Danh mục

Biểu tượng rừng núi trong sử thi Mahabharata

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 91.86 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài báo tìm hiểu về biểu tượng rừng núi trong quan niệm của văn hóa phương Đông - văn hóa Ấn Độ. Từ đó, đề cập đến vai trò của biểu tượng rừng núi trong việc thể hiện nhân vật anh hùng của sử thi Mahabharata. Rừng núi là đối tượng để các anh hùng Pandava nhận thức.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Biểu tượng rừng núi trong sử thi Mahabharata JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Interdisciplinary Science, 2013, Vol. 58, No. 1, pp. 143-147 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn BIỂU TƯỢNG RỪNG NÚI TRONG SỬ THI MAHABHARATA Nguyễn Thị Tuyết Thu Khoa Kiến thức Giáo dục Đại cương, Học viện Báo chí và Tuyên truyền Tóm tắt. Bài báo tìm hiểu về biểu tượng rừng núi trong quan niệm của văn hóa phương Đông - văn hóa Ấn Độ. Từ đó, đề cập đến vai trò của biểu tượng rừng núi trong việc thể hiện nhân vật anh hùng của sử thi Mahabharata. Rừng núi là đối tượng để các anh hùng Pandava nhận thức. Hơn thế, rừng núi còn là đối tượng để họ hòa nhập và giải thoát. Để đạt tới sự bình thản nội tâm không có cách nào tốt hơn là tìm về với cuộc sống nơi núi rừng tĩnh lặng. Vì thế, rừng núi là biểu tượng đặc thù góp phần khắc họa nhân vật anh hùng mang đời sống tâm linh trong sử thi Ấn Độ. Từ khóa: Biểu tượng rừng núi, sử thi Mahabharata, nhận thức, hòa nhập, giải thoát.1. Mở đầu Trong văn hóa phương Đông - văn hóa Ấn Độ thì biểu tượng rừng núi rất có ý nghĩa.Với chiều cao thẳng đứng, núi là cột trụ của vũ trụ, là nơi Trời và Đất gặp nhau. Với câylá xanh tươi, rừng là mái tóc của núi, tăng sức mạnh cho núi. Rừng xanh kết hợp cùng núithẳm là hình ảnh của một điện thờ thiên nhiên nguy nga, là một khối nguyên sơ chưa phânhoá, ổn định và thuần khiết. Việc vào rừng ẩn thân và hành hương lên đỉnh núi “được hìnhdung như là việc đi lên trời, như là phương tiện bước vào quan hệ với thần linh, trở về vớikhởi nguyên” [4;699]. Người xưa đặt thiên đường của cõi trần ở những đỉnh núi cao trênthế gian này. Những ngọn núi cao được coi là trục của thế giới, được nhiều người biết đếncả trong huyền thoại lẫn đời thường như núi Meru (Hymalaya) ở Ấn Độ, núi Côn Luân ởTrung Hoa, núi Phú Sĩ ở Nhật Bản. . . “Các hoàng đế Trung Hoa làm lễ tế trời trên đỉnhnúi; thần Shiva của Ấn Độ thị hiện trên đỉnh núi; các vị tiên của Đạo giáo lên đỉnh núi đểbay lên trời và đặt những lá sớ gửi về trời tại đó...” [4;699]. Rừng núi tham gia vào “hệbiểu tượng của cái siêu tại, siêu phàm với tính cách là trung tâm của những hiện tượnghiển linh trong khí quyển...” [4;699]. R. Tagore khi so sánh văn hoá Ấn Độ với văn hoá phương Tây đã khẳng định: Hìnhảnh tiêu biểu cho văn hoá châu Âu là biển cả, hình ảnh tiêu biểu cho văn hoá Ấn Độ làReceived January 14, 2012. Accepted October 24, 2012.Contact Nguyen Thi Tuyet Thu, e-mail address: giasuiq@gmail.com 143 Nguyễn Thị Tuyết Thurừng núi. Các tu sĩ, đạo sĩ Ấn Độ đều vào rừng núi để sống. Không gian rừng núi trongMahabharata gắn liền với hoạt động hành hương, một trong những cách thức để thực hiệngiải thoát. Đó là con đường của nhận thức (Jnana), bằng trải nghiệm tinh thần và nhữngchuyển biến nội tâm để đạt tới hiểu biết chân thực, là hạnh phúc vĩnh cửu của nhân loại.Hành hương chính là nét đặc trưng trong thi pháp nhân vật anh hùng của sử thi Ấn Độ.Không gian hành hương được hiểu như thế giới của những con người rời xa cuộc sốngxã hội, từ bỏ những bổn phận xã hội, sống tách biệt nơi rừng núi, sông suối, chuyên tâmrèn luyện kỷ luật tinh thần cho những tiến bộ tâm linh. Hình ảnh rừng núi Ấn Độ là biểutượng cho đại hoà điệu vũ trụ, đặt nhân vật anh hùng trong mối quan hệ với thiên nhiênngoại giới.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Rừng núi là đối tượng để người anh hùng nhận thức Mười hai năm sống trong rừng sâu núi thẳm có thể coi là lần hành hương thứ nhấttrong cuộc đời anh em Pandava. Trong lần hành hương này, những anh hùng Pandavathường xuyên giao tiếp với các bậc đạo sĩ, hiền giả. Họ được ban tặng những lời thuyếtgiáo đạo lí, thông qua những câu chuyện mang tính ngụ ngôn, được giáo dục về ý nghĩacủa các vùng đất thiêng, các thánh địa. . . Mười hai năm lưu vong này là thời kì các anhhùng Pandava tìm sự an nhiên thư thái, trở về với bản chất của con người, để nhận thức vàhoà nhập với tự nhiên. Đó là một quá trình gian nan, thử thách mà không phải người anhhùng nào cũng thích hợp ngay. Lúc đầu, Bhima và Draupadi nóng nảy cương trực, kiênquyết đòi hành động phục thù. Nhưng sau, họ học được khả năng tự chế ngự, tinh thần trởnên tĩnh lặng, không bị nhiễu loạn bởi khát vọng, đạt tới sự tĩnh tại, uy nghi cao thượngcủa một trình độ tâm linh cao. Vasilkov khi nghiên cứu về “giá trị của đề tài hành hương” có nhận định: “Thực tếtrong Mahabharata, hầu như bất kì một sự chuyển động nào của nhân vật, nếu không phảilà chinh phạt thì đều mang màu sắc của hành hương” [3;143]. Nhận định của Vasilkovlà một phát kiến táo bạo. Môtíp hành hương được sử dụng rộng rãi trong sử thi này. Cácanh hùng được thể hiện rõ nét hơn cả ở hai môi trường hành hương và chiến trận. Ngaycả ...

Tài liệu được xem nhiều: