Danh mục

Biểu hiệnThoái hóa khớp

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 174.77 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thoái hóa khớp có biểu hiện lâm sàng bởi đau khớp và cột sống mạn tính, không có biểu hiện viêm. Tổn thương cơ bản của bệnh là tình trạng thoái hóa của sụn khớp và đĩa đệm, những thay đổi ở phần xương dưới sụn và màng hoạt dịch. Nguyên nhân chính của bệnh là quá trình lão hóa và tình trạng chịu áp lực quá tải và kéo dài của sụn khớp.2. Tổn thương giải phẫu bệnh. - Bình thường sụn khớp và đĩa đệm có màu trắng ánh xanh, nhẵn bóng, ướt, rất cứng và đàn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Biểu hiệnThoái hóa khớp Thoái hóa khớpI. ĐẠI CƯƠNG.1. Định nghĩa.Thoái hóa khớp có biểu hiện lâm sàng bởi đau khớp và cột sống mạn tính, khôngcó biểu hiện viêm. Tổn thương cơ bản của bệnh là tình trạng thoái hóa của sụnkhớp và đĩa đệm, những thay đổi ở phần x ương dưới sụn và màng hoạt dịch.Nguyên nhân chính của bệnh là quá trình lão hóa và tình trạng chịu áp lực quá tảivà kéo dài của sụn khớp.2. Tổn thương giải phẫu bệnh.- Bình thường sụn khớp và đĩa đệm có màu trắng ánh xanh, nhẵn bóng, ướt, rấtcứng và đàn hồi mạnh, thành phần cấu tạo gồm các tế bào sụn, các sợi colagen vàchất cơ bản. Các tế bào sụn ở người trưởng thành có số lượng ít và không có khảnăng sinh sản và tái tạo, có nhiệm vụ là sinh tổng hợp các sợi colagen và chất cơbản. Các sợi colagen là các phân lớn acid amin có cấu tạo chuỗi dài tạo nên các sợiđan móc vào nhau thành một mạng lưới dày đặc. Chất cơ bản có thành phần chủyếu là mucopolysacarit gắn với một protein và gọi là chondro-mucoprotein. Cácsợi colagen và chất cơ bản có đặc tính hút và giữ nước rất mạnh, có tác dụng điềuchỉnh sự đàn hồi và chịu lực của đĩa đệm và sụn khớp.- Khi bị thoái hóa, đĩa đệm và sụn khớp có màu vàng nhạt, mờ đục, khô, mềm, mấttính đàn hồi, mỏng và nứt rạn, có thể xuất hiện các vết loét, tổ chức sụn mất đi đểlại cả phần xương dưới sụn, nhân của đĩa đệm mất tính căng phòng và trở nênmềm xẹp. Về mặt vi thể thấy tế bào sụn thưa thớt, các sợi colagen gẫy đứt nhiềuchỗ, cấu trúc lộn xộn; chất cơ bản của sụn mất dần thành phần chondromucoprotein. Sụn và đĩa đệm sau bị teo, nứt do đó trên X quang thấy khe khớp vàkhoang gian đốt hẹp.- Phần xương dưới sụn: xương dày lên do các bè xương tăng sinh, một số bè bịgẫy và khuyết tạo nên các hốc chứa khớp ngấm từ khớp vào. ở chỗ tiếp giáp giữabao khớp và ngoại cốt, giữa màng hoạt dịch và sụn khớp có hiện tượng cốt hóamọc thêm xương tạo nên các gai xương, mỏ xương. Nếu gai xương mọc ở gần lỗghép có thể chèn ép vào rễ thần kinh.- Màng hoạt dịch: thay đổi muộn và chậm với biểu hiện xơ hóa, xung huyết vàthâm nhập limpho bào từng chỗ, lâu dần toàn bộ màng hoạt dịch bị xơ hóa vàxung huyết. Có thể có biểu hiện tăng tiết dịch khớp nh ưng không bao giờ có biểuhiện viêm.3. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh.3.1. Sự lão hóa:ở người trưởng thành các tế bào sụn không có khả năng sinh sản và tái tạo, mặtkhác khi người ta già đi, cùng với sự lão hóa của cơ thể, các tế bào sụn cũng dầndần giảm chức năng tổng hợp chất tạo nên sợi colagen và mucopolysacarit, làmcho chất lượng sụn kém dần nhất là tính đàn hồi và chịu lực.3.2. Yếu tố cơ giới:Là yếu tố quan trọng thúc đẩy nhanh quá trình thoái hóa nhất là thể thoái hóa thứphát, thể hiện bằng sự tăng bất th ường lực nén trên một đơn vị diện tích của mặtkhớp và đĩa đệm, còn được gọi là hiện tượng quá tải, bao gồm:- Các dị dạng bẩm sinh làm thay đổi diện tỳ nén bình thường của khớp và cộtsống.- Các biến dạng thứ phát sau chấn thương, u, loạn sản, làm thay đổi mối tươngquan, hình thái của khớp và cột sống.- Sự tăng tải trọng do tăng cân quá mức như béo phì, tăng tải trọng do nghềnghiệp...3.3. Các yếu tố khác.- Di truyền: cơ địa già sớm.- Nội tiết: tuổi mãn kinh, đái tháo đường, loãng xương do nội tiết.- Chuyển hóa: bệnh gout, bệnh da sạm màu nâu.4. Các thể thoái hóa khớp.Theo nguyên nhân người ta chia thành 2 thể:- Nguyên phát: nguyên nhân chính là do lão hóa, thương xuất hiện muộn ở ngườicao tuổi, thoái hóa ở nhiều vị trí, tiến triển chậm, tăng dần theo tuổi, mức độkhông nặng.- Thứ phát: do nguyên nhân cơ học, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, khu trú ở một vài vịtrí, bệnh nặng và tiến triển nhanh.5. Các giai đoạn của thoái hóa khớp.- Giai đoạn tiền lâm sàng: Mặc dù có tổn thương thoái hóa về mặt sinh hóa và giảiphẫu bệnh nhưng bệnh nhân chưa có biểu hiện lâm sàng mà có thể được phát hiệnthông qua chụp X quang.- Giai đoạn lâm sàng: bệnh nhân có biểu hiện đau, hạn chế vận động, trên Xquang đã xuất hiện rõ tổn thương.6. Dịch tễ học.Thoái hóa khớp là một bệnh gặp khá phổ biến. Vị trí của thoái hóa khớp theo thứtự là:- Thoái hóa cột sống thắt lưng: 31%- Thoái hóa cột sống cổ: 14%- Thoái hóa khớp gối: 13%- Thoái hóa khớp háng: 8%- Thoái hóa khớp ngón tay: 6%- Các khớp khác: 20%.II. TRIỆU CHỨNG CHUNG CỦA THOÁI HÓA KHỚP.1. Lâm sàng.1.1. Triệu chứng đau.Đau theo kiểu cơ giới, tức là đau khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi.- Vị trí: thường đau đối xứng hai bên, đau khu trú ở khớp hay đoạn cột sống bịthoái hóa ít lan xa, trừ khi có chèn ép vào rễ dây thần kinh.- Tính chất: đau âm ỉ, có khi thành cơn đau cấp sau khi vận động ở tư thế bất lợi,đau nhiều về buổi chiều, giảm đau về đêm và sáng sớm.- Đau diễn biến thành từng đợt, có khi diễn biến đau liên tục tăng dần.- Đau không kèm theo các biểu hiện viêm.1.2. Hạn c ...

Tài liệu được xem nhiều: