Danh mục

Biểu tượng người đi dây trong tác phẩm 'Người đi dây' của Colum McCann

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 460.41 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Người đi dây trong tác phẩm “Người đi dây” của nhà văn Ireland – Colum McCann là một biểu tượng đẹp về con người trong cuộc sống. Đó là con người biết vượt lên chính mình, con người trên hành trình sáng tạo nên những điều kì diệu. Đó cũng là con người đang tìm kiếm tự do và kết nối yêu thương. Biểu tượng giàu giá trị nhân văn ấy đã được tác giả xây dựng rất thành công bằng nghệ thuật tự sự đa chủ thể.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Biểu tượng người đi dây trong tác phẩm “Người đi dây” của Colum McCannBIỂU TƯỢNG NGƯỜI ĐI DÂY TRONG TÁC PHẨM “NGƯỜI ĐI DÂY”CỦA COLUM MCCANNLÊ VĂN HÒA - THÁI PHAN VÀNG ANHTrường Đại học Sư phạm - Đại học HuếTóm tắt: Người đi dây trong tác phẩm “Người đi dây” của nhà văn Ireland –Colum McCann là một biểu tượng đẹp về con người trong cuộc sống. Đó làcon người biết vượt lên chính mình, con người trên hành trình sáng tạo nênnhững điều kì diệu. Đó cũng là con người đang tìm kiếm tự do và kết nốiyêu thương. Biểu tượng giàu giá trị nhân văn ấy đã được tác giả xây dựng rấtthành công bằng nghệ thuật tự sự đa chủ thể.Từ khóa: người đi dây, biểu tượng, tự sự đa chủ thể1. ĐẶT VẤN ĐỀ1.1. Với tư cách là nghệ thuật ngôn từ, văn học trước hết mang đặc trưng hình tượng –gián tiếp. Bất cứ nghệ sĩ nào khi sáng tác văn chương cũng hướng đến kiến tạo nhữngbiểu tượng để chuyển tải thông điệp thẩm mĩ trong tác phẩm của mình. Không có biểutượng sẽ không có nghệ thuật.Khái niệm biểu tượng thường được hiểu là “hình ảnh các vật thể, cảnh tượng và sự kiệnxuất hiện trên cơ sở nhớ lại hay tưởng tượng. Khác với tri giác, biểu tượng có thể mangtính khái quát. Nếu tri giác chỉ liên quan đến hiện tại, thì biểu tượng liên quan đến quákhứ và tương lai” (Từ điển tâm lý học). Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học giảithích rằng: biểu tượng là “Hình thức của nhận thức, cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnhcủa sự vật còn giữ lại trong đầu óc sau khi tác động của sự vật vào giác quan đã chấmdứt” (Dẫn theo Nguyễn Thanh Tuấn – Biểu tượng thơ Nguyễn Anh Nông).Từ điển biểu tượng định nghĩa: “Những gì được gọi là biểu tượng khi nó được một nhómngười đồng ý rằng nó có nhiều hơn một ý nghĩa là đại diện cho chính bản thân nó”.Tính chất đa nghĩa của biểu tượng được làm nên không chỉ từ góc độ sáng tạo mà còn từgóc độ tiếp nhận. Kiến tạo biểu tượng do đó trở thành xu hướng tất yếu của quá trìnhmã hóa thông tin trong các tác phẩm văn chương.1.2. “Người đi dây” (Let the great world spin) của Colum McCann là tác phẩm đạt giảithưởng quốc gia dành cho tiểu thuyết năm 2009 và giải thưởng văn học quốc tế IMPACDublin năm 2011. Tiểu thuyết kể về câu chuyện một thanh niên biểu diễn trò đi dây giữahai tòa tháp đôi trên độ cao tầng 110. Tất cả dân chúng Manhattan và những nơi khác trênnước Mĩ dõi theo anh. Họ hồi hộp và tham gia bàn luận. Người cho rằng anh giống nhưmột thiên tài. Kẻ bảo anh chỉ là thằng điên đang coi thường mạng sống… Thông qua câuchuyện ấy, Colum McCann phơi bày những mảng hiện thực khác nhau của nước Mĩ thậpniên 70 của thế kỉ XX, những cảnh đời khác biệt, riêng lẻ nhưng lại có sự gắn bó đếnTạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm HuếISSN 1859-1612, Số 04(40)/2016: tr. 63-6964LÊ VĂN HÒA – THÁI PHAN VÀNG ANHkhông ngờ. Từ đó tác giả chuyển đến người đọc thông điệp đầy ý nghĩa: “Hãy vượt lênchính mình, hãy sống bằng nghị lực, niềm tin và sự kết nối yêu thương”.Hình tượng thể hiện tập trung bức thông điệp ấy chính là nhân vật người đi dây. Có thểnói, để kiến tạo biểu tượng này, nhà văn đã chọn phương thức trần thuật đầy hiệu quả:tự sự đa chủ thể.2. NGHỆ THUẬT KIẾN TẠO BIỂU TƯỢNG NGƯỜI ĐI DÂY“Như là ngôn ngữ của cái bất tri giác, biểu tượng là “một sự so sánh kéo dài” (J.Lemaitre), là sự thể hiện gián tiếp một ý tưởng bằng một hình ảnh hay một câu chuyện cónội dung tương tự với ý tưởng ấy” (Lautréamon)… Đặc điểm chung nhất của mọi dạngthức biểu tượng là sự thông qua một hình ảnh cụ thể để biểu hiện một điều trừu tượng,“biểu hiện một cái gì khác căn cứ vào một tương ứng loại suy” (Agndré Lalande)” [1].Biểu tượng bao giờ cũng có tính ước lệ, tính đại diện và gợi liên tưởng. Chiều sâu tưtưởng của tác phẩm do đó một phần lớn được thể hiện qua các biểu tượng mà nhà văn xâydựng. Mỗi tác phẩm, mỗi nghệ sĩ sẽ có một hướng kiến tạo biểu tượng riêng, sao cho vừadung chứa tốt nhất ý đồ nghệ thuật, lại vừa hấp dẫn người đọc, người xem.2.1. Tái hiện một sự kiện có thật trong lịch sửNgười đi dây trước hết được gợi lên từ một sự kiện có thật trong lịch sử. Đó là sự kiệnnghệ sĩ người Pháp Philippe Petit đi dây giữa hai tòa tháp đôi ngày 7 tháng 8 năm 1974.Thông qua đó tác giả tạo sự liên tưởng rất khéo tới sự kiện khủng bố 11/9 ở Mĩ.Từ năm 18 tuổi, ông đã bắt đầu thu thập thông tin về tháp đôi và ấp ủ ước mơ thực hiệnbuổi đi dây nối giữa hai tòa tháp ấy. Sau sáu năm tìm kiếm tài liệu song song với quátrình tập luyện, buổi sáng mùa hè năm 1974, ông và nhóm bạn đã thực hiện kế hoạchmạo hiểm này. Trước đêm biểu diễn, họ đã bí mật đem vật dụng lẫn trong hàng hóa lênbằng thang máy. Họ đã sử dụng dây cung và một mũi tên gắn với một đoạn dây thừngđể chăng cáp qua hai tòa nhà. Và rồi sáng hôm sau, buổi biểu diễn 45 phút của ông đãthu hút sự chú ý của đông đảo công chúng và cả nhà chức trách. Họ không chỉ thuyếtphục ông mà còn đe dọa dùng trực thăng tiếp cận buộc ông phải dừng cuộc biểu diễn.Sự kiện đi dây của Philippe Petit đã đi vào điện ảnh. Bởi đó không đ ...

Tài liệu được xem nhiều: