Biểu tượng 'quạ đen' trong tiểu thuyết quạ đen của Cửu Đan
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 106.66 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Là tác phẩm xuất sắc của nữ nhà văn Cửu Đan, Quạ đen hướng vào một đề tài quen thuộc nhưng có lối khám phá riêng. Qua tác phẩm này, tác giả thể hiện cái nhìn hết sức thành thật, nghiệt ngã về giới mình, cũng như về con người nói chung của cuộc sống hiện đại. Để khắc sâu bi kịch của các nhân vật, đặc biệt là nhân vật nữ, Cửu Đan đã sử dụng một hệ thống biểu tượng vừa lạ, vừa quen, trong đó nổi bật là hình ảnh “quạ đen”.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Biểu tượng “quạ đen” trong tiểu thuyết quạ đen của Cửu Đan JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2015-0002 Social Sci., 2015, Vol. 60, No. 3, pp. 7-13 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn BIỂU TƯỢNG “QUẠ ĐEN” TRONG TIỂU THUYẾT QUẠ ĐEN CỦA CỬU ĐAN Nguyễn Thị Mai Chanh Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Là tác phẩm xuất sắc của nữ nhà văn Cửu Đan, Quạ đen hướng vào một đề tài quen thuộc nhưng có lối khám phá riêng. Qua tác phẩm này, tác giả thể hiện cái nhìn hết sức thành thật, nghiệt ngã về giới mình, cũng như về con người nói chung của cuộc sống hiện đại. Để khắc sâu bi kịch của các nhân vật, đặc biệt là nhân vật nữ, Cửu Đan đã sử dụng một hệ thống biểu tượng vừa lạ, vừa quen, trong đó nổi bật là hình ảnh “quạ đen”. Đây là một biểu tượng văn hóa thế giới, vốn được sử dụng với nhiều biến đổi đa dạng về ý nghĩa. Đi vào tác phẩm của Cửu Đan, biểu tượng này một lần nữa thể hiện sự giàu có của lớp nghĩa phái sinh, giúp nhà văn mở rộng trường liên tưởng, khám phá, phát lộ những bí ẩn chìm khuất nơi cõi sâu vô thức của con người. Từ khóa: Quạ đen, Cửu Đan, biểu tượng “quạ đen”. 1. Mở đầu Quạ đen là tác phẩm xuất sắc của nữ nhà văn Cửu Đan. Nhà phê bình văn học Trung Quốc - Lý Đà từng đánh giá tác phẩm này “rất có khả năng trở thành kinh điển và tồn tại trong lịch sử văn học Trung Quốc” [1]. Được coi là “tiếng thét của nữ giới đại diện cho phái yếu toàn nhân loại đối với xã hội nam quyền và xã hội đồng tiền” [1], Quạ đen hướng vào một đề tài quen thuộc nhưng có lối khám phá riêng. Đó là những con người với số phận đầy bi kịch: bi kịch tha hóa nhân cách, tự đánh mất mình; bi kịch đổ vỡ niềm tin; bi kịch cô đơn, tuyệt vọng không lối thoát. . . Nguyên nhân của những bi kịch được lí giải từ nhiều phía, do môi trường xã hội tha hóa, do sức ép của hoàn cảnh trớ trêu, do sự kì thị của cộng đồng; song trước hết là do chính bản thân họ với những tham vọng, ảo tưởng và bản tính đố kị, hẹp hòi. Để khắc sâu bi kịch của các nhân vật, đặc biệt là nhân vật nữ, Cửu Đan đã sử dụng một hệ thống biểu tượng vừa lạ, vừa quen như hoa hồ cơ, bóng tối, giấc mơ, nước mắt, biển, mưa,. . . trong đó nổi bật là hình ảnh quạ đen. Có điều, viết về “tội ác” và bi kịch của người phụ nữ trong xã hội hiện đại, nhà văn không tỏ thái độ miệt thị, khinh ghét họ, mà hướng tới phản tỉnh, nâng đỡ họ, xuất phát từ tấm lòng trân quý, thấu hiểu và cảm thông sâu sắc. Ngày nhận bài: 15/8/2014 Ngày nhận đăng: 01/10/2014 Liên hệ: Nguyễn Thị Mai Chanh, e-mail: maichanhnguyen@gmail.com 7 Nguyễn Thị Mai Chanh 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. “Quạ” - một biểu tượng văn hóa thế giới Cuộc sống giàu tưởng tượng là nguồn gốc sản sinh các biểu tượng, và nghệ thuật chính là nơi nuôi dưỡng nguồn biểu tượng phong phú ấy. Việc thăm dò, khai thác, giải mã biểu tượng không bao giờ đơn giản, như H. Corbin khẳng định “nó không bao giờ có thể cắt nghĩa được một lần là xong”, bởi ý nghĩa cơ bản của nó luôn có sự biến đổi trong mỗi môi trường văn hóa. Do quá trình tương tác với hàng loạt yếu tố khác (ngữ cảnh, các hệ biểu tượng khác. . . ), vô số biến thể ý nghĩa của biểu tượng được không ngừng nảy sinh. Mặt khác, biểu tượng (symbole) khởi nguyên là “một vật được cắt làm đôi” nên thường hình thành hai vế: một vế rõ ràng, có thể nắm bắt được; còn vế kia, trái lại không dễ dàng nhận biết, nếu “cái phần giấu kín” kia “một ngày nào đó lộ ra hết thì biểu tượng sẽ chết”. Biểu tượng “chỉ sống khi nó ứ đầy ý nghĩa” [1]. Vậy là, tự bản chất biểu tượng không mang nghĩa đơn nhất, mà mang tính lưỡng cực, đa chiều. Một trong những chức năng phức tạp nhất của nó, được C.G.Jung gọi là chức năng siêu nghiệm, đó là “nối liền” và “điều hòa” cả những đối lập. Dễ hiểu vì sao có không ít biểu tượng mặc dù đã được giải mã, song điều bí ẩn vẫn còn nguyên vẹn và “nặng trĩu những ý nghĩa lập lờ”. Như hầu hết các biểu tượng khác, biểu tượng “quạ” trong văn hóa thế giới được sử dụng với những biến đổi đa dạng về ý nghĩa. Nó là biểu tượng mang tính hai mặt. Khoác trên mình bộ áo lông màu đen (màu chính thống) - cái màu tang tóc, hắc ám, quạ thường bị coi là sứ giả của bóng đêm, của tối tăm địa ngục, của tai ương chết chóc. Nếu “bồ câu” là giống chim hiền lành, biểu tượng của hòa bình; thì “quạ” là loài chim hung dữ, gắn với ý tưởng về cái ác, cái đáng sợ. Nếu “thiên nga” là hình ảnh biểu trưng cho sự đẹp đẽ, thanh khiết, sang trọng; thì “quạ” là hình ảnh vô cùng xấu xí. Quạ xuất hiện trong giấc mơ thường là dấu hiệu dự báo điềm chẳng lành. Vì thế, trong tâm lí chung của một số dân tộc, quạ mang ý nghĩa biểu tượng phản diện, gắn với sự xui xẻo, ghê rợn, nhơ bẩn. Theo Từ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Biểu tượng “quạ đen” trong tiểu thuyết quạ đen của Cửu Đan JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2015-0002 Social Sci., 2015, Vol. 60, No. 3, pp. 7-13 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn BIỂU TƯỢNG “QUẠ ĐEN” TRONG TIỂU THUYẾT QUẠ ĐEN CỦA CỬU ĐAN Nguyễn Thị Mai Chanh Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Là tác phẩm xuất sắc của nữ nhà văn Cửu Đan, Quạ đen hướng vào một đề tài quen thuộc nhưng có lối khám phá riêng. Qua tác phẩm này, tác giả thể hiện cái nhìn hết sức thành thật, nghiệt ngã về giới mình, cũng như về con người nói chung của cuộc sống hiện đại. Để khắc sâu bi kịch của các nhân vật, đặc biệt là nhân vật nữ, Cửu Đan đã sử dụng một hệ thống biểu tượng vừa lạ, vừa quen, trong đó nổi bật là hình ảnh “quạ đen”. Đây là một biểu tượng văn hóa thế giới, vốn được sử dụng với nhiều biến đổi đa dạng về ý nghĩa. Đi vào tác phẩm của Cửu Đan, biểu tượng này một lần nữa thể hiện sự giàu có của lớp nghĩa phái sinh, giúp nhà văn mở rộng trường liên tưởng, khám phá, phát lộ những bí ẩn chìm khuất nơi cõi sâu vô thức của con người. Từ khóa: Quạ đen, Cửu Đan, biểu tượng “quạ đen”. 1. Mở đầu Quạ đen là tác phẩm xuất sắc của nữ nhà văn Cửu Đan. Nhà phê bình văn học Trung Quốc - Lý Đà từng đánh giá tác phẩm này “rất có khả năng trở thành kinh điển và tồn tại trong lịch sử văn học Trung Quốc” [1]. Được coi là “tiếng thét của nữ giới đại diện cho phái yếu toàn nhân loại đối với xã hội nam quyền và xã hội đồng tiền” [1], Quạ đen hướng vào một đề tài quen thuộc nhưng có lối khám phá riêng. Đó là những con người với số phận đầy bi kịch: bi kịch tha hóa nhân cách, tự đánh mất mình; bi kịch đổ vỡ niềm tin; bi kịch cô đơn, tuyệt vọng không lối thoát. . . Nguyên nhân của những bi kịch được lí giải từ nhiều phía, do môi trường xã hội tha hóa, do sức ép của hoàn cảnh trớ trêu, do sự kì thị của cộng đồng; song trước hết là do chính bản thân họ với những tham vọng, ảo tưởng và bản tính đố kị, hẹp hòi. Để khắc sâu bi kịch của các nhân vật, đặc biệt là nhân vật nữ, Cửu Đan đã sử dụng một hệ thống biểu tượng vừa lạ, vừa quen như hoa hồ cơ, bóng tối, giấc mơ, nước mắt, biển, mưa,. . . trong đó nổi bật là hình ảnh quạ đen. Có điều, viết về “tội ác” và bi kịch của người phụ nữ trong xã hội hiện đại, nhà văn không tỏ thái độ miệt thị, khinh ghét họ, mà hướng tới phản tỉnh, nâng đỡ họ, xuất phát từ tấm lòng trân quý, thấu hiểu và cảm thông sâu sắc. Ngày nhận bài: 15/8/2014 Ngày nhận đăng: 01/10/2014 Liên hệ: Nguyễn Thị Mai Chanh, e-mail: maichanhnguyen@gmail.com 7 Nguyễn Thị Mai Chanh 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. “Quạ” - một biểu tượng văn hóa thế giới Cuộc sống giàu tưởng tượng là nguồn gốc sản sinh các biểu tượng, và nghệ thuật chính là nơi nuôi dưỡng nguồn biểu tượng phong phú ấy. Việc thăm dò, khai thác, giải mã biểu tượng không bao giờ đơn giản, như H. Corbin khẳng định “nó không bao giờ có thể cắt nghĩa được một lần là xong”, bởi ý nghĩa cơ bản của nó luôn có sự biến đổi trong mỗi môi trường văn hóa. Do quá trình tương tác với hàng loạt yếu tố khác (ngữ cảnh, các hệ biểu tượng khác. . . ), vô số biến thể ý nghĩa của biểu tượng được không ngừng nảy sinh. Mặt khác, biểu tượng (symbole) khởi nguyên là “một vật được cắt làm đôi” nên thường hình thành hai vế: một vế rõ ràng, có thể nắm bắt được; còn vế kia, trái lại không dễ dàng nhận biết, nếu “cái phần giấu kín” kia “một ngày nào đó lộ ra hết thì biểu tượng sẽ chết”. Biểu tượng “chỉ sống khi nó ứ đầy ý nghĩa” [1]. Vậy là, tự bản chất biểu tượng không mang nghĩa đơn nhất, mà mang tính lưỡng cực, đa chiều. Một trong những chức năng phức tạp nhất của nó, được C.G.Jung gọi là chức năng siêu nghiệm, đó là “nối liền” và “điều hòa” cả những đối lập. Dễ hiểu vì sao có không ít biểu tượng mặc dù đã được giải mã, song điều bí ẩn vẫn còn nguyên vẹn và “nặng trĩu những ý nghĩa lập lờ”. Như hầu hết các biểu tượng khác, biểu tượng “quạ” trong văn hóa thế giới được sử dụng với những biến đổi đa dạng về ý nghĩa. Nó là biểu tượng mang tính hai mặt. Khoác trên mình bộ áo lông màu đen (màu chính thống) - cái màu tang tóc, hắc ám, quạ thường bị coi là sứ giả của bóng đêm, của tối tăm địa ngục, của tai ương chết chóc. Nếu “bồ câu” là giống chim hiền lành, biểu tượng của hòa bình; thì “quạ” là loài chim hung dữ, gắn với ý tưởng về cái ác, cái đáng sợ. Nếu “thiên nga” là hình ảnh biểu trưng cho sự đẹp đẽ, thanh khiết, sang trọng; thì “quạ” là hình ảnh vô cùng xấu xí. Quạ xuất hiện trong giấc mơ thường là dấu hiệu dự báo điềm chẳng lành. Vì thế, trong tâm lí chung của một số dân tộc, quạ mang ý nghĩa biểu tượng phản diện, gắn với sự xui xẻo, ghê rợn, nhơ bẩn. Theo Từ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nữ nhà văn Cửu Đan Tiểu thuyết quạ đen Biểu tượng văn hóa thế giới Văn học Trung Quốc Nhân vật nữ chính Vương DaoGợi ý tài liệu liên quan:
-
Bao Thanh Thiên – Thất Hiệp Ngũ Nghĩa - Hồi Thứ Bảy Mươi
7 trang 287 0 0 -
Phân tích thành ngữ bốn chữ tiếng Trung chủ đề 'tính cách – thái độ con người'
7 trang 96 0 0 -
2 trang 75 0 0
-
7 trang 35 0 0
-
Giáo trình Văn học Trung Quốc (dùng cho hệ đào tạo từ xa): Phần 1
255 trang 34 0 0 -
2 trang 33 0 0
-
thư gửi về trung quốc xa xưa: phần 2
136 trang 30 0 0 -
Nghiên cứu văn hóa và văn học Trung Quốc: Phần 1
139 trang 30 0 0 -
Nghiên cứu văn hóa và văn học Trung Quốc: Phần 2
219 trang 28 0 0 -
Bao Thanh Thiên – Thất Hiệp Ngũ Nghĩa - Hồi Thứ Hai Mươi Chín
7 trang 28 0 0