Danh mục

Biểu tượng giấc mơ trong tiểu thuyết hiện thực Việt Nam 1932-1945

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 374.67 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giấc mơ - tự bản thân nó đã là một ám ảnh, qua văn chương càng trở nên huyền dụ mãnh liệt. Theo lý thuyết của Jung, giấc mơ là một cổ mẫu, nối kết đời sống tâm linh từ thế hệ này qua thế hệ khác. Tiểu thuyết hiện thực Việt Nam 1932 - 1945 đã làm cuộc hành trình đưa con người chìm đắm trong những giấc mơ, tìm thấy cội nguồn rất quan trọng để khám phá các nội dung vô thức là giấc mơ, sản phẩm trực tiếp của hoạt động vô thức.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Biểu tượng giấc mơ trong tiểu thuyết hiện thực Việt Nam 1932-1945 BIỂU TƯỢNG GIẤC MƠ TRONG TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC VIỆT NAM 1932 - 1945 PHAN THỊ HOÀNG YẾN - TÔN THẤT DỤNG Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế Tóm tắt: Giấc mơ - tự bản thân nó đã là một ám ảnh, qua văn chương càng trở nên huyền dụ mãnh liệt. Theo lý thuyết của Jung, giấc mơ là một cổ mẫu, nối kết đời sống tâm linh từ thế hệ này qua thế hệ khác. Tiểu thuyết hiện thực Việt Nam 1932 - 1945 đã làm cuộc hành trình đưa con người chìm đắm trong những giấc mơ, tìm thấy cội nguồn rất quan trọng để khám phá các nội dung vô thức là giấc mơ, sản phẩm trực tiếp của hoạt động vô thức. Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, trong các tác phẩm của mình đã chỉ ra giấc mơ như một cổ mẫu qua những biểu hiện khác nhau: Giấc mơ – sự lặp lại của những kí ức, ám ảnh đời thường, giấc mơ – sự mở rộng không gian sống, giấc mơ – sự dự cảm, linh ứng với tương lai và giấc mơ – sự trỗi dậy của những ẩn ức kìm nén. Tìm về với những giấc mơ, con người chìm đắm trong vùng không gian và thời gian tâm thức - nơi mở đầu và không bao giờ khép lại của những đau đáu nghệ thuật. Từ khóa: Mẫu gốc, biểu tượng giấc mơ, chiêm mộng 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Giấc mơ chứa đựng những biểu tượng đầy sức ám gợi, và đến lượt mình, bản thân giấc mơ cũng là một cổ mẫu, nối kết đời sống tâm linh từ thế hệ này qua thế hệ khác. Tiểu thuyết hiện thực Việt Nam 1932 - 1945 đã làm cuộc hành trình về với thuở nguyên sơ của loài người, trở về với thế giới biểu tượng “mãi mãi gợi cảm đến cái bất tận”, tìm về với sự “ngơi nghỉ, sự an toàn” và “sự tái sinh”, là “cõi ẩn náu vĩ đại của loài người, đó chính là Mẹ vĩ đại”, tìm về với những trầm tích văn hóa dân gian ẩn sau từng con chữ, và sau nhiều mệt mỏi, va vấp, khi hiện thực không thể khỏa lấp niềm khao khát thì con người tìm sự bù đắp trong mộng, lắng mình trong những giấc mơ đẹp đẽ, tìm về với chính bản thân mình, hay chính là tìm về với thế giới Mẫu gốc qua cây cầu văn chương. Có mặt trong huyền thoại và rồi tái sinh, hóa thân trong tác phẩm văn học thành văn nhiều thế kỉ, cho đến nay, biểu tượng giấc mơ đã có một hành trình rất dài cùng nhân loại. Có thể nói, trải nghiệm về giấc mơ là một trong những trải nghiệm đầu tiên của người nguyên thủy. Trải nghiệm ấy gắn với ý niệm về “linh hồn” và sự tách biệt của linh hồn trong lúc ngủ. 2. GIẤC MƠ, CHIÊM MỘNG Giấc mơ được hiểu là chiêm mộng - theo Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới: “là biểu tượng của cuộc phiêu lưu cá thể được cất sâu vào trong tâm khảm đến nỗi nó vượt khỏi vòng cương tỏa của nguồn sáng tạo ra nó, chiêm mộng hiện ra với chúng ta như là biểu hiện bí mật nhất và trơ trẽn nhất của chính chúng ta” [1, tr. 165]. Giấc mơ chính là bản thể của vô thức. Nếu như các biểu tượng khác hoạt động độc lập thì biểu tượng giấc mơ là một biểu tượng vô cùng phức tạp không phải chỉ vì nó gắn với vùng tiềm thức, vô thức mà con người khó nắm bắt được, mà còn là vì để cắt nghĩa giải thích giấc mơ, người ta phài thông qua các biểu tượng khác - các biểu tượng xuất hiện trong giấc mơ, vẫy gọi những hướng tiếp cận khác nhau. Tựa như sợi dây gắn kết con người ở các nền văn hóa khác nhau, giấc mơ đã tồn tại và không ngừng tái sinh cùng thời gian. Theo đó, quá khứ xa xăm của dân tộc và nhân loại, thế giới nguyên khởi và tinh mật của vũ trụ, vạn vật rộng cánh ùa về. Thông qua những chiêm mộng, mơ tưởng phần nào khai lộ thế giới vô thức đầy uẩn khúc, trắc trở trong tâm hồn nhân vật, từ Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sau Đại học lần thứ hai Trường Đại học Sư phạm Huế, tháng 10/2014: tr. 332-336 BIỂU TƯỢNG GIẤC MƠ TRONG TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC VIỆT NAM 1932-1945 333 đó tái hiện bộ mặt tinh thần của con người. Giấc mơ cũng chính là một cách thức đặc biệt để nhà văn vừa phản ánh hiện thực đời sống, vừa đào sâu mở rộng chiều kích của chính hiện thực đó. “Đi tới tận cùng của cái vô thức, cùng với nhà thơ, hãy tìm thấy lại những giấc mơ nguyên thủy” (G. Bachelard). 3. GIẤC MƠ NHƯ MỘT CỔ MẪU Nếu như trong văn học dân gian và văn học cổ, giấc mơ thường mang chức năng điềm báo, hoặc màu sắc tôn giáo, tín ngưỡng,… thì đến văn học hiện đại, giấc mơ trở thành một phần của đời sống tâm linh con người, nó hé lộ trạng huống hiện sinh, phản chiếu ảo ảnh của chính con người. Tìm hiểu tiểu thuyết hiện thực Việt Nam 1932 - 1945, chúng tôi nhận thấy giấc mơ như một ám ảnh nghệ thuật, nó trở đi trở lại trên trang viết. Ở đó giấc mơ được sử dụng như một phương thức để khám phá thế giới nội tâm nhân vật. Thế giới giấc mơ là thế giới mở tuyệt đối, là thế giới mà mọi ước thúc tâm lý đều bị gạt bỏ, nhường chỗ cho những suy tư, trăn trở, những khát vọng, ẩn ức tự do bộc lộ. 3.1. Giấc mơ - sự lặp lại của những kí ức, ám ảnh đời thường Đi ra từ hiện ...

Tài liệu được xem nhiều: