Biểu tượng sông Hằng trong sử thi Ramayana Ấn Độ
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 82.36 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Sử thi Ramayana là một bức tranh hoàn chỉnh về cuộc sống của nhân dân Ấn Độ cổ đại với những tư tưởng đạo đức, triết lí nhân sinh sâu sắc và những quan niệm tôn giáo dưới hình thức kể chuyện người anh hùng trong quá khứ. Với thái độ, tình cảm của
bậc con cháu đối với “quá khứ tuyệt đối”, tác giả sử thi đã sử dụng một cách sáng tạo biểu tượng nghệ thuật đặc thù là hình ảnh sông Hằng trong miêu tả nhân vật anh hùng để tạo nên sức mạnh biểu đạt mới cho tác phẩm sử thi.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Biểu tượng sông Hằng trong sử thi Ramayana Ấn Độ JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Science, 2018, Vol. 63, Iss. 1, pp. 42-46 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1067.2018-0006 BIỂU TƯỢNG SÔNG HẰNG TRONG SỬ THI RAMAYANA ẤN ĐỘ Lê Thị Bích Thủy Viện Văn hóa và Phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Tóm tắt. Sử thi Ramayana là một bức tranh hoàn chỉnh về cuộc sống của nhân dân Ấn Độ cổ đại với những tư tưởng đạo đức, triết lí nhân sinh sâu sắc và những quan niệm tôn giáo dưới hình thức kể chuyện người anh hùng trong quá khứ. Với thái độ, tình cảm của bậc con cháu đối với “quá khứ tuyệt đối”, tác giả sử thi đã sử dụng một cách sáng tạo biểu tượng nghệ thuật đặc thù là hình ảnh sông Hằng trong miêu tả nhân vật anh hùng để tạo nên sức mạnh biểu đạt mới cho tác phẩm sử thi. Vì vậy, trải qua hàng ngàn năm tồn tại, sử thi Ramayana vẫn chứa đựng một sức hấp dẫn mãnh liệt đối với người đọc, người nghe ở bất kì nơi đâu, trong bất kì thời đại nào. Từ khóa: Biểu tượng, biểu tượng sông Hằng, sử thi Ramayana. 1. Mở đầu Biểu tượng là thông số quan trọng nhất trong tác phẩm, tồn tại như một mã số, một ký hiệu dễ tiếp nhận nhất trong tác phẩm. Biểu tượng là sự gắn bó và chuyển hóa giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt. Biểu tượng khiến cho người ta dễ dàng hiểu được văn hóa của một dân tộc xa lạ một cách nhanh chóng nhất. Hơn thế nữa, chúng lại dễ dàng kết nối những nền văn hóa tưởng chừng khác xa nhau. Trong sử thi Ramayana của Ấn Độ, tác giả đã sử dụng vô vàn những biểu tượng nghệ thuật đặc thù giàu tính ước lệ tượng trưng để khắc họa nhân vật anh hùng của mình. Giải mã và huy động những năng lượng dồn nén trong các biểu tượng nghệ thuật đặc thù của sử thi Ramayana trong việc thể hiện nhân vật anh hùng là vấn đề chúng tôi quan tâm nghiên cứu. Dưới đây, chúng tôi sẽ đi sâu lí giải biểu tượng sông Hằng được miêu tả một cách có hệ thống và có dụng ý nghệ thuật trong sử thi Ramayana. 2. 2.1. Nội dung nghiên cứu Giới thuyết chung về biểu tượng Trong hành trình sáng tạo nghệ thuật, mỗi nhà văn lớn đồng thời cũng là một nhà tư tưởng. Nhưng đó không phải là tư tưởng bằng tư duy lí luận mà bằng sức mạnh của ngôn từ. Đặc trưng nghệ thuật của ngôn từ không chỉ được hình dung như chuyển tải nội dung mà bản thân nó có thể làm nảy sinh tư tưởng. Những hình tượng nghệ thuật ra đời có sức sống sẽ vượt thoát lên trên ý nghĩa biểu đạt và hình thành nên các biểu tượng nghệ thuật. Được khái quát và chưng cất từ thực Ngày nhận bài: 15/11/2017. Ngày sửa bài: 2/1/2018. Ngày nhận đăng: 20/1/2018. Liên hệ: Lê Thị Bích Thủy, e-mail: lebichthuyhcm@gmail.com. 42 Biểu tượng sông Hằng trong sử thi Ramayana Ấn Độ tiễn, biểu tượng nghệ thuật vươn tới biểu đạt chiều sâu xúc cảm, nó sát nhập vào cái hữu hình, cái phần vô hình được nhìn thấy một cách huyền bí. Biểu tượng là một phần của nghệ thuật và góp phần tôn tạo nghệ thuật như một phương tiện không thể thiếu. Nó như một sự vật có hình ảnh mang tính chất thông điệp. Thuật ngữ biểu tượng đi vào đời sống xã hội một cách sâu sắc và trở thành một phần không thể thiếu của nhiều ngành khoa học như Triết học, Tâm lí học, Giáo dục học, Ngôn ngữ học, Văn học. . . Ngay từ thời cổ đại, biểu tượng (symbol) đã được sử dụng và được đề cập bởi các triết gia và các nhà nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu cho rằng biểu tượng ‘là hình ảnh mang lại ý nghĩa tượng trưng, trong đó “hình ảnh mang ý nghĩa” là những hình ảnh có trong đời sống và ý nghĩa tượng trưng mà hình ảnh mang lại có ý nghĩa khái quát hiện thực” [7; tr.31]. Trong nghĩa rộng, biểu tượng là “đặc trưng phản ánh cuộc sống bằng hình tượng của văn học nghệ thuật” và theo nghĩa hẹp, biểu tượng là “một phương thức chuyển nghĩa của lời nói hoặc một loại hình tượng nghệ thuật đặc biệt có khả năng truyền cảm lớn, vừa khái quát được bản chất của một hiện tượng nào đấy, vừa thể hiện một quan niệm, một tư tưởng hay một triết lí sâu xa về con người và cuộc đời. . . Là một phương thức chuyển nghĩa của lời nói, biểu tượng có quan hệ gần gũi với ẩn dụ, hoán dụ. Giống với hoán dụ, ẩn dụ, biểu tượng được hình thành trên cơ sở đối chiếu, so sánh các hiện tượng, đối tượng có những phương diện, khía cạnh, những đặc điểm gần gũi, tương đồng, nhằm làm nổi bật bản chất, tạo ra một ý niệm cụ thể, sáng tỏ về hiện tượng hay đối tượng đó” [8; tr.24]. “Biểu tượng là một hình thái của văn hóa, một kí hiệu hàm nghĩa. Biểu tượng sáng tạo ra để diễn đạt, giao lưu theo phương thức dùng hình ảnh này để bày tỏ ý kia, nhằm nhận thức và khám phá ra những giá trị trong đời sống nhân loại” [1]. Trong những lĩnh vực khoa học của thời đại, biểu tượng học được xem là một “ngành khoa học tương đối trẻ, khai thác và tổng hợp dữ liệu của nhiều ngành khoa học khác” [2; tr.10]. Biểu tượng chứa đựng một lượng thông tin tương đối đa dạng, phong phú, mở ra nhiều tiềm năng cho con người thâm nhập và khám phá thực tế khách quan sinh động. Theo Heghen: “Sự phức hợp của biểu tượng là do một nội dung có thể có nhiề ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Biểu tượng sông Hằng trong sử thi Ramayana Ấn Độ JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Science, 2018, Vol. 63, Iss. 1, pp. 42-46 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1067.2018-0006 BIỂU TƯỢNG SÔNG HẰNG TRONG SỬ THI RAMAYANA ẤN ĐỘ Lê Thị Bích Thủy Viện Văn hóa và Phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Tóm tắt. Sử thi Ramayana là một bức tranh hoàn chỉnh về cuộc sống của nhân dân Ấn Độ cổ đại với những tư tưởng đạo đức, triết lí nhân sinh sâu sắc và những quan niệm tôn giáo dưới hình thức kể chuyện người anh hùng trong quá khứ. Với thái độ, tình cảm của bậc con cháu đối với “quá khứ tuyệt đối”, tác giả sử thi đã sử dụng một cách sáng tạo biểu tượng nghệ thuật đặc thù là hình ảnh sông Hằng trong miêu tả nhân vật anh hùng để tạo nên sức mạnh biểu đạt mới cho tác phẩm sử thi. Vì vậy, trải qua hàng ngàn năm tồn tại, sử thi Ramayana vẫn chứa đựng một sức hấp dẫn mãnh liệt đối với người đọc, người nghe ở bất kì nơi đâu, trong bất kì thời đại nào. Từ khóa: Biểu tượng, biểu tượng sông Hằng, sử thi Ramayana. 1. Mở đầu Biểu tượng là thông số quan trọng nhất trong tác phẩm, tồn tại như một mã số, một ký hiệu dễ tiếp nhận nhất trong tác phẩm. Biểu tượng là sự gắn bó và chuyển hóa giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt. Biểu tượng khiến cho người ta dễ dàng hiểu được văn hóa của một dân tộc xa lạ một cách nhanh chóng nhất. Hơn thế nữa, chúng lại dễ dàng kết nối những nền văn hóa tưởng chừng khác xa nhau. Trong sử thi Ramayana của Ấn Độ, tác giả đã sử dụng vô vàn những biểu tượng nghệ thuật đặc thù giàu tính ước lệ tượng trưng để khắc họa nhân vật anh hùng của mình. Giải mã và huy động những năng lượng dồn nén trong các biểu tượng nghệ thuật đặc thù của sử thi Ramayana trong việc thể hiện nhân vật anh hùng là vấn đề chúng tôi quan tâm nghiên cứu. Dưới đây, chúng tôi sẽ đi sâu lí giải biểu tượng sông Hằng được miêu tả một cách có hệ thống và có dụng ý nghệ thuật trong sử thi Ramayana. 2. 2.1. Nội dung nghiên cứu Giới thuyết chung về biểu tượng Trong hành trình sáng tạo nghệ thuật, mỗi nhà văn lớn đồng thời cũng là một nhà tư tưởng. Nhưng đó không phải là tư tưởng bằng tư duy lí luận mà bằng sức mạnh của ngôn từ. Đặc trưng nghệ thuật của ngôn từ không chỉ được hình dung như chuyển tải nội dung mà bản thân nó có thể làm nảy sinh tư tưởng. Những hình tượng nghệ thuật ra đời có sức sống sẽ vượt thoát lên trên ý nghĩa biểu đạt và hình thành nên các biểu tượng nghệ thuật. Được khái quát và chưng cất từ thực Ngày nhận bài: 15/11/2017. Ngày sửa bài: 2/1/2018. Ngày nhận đăng: 20/1/2018. Liên hệ: Lê Thị Bích Thủy, e-mail: lebichthuyhcm@gmail.com. 42 Biểu tượng sông Hằng trong sử thi Ramayana Ấn Độ tiễn, biểu tượng nghệ thuật vươn tới biểu đạt chiều sâu xúc cảm, nó sát nhập vào cái hữu hình, cái phần vô hình được nhìn thấy một cách huyền bí. Biểu tượng là một phần của nghệ thuật và góp phần tôn tạo nghệ thuật như một phương tiện không thể thiếu. Nó như một sự vật có hình ảnh mang tính chất thông điệp. Thuật ngữ biểu tượng đi vào đời sống xã hội một cách sâu sắc và trở thành một phần không thể thiếu của nhiều ngành khoa học như Triết học, Tâm lí học, Giáo dục học, Ngôn ngữ học, Văn học. . . Ngay từ thời cổ đại, biểu tượng (symbol) đã được sử dụng và được đề cập bởi các triết gia và các nhà nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu cho rằng biểu tượng ‘là hình ảnh mang lại ý nghĩa tượng trưng, trong đó “hình ảnh mang ý nghĩa” là những hình ảnh có trong đời sống và ý nghĩa tượng trưng mà hình ảnh mang lại có ý nghĩa khái quát hiện thực” [7; tr.31]. Trong nghĩa rộng, biểu tượng là “đặc trưng phản ánh cuộc sống bằng hình tượng của văn học nghệ thuật” và theo nghĩa hẹp, biểu tượng là “một phương thức chuyển nghĩa của lời nói hoặc một loại hình tượng nghệ thuật đặc biệt có khả năng truyền cảm lớn, vừa khái quát được bản chất của một hiện tượng nào đấy, vừa thể hiện một quan niệm, một tư tưởng hay một triết lí sâu xa về con người và cuộc đời. . . Là một phương thức chuyển nghĩa của lời nói, biểu tượng có quan hệ gần gũi với ẩn dụ, hoán dụ. Giống với hoán dụ, ẩn dụ, biểu tượng được hình thành trên cơ sở đối chiếu, so sánh các hiện tượng, đối tượng có những phương diện, khía cạnh, những đặc điểm gần gũi, tương đồng, nhằm làm nổi bật bản chất, tạo ra một ý niệm cụ thể, sáng tỏ về hiện tượng hay đối tượng đó” [8; tr.24]. “Biểu tượng là một hình thái của văn hóa, một kí hiệu hàm nghĩa. Biểu tượng sáng tạo ra để diễn đạt, giao lưu theo phương thức dùng hình ảnh này để bày tỏ ý kia, nhằm nhận thức và khám phá ra những giá trị trong đời sống nhân loại” [1]. Trong những lĩnh vực khoa học của thời đại, biểu tượng học được xem là một “ngành khoa học tương đối trẻ, khai thác và tổng hợp dữ liệu của nhiều ngành khoa học khác” [2; tr.10]. Biểu tượng chứa đựng một lượng thông tin tương đối đa dạng, phong phú, mở ra nhiều tiềm năng cho con người thâm nhập và khám phá thực tế khách quan sinh động. Theo Heghen: “Sự phức hợp của biểu tượng là do một nội dung có thể có nhiề ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Biểu tượng sông Hằng Sử thi Ramayana Triết lí nhân sinh trong sử thi Ramayana Giải mã văn học từ mã văn hóa Thuật ngữ văn họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Đổi mới tư duy nghệ thuật thơ Việt Nam sau 1975
16 trang 93 0 0 -
Giáo trình Triết học Ấn Độ: Phần 1
50 trang 30 0 0 -
Giải thích 150 thuật ngữ văn học: Phần 1 (2004)
231 trang 28 0 0 -
Đặc trưng của văn học thiếu nhi Việt Nam
14 trang 22 0 0 -
Giá trị hiện thực trong những người đàn bà tắm (Thiết Ngưng) qua không gian và thời gian nghệ thuật
12 trang 21 0 0 -
Nhân vật anh hùng trong truyện ngắn Jack London
10 trang 20 0 0 -
Điểm nhìn trần thuật trong sử thi Ramayana của Ấn Độ
9 trang 19 0 0 -
Người kể chuyện trong truyện và tiểu thuyết Nguyễn Khải
6 trang 19 0 0 -
Tục ngữ cải biên trên báo chí - đặc điểm nội dung và hình thức
9 trang 19 0 0 -
Khám phá Từ điển Văn học (Bộ mới): Phần 1
1443 trang 18 0 0