Bộ sách "Bình giải Tứ thư: Luận ngữ - Mạnh tử - Đại học - Trung dung" này gồm 4 quyển: Luận ngữ, Mạnh tử, Đại học và Trung dung được biên soạn từ bộ Tứ thư. Sách bao gồm cả nguyên bản Hán văn, bản Việt dịch cũng như các phần chú thích và bình giải của soạn giả Lý Minh Tuấn. Mời các bạn cùng tham khảo phần 2 của cuốn sách!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bình giải Tứ thư: Luận ngữ - Mạnh tử - Đại học - Trung dung (Phần 2) ĐẠI HỌC CHU HY CHƯƠNG CÚ 朱熹章句子程子曰:大學,孔氏之遺書,而初學入德之門 也。於今可見古人為學次第者,獨賴此篇之存,而 論,孟次之。學者必由是而學焉,則庶乎其不差 矣。Tử Trình tử viết: “Đại học Khổng thị chi di thư, nhi sơ học nhập đức chi môn dã. Ư kim khả kiếncổ nhân vi học thứ đệ giả, độc lại thử thiên chi tồn, nhi Luận, Mạnh thứ chi. Học giả tất do thị nhihọc yên, tắc thứ hồ kỳ bất sai hỹ.Dịch nghĩa:Chương câu của Chu Hy. 36Thầy Trình tử nói: “Đại Học, sách của họ Khổng để lại, là cửa vào đức hạnh của người mới học.Vào thời nay, có thể thấy người xưa học hành có thứ tự là nhờ đọc thiên sách còn lại này, rồi đếnsách Luận Ngữ, sách Mạnh tử. Người học ắt do đấy mà học, thì gần như không sai lầm vậy.”BÌNH GIẢI:Trước Chu Hy, hai thiên sách Đại học và Trung dung vốn nằm chung trong bộ Lễ Ký. Sau này,Chu Hy khảo duyệt lại, mới tách riêng ra, kết hợp với sách Luận ngữ và sách Mạnh Tử làm thànhbộ Tứ Thư chương cú hay Tứ Thư tập chú. Do việc sắp đặt chương, câu lại có hệ thống rõ ràng vàviết lời giới thiệu, nên đoạn văn trên được gọi là Chu Hy chương cú. Vì tôn trọng Trình tử là bậcthầy nên ở đây Chu Hy đã trích lời Trình tử để dẫn vào nội dung sách Đại Học.Từ thời xa xưa, trước cả Khổng tử, việc học ở Trung Hoa được phân làm hai cấp: Tiểu học và Đạihọc. Theo Chu Hy, trẻ em lên 8 tuổi được đưa vào nhà Tiểu học để học từ thấp lên cao về nhữngđiều thường thức bao gồm lục nghệ: lễ, nhạc, xạ (bắn cung), ngự (cưỡi ngựa), thư (viết chữ), số(tính toán). Lên 15 tuổi, các thiếu niên đã qua bậc tiểu học, gồm con của thiên tử, con của các côngkhanh, đại phu... và một số thiếu niên xuất sắc trong hàng thứ dân được đưa vào nhà Đại học (Tháihọc). Ở đây, họ được học về đạo lý cao siêu để có thể tự sửa mình và biết cách cai trị dân về sau.Theo Trình tử trong phần mở đầu này, sách Đại học do Đức Khổng Tử truyền lại và được xemnhư sách nhập môn về đức hạnh dành cho các môn sinh bậc đại học. Sau khi đã nắm vững cươnglĩnh đạo đức, đường lối tu thân, phương pháp để hiểu rõ sự lý vạn vật, người học mới được hướngdẫn học tới hai sách Luận ngữ và Mạnh Tử. Đó là những sách bàn về sự ứng dụng thực tế đạo lýtrong đời sống xã hội, trong việc chính trị.Nói về thứ tự trong đường lối học vấn của người xưa, Trình tử không đề cập đến sách Trung dung.Lý do có thể nằm trong hai giả thuyết sau:1. Trung dung là sách nói về triết lý cao siêu thuộc phần Hình nhi thượng học, hướng dẫn conngười tiến lên bậc thánh nhân, đi trong thiên đạo. Đó là môn học tâm truyền khó lòng đem giảngchung cho mọi người. Trung Dung chỉ dành riêng cho những môn đệ đặc biệt, thuộc loại như NhanHồi, Tử Tư... có lòng tha thiết hướng tới thánh đạo.2. Trước khi Chu Hy san định bộ Tứ thư tập chú, Đại học và Trung dung là hai thiên sách liên kếtvới nhau trong bộ Lễ Ký. Do đó, Trình tử nói đến sách Đại học là đã bao hàm có Trung dung đi36 Chu Hy (1230-1200): hiệu là Hối Am, đậu Tiến sĩ dưới triều Tống Cao tông, thuộc học phái Trình tử. Vì có côngvới học thuật, sau khi mất ông được phong tước Công và được thờ tại Khổng miếu. Người đời thường gọi ông là ChuVăn Công.kèm.Cụ Phan Bội Châu cho rằng sách Trung dung khó hiểu; vì thế nếu hiểu theo giả thuyết thứ nhất,người xưa đã đặt Trung dung sang một bên, không đặt trong giáo trình học vấn phổ thông thì cũngcó lý.Về sách Trung Dung, cụ Phan viết như sau:“Bản sách này ở trong Khổng học là một bản sách rất cao, bàn đạo lý rất thâm thúy, góp cả thiênđạo và nhân sự, đủ cả lý luận và sự thực. Xem ở trên mặt chữ và chương cú, không được dễ hiểunhư Đại học và Luận ngữ Học giả bắt đầu vào cửa Khổng học thiệt chưa có thể lĩnh hội được cảtuyền thư.” (Khổng học đăng: Quyển I, trang 310)Ở đây, Trình tử cho rằng theo thứ tự của người xưa, học nguyên tắc căn bản trong sách Đại họctrước, rồi mới học sang phần ứng dụng ở Luận ngữ, Mạnh tử sau thì tránh được sai lầm. PHẦN KINH大學之道;在明明德,在親民,在止於至善。Đại học chi đạo, tại minh Minh Đức, tại thân dân, tại chỉ ư chí thiện.知止而后有定,定而后能靜,靜而后能安,安而后 能慮,慮而后能得。Tri chỉ nhi hậu hữu định, định nhi hậu năng tĩnh, tĩnh nhi hậu năng an, an nhi hậu năng lự, lự nhihậu năng đắc.物有本末,事有終始,知所先後,則近道矣。Vật hữu bản mạt, sự hữu chung thủy, tri sở tiên hậu, tắc cận đạo hỷ.古之欲明明德於天下者,先治其國;欲治其國者, 先齊其家;欲齊其家者,先脩其身;欲脩其身者, 先正其心;欲正其心者,先誠其意;欲誠其意者, 先致其知;致知在格物。Cổ chi dục minh minh đức ư thiên hạ giả, tiên trị kỳ quốc. Dục trị kỳ quốc giả, tiên tề kỳ gia. Dụctề kỳ gia giả, tiên tu kỳ thân. Dục tu kỳ thân giả, tiên chính kỳ tâm. Dục chính kỳ tâm giả, tiênthành kỳ ý. Dục thành kỳ ý giả, tiên trí kỳ tri. Trí tri tại cách vật.物格而后知至,知至而后意誠,意誠而后心正,心正而后身脩,身脩而 后家齊,家齊而后國治,國治 而后天下平。Vật cách, nhi hậu tri chí. Tri chí, nhi hậu ý thành. Ý thành, nhi hậu tâm chính. Tâm chính, nhi hậuthân tu. Thân tu, nhi hậu gia tề. Gia tề, nhi hậu quốc trị. Quốc trị, nhi hậu thiên hạ bình.自天子以至於 ...