Biểu tượng nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại - Nguyễn Đức Toàn
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Biểu tượng nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại - Nguyễn Đức ToànTạp chí Khoa học xã hộiViệt Nam,7(92) - 2015LỊCHSỬ số- KHẢOCỔ- DÂN TỘC HỌCBiểu tượng nghệ thuật trong tiểu thuyếtViệt Nam đương đạiNguyễn Đức Toàn *1. Mở đầuTrong văn học, nói đến biểu tượng,người ta thường chú ý đến hai dấu hiệunhận biết: biểu tượng là hình ảnh cảm tínhvề hiện thực; biểu tượng không chỉ mangnghĩa đen, nghĩa biểu vật, nghĩa miêu tả màbiểu tượng còn là hiện tượng chuyển nghĩa.Biểu tượng là phương thức tư duy nghệthuật của nhà văn. Việc nghiên cứu, khámphá, giải mã biểu tượng giúp ta hiểu sâuhơn bản chất sáng tạo nghệ thuật, góp phầntriển khai thêm hướng nghiên cứu thi pháphình tượng, đem lại những khám phá mớimẻ và lí giải quá trình sáng tạo của ngườinghệ sĩ. Trong văn học, biểu tượng đượcxem là một sáng tạo nghệ thuật. Đó lànhững hình ảnh cảm tính về hiện thựckhách quan, là khả năng cắt nghĩa đời sốngtừ cái nhìn văn hóa.2. Biểu tượng nghệ thuật trong một sốtiểu thuyết Việt Nam đương đạiTrong tiểu thuyết Việt Nam đương đạicó rất nhiều biểu tượng mang tính chất cổxưa như thiên thần, bào thai (Thiên thầnsám hối của Tạ Duy Anh), đêm - mưa (Nỗibuồn chiến tranh của Bảo Ninh, MẫuThượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh),nước - lửa (Giàn thiêu của Võ Thị Hảo),tấm ván (Tấm ván phóng dao của Mạc Can,trăng - chó - đêm (Thoạt kỳ thủy củaNguyễn Bình Phương), Ba vạch lượn songsong (Ngồi của Nguyễn Bình Phương),ngọn nến, hang sâu (Vào cõi của NguyễnBình Phương), bức tượng đá (Hồ Quý Ly Nguyễn Xuân Khánh)... Đây là những biểutượng vĩnh cửu và tràn đầy sức sống. Cónhững biểu tượng là mẫu gốc chung củanhân loại, có biểu tượng là cổ mẫu riêng104của cộng đồng người Việt thoát thai từhuyền thoại, có biểu tượng kết hợp tư duyvăn hóa Đông - Tây. Hệ thống biểu tượngnày dệt nên cấp độ hiện thực và siêu thựcmang đậm sắc thái văn hóa.(*)Giàn thiêu (của Võ Thị Hảo) đi từ thếgiới đầy huyền tích vừa trần tục vừa thầntiên, vừa chính sử vừa dã sử, ở đó nước vàlửa đã thoát xác bay lên với vẻ đẹp diệu kỳ,ẩn dấu những thông điệp của nhà văn. Mởđầu tác phẩm là Giàn thiêu, kết thúc tácphẩm là lửa: ngọn lửa giàn thiêu hủy diệtnhững sinh linh vô tội, lửa gieo rắc tai họathảm khốc, lửa cũng biểu tượng cho thuyếtnhân quả và sự cảnh tỉnh, tượng trưng chotình yêu và khát vọng trần thế... Một thế lựchắc ám tàng hình trong lửa, đó là lòng ghentuông, đố kị đã cháy bùng thành man lệ đểhủy diệt lẫn nhau và hủy hoại bản thân. Bêncạnh đó, nước trong Giàn thiêu là biểutượng ngăn cách mong manh hai thế giớiđối lập buộc con người phải lựa chọn. Dòngsông là dòng đời ngắn ngủi của chàng CáBơn đã cố gắng kiệt sức để thoát khỏi sựhữu hạn của kiếp cá. Nước cũng biểu tượngcho người mẹ bao dung, tha thứ nên có khảnăng thanh tẩy và hóa giải mọi điều. Nướcvà lửa đã đi từ cội nguồn văn hóa dân gianngàn đời của nhân loại và dân tộc vào thếgiới nghệ thuật của tác phẩm. Nó vừa thamgia vào thế giới hình tượng vừa tạo nên môitrường nghệ thuật đặc trưng của tiểu thuyếtmang đậm chất huyền thoại.Nguyễn Xuân Khánh cũng dày côngkhai thác kho tàng văn hóa, tín ngưỡng,Thạc sĩ, Học viện Khoa học xã hội.ĐT: 01682065123. Email: toanhue198@gmail.com(*)Biểu tượng nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đạiphong tục Việt để tạo dựng trong tác phẩmcủa mình một thế giới biểu tượng phongphú, sống động, vừa đậm đà bản sắc vănhóa dân gian vừa giàu cá tính sáng tạo. Nếutiểu thuyết Hồ Quý Ly xuất hiện hai biểutượng văn hóa nổi bật là lửa và bức tượngđá thì Mẫu Thượng ngàn của Nguyễn XuânKhánh là một thế giới biểu tượng đa tầngmang đậm sắc thái âm tính: đêm, đất, rừng,trăng, cây đa, rắn thần, hồ Huyền, MẫuThượng ngàn - mẹ Việt bất tử... Đây làchùm biểu tượng vừa gợi chung cảm giácthần bí, ảm đạm, linh thiêng và mẫu tính.Ngoài ý nghĩa chung đó, mỗi biểu tượngđều có thêm phạm trù ý nghĩa riêng. Đêmđánh thức đời sống bản năng và khao khátthầm kín; biểu tượng cho sự sống nảy mầmnhư quan niệm cổ xưa; là không gian diễnra sự giao hòa giữa thần và người, là thờikhắc Thánh Mẫu hiển linh dẫn đường chỉlối... Ngoài ra, tiểu thuyết còn có biểutượng đáng chú ý là bộ ngực. Đây cũng làbiểu tượng mang vẻ đẹp mẫu tính, gợi cảmđầy chất phồn thực. Trong tiềm thức vănhóa của nhân loại, bộ ngực là một biểutượng của sự che chở và chừng mực, cóquan hệ với bản nguyên nữ, Bộ ngực làbiểu tượng của tình mẫu tử, sự dịu dàng, anbình, nơi trông cậy(1). Nó không chỉ là biểutượng của tín ngưỡng phồn thực Đông Tây mà còn biểu trưng cho cái đẹp, khơigợi cảm hứng khám phá.Tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy của NguyễnBình Phương gây ấn tượng với người đọckhông phải ở sự phát triển cốt truyện haytính cách nhân vật mà dẫn dụ độc giả bằngnhững mộng mị, ảo huyền. Chính phươngthức huyền thoại, trong đó có việc sử dụngnhững biểu tượng nghệ thuật đã tạo nênthành công cho những trang viết. Ở Thoạtkỳ thủy, hình tượng trăng trở đi trở lại vàgợi nhiều ám ảnh. Hiện thực gắn liền vớinhân vật ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Biểu tượng nghệ thuật Tiểu thuyết Việt Nam đương đại Văn học Việt Nam Tiểu thuyết Việt Nam Phương thức tư duy nghệ thuật Hình thức tư duy nghệ thuậtGợi ý tài liệu liên quan:
-
Lạ hóa một cuộc chơi - Tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỉ XXI: Phần 1
161 trang 432 13 0 -
Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (Từ sau cách mạng tháng Tám 1945): Phần 1 (Tập 2)
79 trang 373 12 0 -
Giáo trình Văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975: Phần 1 - Trường ĐH Thủ Dầu Một
142 trang 341 8 0 -
Oan và giải oan trong truyện Nghiệp oan của Đào Thị của Nguyễn Dữ
6 trang 258 0 0 -
Luận án tiến sĩ Ngữ văn: Dấu ấn tư duy đồng dao trong thơ thiếu nhi Việt Nam từ 1945 đến nay
193 trang 229 0 0 -
91 trang 181 0 0
-
Chi tiết 'cái chết' trong tác phẩm của Nam Cao
9 trang 166 0 0 -
Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (Từ đầu thế kỉ XX đến 1945): Phần 2 (Tập 1)
94 trang 149 6 0 -
Khóa luận tốt nghiệp: Sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong Hồng Đức Quốc âm thi tập
67 trang 138 0 0 -
Luận văn tốt nghiệp đại học ngành Ngữ văn: Đặc điểm truyện thơ Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu
85 trang 131 0 0 -
Báo cáo khoa học: Bước đầu hiện đại hóa chữ quốc ngữ qua một số truyện ngắn Nam Bộ đầu thế kỷ 20
5 trang 124 0 0 -
Văn học bằng ngôn ngữ học-Thử xét văn hoá: Phần 2
149 trang 122 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều dưới góc nhìn trần thuật học
93 trang 117 0 0 -
totto-chan bên cửa sổ: phần 2 - nxb văn học
54 trang 111 0 0 -
Truyền thống văn hóa & phương pháp xây dựng văn hóa dân tộc: Phần 1
88 trang 108 0 0 -
Tập truyện Bông trái quê nhà: Phần 1
66 trang 106 0 0 -
112 trang 103 0 0
-
Những khả năng và thách thức nghiên cứu văn học Việt Nam
37 trang 99 0 0 -
Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (Từ sau cách mạng tháng Tám 1945): Phần 2 (Tập 2)
78 trang 95 4 0 -
26 trang 88 0 0