm áp lực keo của máu: Sự trao đổi dịch ở khoảng gian bào được chi phối bởi hai áp lực: áp lực thủy tĩnh và áplực keo. Sự chênh lệch giữa áp lực thủy tinh và áp lực keo trong và ngoài mao mạch duy trì sựtrao đổi dịch ở khoảng gian bào.Sơ đồ 9. Quá trình vận chuyển nước ở mao tĩnh mạch và mao động mạch. ALK=-10 ALTT=8 ALK= -10 ALTT= 8 Mao Mao ALK =- 25 ALTT= 30 ALTT=15 động tĩnh ALK =- 25 mach mach+ Ở phía mao động mạch: - Áp lực thủy tĩnh (ALTT) trong lòng mao động mạch: 30 mmHg, áp lực keo(ALK): - 25 mmHg (trái chiều với áp lực thủy tĩnh). Trong tổ chức kẽ: ALTT= 8mmHg, ALK = - 10 mmHg. - Áp lực đẩy nước từ mao động mạch vào khoảng kẽ là: (30 mmHg- 8 mmHg) + {(-25mmHg) – (- 10 mmHg)} = 7 mmHg + Ở phía mao tĩnh mạch: Trong mao tĩnh mạch ALTT = 15 mmHg, ALK =-25 mmHg. Trong dịch kẽ ALTT= 8 mmHg, ALK = -10 mmHg. Áp lực hút dịch từ khoảng kẽ vào mao tĩnh mạch: (15mmHg- 8 mmHg) + {(-25 mmHg) - (-10 mmHg)} = - 8 mmHg. TỔN THƯƠNG THẬN Protein Giảm protein và albumin Giảm áp lực keo của máu Ứ dich ở khoảng gian bào Giảm lượng máu lưu Lượng máu Tăng aldosteron đến thận giảm và ADH Mức lọc cầu Tăng hấp thu muối Sơ đồ 10. Cơ chế bệnh sinh của phù trong hội chứng thận hưKhi protein máu giảm từ khoảng kẽ về mao tĩnh mạch gây ứ dịch khoang gian bào dẫn đến phù nề. Phù dogiảm áp lục keo gặp trong: - Hội chứng thận hư: protein nhiều > 3,5g/diện tích cơ thể 1,73 m2/ngày dẫn đến giảmalbumin máu, giảm áp lực keo. - Xơ gan giai doạn mất bù: gan giảm khả ngang tổng hợp albumin, giảm áplực keo. - Thiểu dưỡng do tuổi già, do bệnh lý mãn tính ăn uống kém, suy kiệt do bệnh lý ác tínhgây giảm protein máu.1.2. Giảm mức lọc cầu thận: Do ứ trệ dịch ở khoảng gian bào và tổn tương nhu mô thận (phù nề, xuất tiết, tăng sinh) lưulượng tuần hoàn giảm, lượng máu đến thận giảm, chức năng lọc của cầu thận giảm. Giảm mứclọc cầu thận gây ứ nước, ứ muối trong cơ thể, làm tăng khối lượng dịch ngoại bào. 1.3. Cường aldosteron thứ phát: Lượng máu đến thận giảm kích thích bộ máy cạnh cầu thận tăng tiết renin, mặt khác lượngmáu đến thận giảm, lưu lượng dịch trong ống lượn gần giảm tác động lên bộ phận nhận cảm ởvùng muculadens, những thông tin này được truyền đến tế bào cạnh cầu thận (phản xạ khứ hồiống-cầu thận) hoạt hoá tế bào cạnh cầu thận, tăng cường tiết renin, tăng tiết aldosteron, tăng hấpth ...

Tài liệu được xem nhiều: