Danh mục

Bình luận án lệ 04/2016/AL

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 489.01 KB      Lượt xem: 24      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này bình luận về Án lệ 04/2016/AL. Án lệ này có thể được coi là một trong những án lệ lớn của Việt Nam, được sử dụng rất nhiều trong thực tiễn, có tính hữu dụng cao cũng như có tính thuyết phục, hợp lí, phù hợp với pháp luật nước ta.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bình luận án lệ 04/2016/AL BÌNH LUẬN ÁN LỆ 04/2016/AL Trương Kỳ Danh Trường Đại học Kinh tế - Luật Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh.Tóm tắt Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 nước ta quy định: Việc định đoạt tài sản chungphải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp tài sản chunglà bất động sản. Tuy nhiên, trên thực tế thường xuyên gặp trường hợp người chồng,người vợ định đoạt tài sản chung, người còn lại biết, không phản đối và có những ứng xửthể thiện họ chấp nhận việc định đoạt tài sản chung đó. Quyết định giám đốc thẩm số04/2010/QĐ-HĐTP ngày 03-3-2010 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối caođã có hướng giải quyết cho tình huống nêu trên. Và hướng giải quyết đấy đã được pháttriển thành Án lệ 04/2016/AL. Án lệ này có thể được coi là một trong những án lệ lớn củaViệt Nam, được sử dụng rất nhiều trong thực tiễn, có tính hữu dụng cao cũng như có tínhthuyết phục, hợp lí, phù hợp với pháp luật nước ta. Bài viết này bình luận về Án lệ04/2016/AL.Từ khóa: Án lệ, Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, Định đoạt tàisản chung của vợ chồng, Xác lập quyền sở hữu theo thỏa thuận.I. Khái quát về Án lệ 04/2016/AL Án lệ số 04/2016/AL được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thôngqua ngày 06 tháng 4 năm 2016 và được công bố theo Quyết định 220/QĐ-CA ngày 06tháng 4 năm 2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.1. Nguồn án lệ Quyết định giám đốc thẩm số 04/2010/QĐ-HĐTP ngày 03-3-2010 của Hội đồngThẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án “Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượngquyền sử dụng đất” tại thành phố Hà Nội giữa nguyên đơn là bà Kiều Thị Tý, ông ChuVăn Tiến với bị đơn là ông Lê Văn Ngự; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà LêThị Quý, bà Trần Thị Phấn, anh Lê Văn Tám, chị Lê Thị Tường, anh Lê Đức Lợi, chị LêThị Đường, anh Lê Mạnh Hải, chị Lê Thị Nhâm.2. Khái quát nội dung của án lệ2.1. Tình huống án lệ Trường hợp nhà đất là tài sản chung của vợ chồng mà chỉ có một người đứng tênký hợp đồng chuyển nhượng nhà đất đó cho người khác, người còn lại không ký tên tronghợp đồng; nếu có đủ căn cứ xác định bên chuyển nhượng đã nhận đủ số tiền theo thỏathuận, người không ký tên trong hợp đồng biết và cùng sử dụng tiền chuyển nhượng nhàđất; bên nhận chuyển nhượng nhà đất đã nhận và quản lý, sử dụng nhà đất đó công khai. 152.2. Giải pháp pháp lý Người không ký tên trong hợp đồng biết mà không có ý kiến phản đối gì thì phảixác định là người đó đồng ý với việc chuyển nhượng nhà đất.3. Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ Khoản 2 Điều 176 của Bộ luật dân sự năm 1995 và Điều 15 của Luật hôn nhân vàgia đình năm 1986.4. Từ khóa của án lệ “Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất”; “Định đoạt tài sảnchung của vợ chồng”; “Xác lập quyền sở hữu theo thỏa thuận”.5. Nội dung của án lệ Về hợp đồng mua bán nhà, đất ngày 26-4-1996: Việc chuyển nhượng nhà, đất diễnra từ năm 1996, sau khi mua nhà, đất, ông Tiến, bà Tý đã trả đủ tiền, nhận nhà đất, tônnền đất, sửa lại nhà và cho các cháu đến ở. Trong khi đó gia đình ông Ngự, bà Phấn vẫn ởtrên diện tích đất còn lại, liền kề với nhà ông Tiến, bà Tý. Theo lời khai của các ngườicon ông Ngự, bà Phấn thì sau khi bán nhà, đất cho vợ chồng bà Tý, ông Ngự, bà Phấn đãphân chia vàng cho các người con. Mặt khác, sau khi chuyển nhượng và giao nhà đất choông Tiến, bà Tý thì ngày 26-4-1996, ông Ngự còn viết “giấy cam kết” có nội dung mượnlại phần nhà đất đã sang nhượng để ở khi xây dựng lại nhà trên phần đất còn lại và trongthực tế vợ chồng bà Phấn, ông Ngự đã sử dụng phần nhà đất của bà Tý, ông Tiến khi xâydựng nhà. Như vậy, có cơ sở xác định bà Phấn biết có việc chuyển nhượng nhà, đất giữaông Ngự với vợ chồng ông Tiến và bà Tý, bà Phấn đã đồng ý, cùng thực hiện nên việc bàPhấn khiếu nại cho rằng ông Ngự chuyển nhượng nhà đất cho vợ chồng bà Tý bà khôngbiết là không có căn cứ.II. Bình luận Án lệ 04/2016/AL Câu hỏi đầu tiên được đặt ra là: Liệu Án lệ 04/2016/AL có thuyết phục không, cóhợp lí không? Căn cứ Điểm a Khoản 2 Điều 35 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014: Việcđịnh đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong nhữngtrường hợp tài sản chung là bất động sản.12 Như vậy, việc công bố Án lệ 04/2016/AL cóđang đi ngược lại, mâu thuẫn với Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 không? Căn cứ Khoản 3 Điều 3 Bộ luật Dân sự 2015 về Các nguyên tắc cơ bản của phápluật dân sự: Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sựcủa mình một cách thiện chí, trung thực.13 Như vậy, thiện chí, trung thực là gì? Nội dungcủa nguyên tắc thiện chí, trung thực là cá nhân, pháp nhân khi tham gia giao dịch dân sựphải hợp tác, giúp đỡ nhau để xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Mỗibên không chỉ quan tâm đến lợi ích của mình mà còn phải quan tâm đến quyền và lợi íchhợp pháp của cá nhân, pháp nhân khác, của Nhà nước và xã hội. Cùng với việc quan tâm,12 Luật Hôn nhân và Gia đình 201413 Bộ luật Dân sự 2015 16tôn trọng các lợi ích hợp pháp của người khác, các bên tham gia giao dịch dân sự cònphải tìm mọi biện pháp cần thiết để thực hiện các cam kết, thỏa thuận và hạn chế các thiệthại gây ra cho nhau. Nguyên tắc này được xây dựng trên cơ sở tôn trọng quyền conngười, quyền công dân đã được nêu rõ trong Hiến pháp 2013. 14 Điều 15 Hiến pháp 2013quy định: Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác. Việc thực hiện quyềncon người, quyền công dân không được xâm phạm đến quyền và lợi ích của người khác.15 Trong trường hợp này, ta thấy rõ ràng bà Phấn là người không ngay tình, thiện chí.Bà Phấn trước đó dù có những cư ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: