Thông tin tài liệu:
Bình luận Dự thảo Luật Viễn thôngDiễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam 2009BÌNH LUẬN & ĐỀ XUẤT DỰ THẢO #23 LUẬT VIỄN THÔNG Người trình bày Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam TỔNG QUAN Việt Nam hiện nay đã thiết lập được một cơ sở hạ tầng và nền tảng phần cứng cho ngành viễn thông. Tuy vậy, cần cải thiện một số lĩnh vực viễn thông quan trọng như phát triển phần mềm, nâng cao năng lực, sở hữu trí tuệ (SHTT) và các vấn đề liên quan đến SHTT, chất lượng dịch vụ, mở cửa ngành...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bình luận Dự thảo Luật Viễn thông Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam 2009 Bình luận Dự thảo Luật Viễn thông Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam 2009 BÌNH LUẬN & ĐỀ XUẤT DỰ THẢO #23 LUẬT VIỄN THÔNG Người trình bày Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Việt NamTỔNG QUANViệt Nam hiện nay đã thiết lập được một cơ sở hạ tầng và nền tảng phần cứng chongành viễn thông. Tuy vậy, cần cải thiện một số lĩnh vực viễn thông quan trọng nhưphát triển phần mềm, nâng cao năng lực, sở hữu trí tuệ (SHTT) và các vấn đề liên quanđến SHTT, chất lượng dịch vụ, mở cửa ngành viễn thông và nâng cao hiệu quả cạnhtranh ở khắp các lĩnh vực trong ngành. Điều này đòi hỏi phải có những văn bản quyphạm pháp luật minh bạch và công khai.Ngành Công nghệ thông tin (cả phần cứng và phần mềm), khi kết hợp với mảng côngnghệ thông tin của các dịch vụ viễn thông (gọi chung là CNTT&VT), hiện là một trongnhững ngành có quy mô lớn nhất thế giới và được đặc thù bởi ràng buộc về quyền sởhữu trí tuệ chặt chẽ. Sự tăng vọt của các phân khúc kinh doanh này sẽ còn tiếp diễn,ngay cả trong bối cảnh suy thoái toàn cầu hiện nay, dù với tốc độ chậm hơn.Trong khuôn khổ ngành công nghiệp viễn thông, các lĩnh vực này đóng một vai tròquan trọng bảo đảm cho Việt Nam duy trì được tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tếbền vững thông qua nâng cao hiệu quả và năng suất bằng một số biện pháp như: thựchành tiết kiệm chi phí trong chuỗi cung ứng công nghiệp, tổ chức phổ biến thông tin sâurộng và ít tốn kém hơn thông qua các chương trình đào tạo và tạo thêm những cơ hộikinh doanh và việc làm nhằm mở rộng dịch vụ giá trị gia tăng trong quản trị thông tin.Hợp tác đa dạng (nhà nước – tư nhân) là yếu tố then chốt để lồng ghép hiệu quảCNTT&VT vào chức năng quản lý nhà nước về kinh tế. AmCham khuyến nghị Chínhphủ Việt Nam tăng cường cộng tác với khu vực tư nhân trong cải cách chính sách vàphát huy tối đa tiềm năng của ngành viễn thông trong nâng cao năng suất.BÌNH LUẬN & ĐỀ XUẤT DỰ THẢO #23 LUẬT VIỄN THÔNGCác vấn đề về Viễn thông nói chunga) Chính sách, cơ chế rõ ràngLuật và các văn bản hướng dẫn luật cần quy định rõ ràng, đưa vào triển khai và thực thinhằm thu hút đầu tư. Cần nhớ rằng mục đích chính của việc tự do hoá ngànhCNTT&VT chính là nhằm cung cấp cho người tiêu dùng cũng như doanh nghiệp nhữngdịch vụ truyền thông đa dạng, hiệu quả và với chi phí thấp hơn. Chính phủ cần xây dựngmột „lộ trình‟ mở cửa và tiếp tục cải cách, trong đó có tính đến tất cả các đối tượng ởcác ngành liên quan thông qua trưng cầu ý kiến, hội thảo giữa chính phủ và doanhnghiệp, các kinh nghiệm quốc tế tối ưu và nhiều biện pháp khác với sự tham gia của cácđối tượng chính. Trang 1/9Bình luận Dự thảo Luật Viễn thông Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam 2009b) Luật định cần độc lập và minh bạchTính độc lập và minh bạch trong luật là yếu tố thiết yếu để luật có hiệu lực và hơn nữalà để tạo ra một môi trường khuyến khích cạnh tranh và thu hút đầu tư. Đây cũng lànhững nội dung chính trong Cam kết về Viễn thông trong Hiệp định GATS mà ViệtNam là thành viên. Việc thiếu minh bạch trong quá trình lập pháp là mầm mống của bấtổn, khiến các nhà đầu tư hiện tại rút vốn về nước và làm nản lòng những người đangcân nhắc đầu tư. Yếu tố độc lập và minh bạch của luật pháp cũng là yếu tố quan trọngcho phép các cơ quan luật pháp giám sát môi trường kinh doanh một cách hiệu quả đểbảo đảm các đơn vị trong ngành tuân thủ luật pháp và quy chế.c) Thực thi kịp thời và triệt để các Cam kết và Nguyên tắc WTONhư đã nêu ở trên, Việt Nam là một nước thành viên trong Cam kết về Viễn thông củaHiệp định GATS. Sự tuân thủ các nguyên tắc trong hiệp định cũng như các cam kết củaViệt Nam khi tham gia WTO đóng vai trò quan trọng để thực hiện thành công quá trìnhtự do hóa ngành dịch vụ viễn thông. Tuy Việt Nam đã và đang đạt được nhiều tiến bộtrong việc thực thi các luật định, quy chế mới phù hợp với các cam kết tham gia WTOnhưng trên thực tiễn cần có những cải cách nhanh chóng, toàn diện ở một cấp độ caohơn cả tinh thần và lời lẽ của các cam kết.Bằng việc bổ sung các biện pháp bảo hộ pháp lý trong khuôn khổ WTO thể hiện rõ ýmuốn mở cửa thị trường cho cạnh tranh, Việt Nam sẽ củng cố niềm tin và thúc đẩy việcgia nhập thị trường của nhà đầu tư. Đặc biệt, thực tiễn đòi hỏi Chính phủ tiếp tục sửađổi dự Luật Viễn thông, qua đó xoá bỏ quy định hạn chế theo cam kết tiếp cận thịtrường WTO của Việt Nam ấn định tỉ lệ góp vốn tối đa của bên nước ngoài trong liêndoanh cung ứng dịch vụ dựa trên hạ tầng mạng có sẵn ở mức 49%. Các cam kết WTOcủa Việt Nam không quy định xoá bỏ hạn chế này, do đó trên thực tế đã ngăn chặn khảnăng đối tác nước ngoài có được quyền kiểm soát liên doanh trong ngành viễn thông đốivới các dịch vụ này (quy định hạn chế ghi rõ bên nắm 51% được quyền kiểm soát). NếuLuật Viễn thông chưa quy định bãi bỏ hạn chế này thì đầu tư nước ngoài trong mảngdịch vụ viễn thông sẽ còn gặp vô vàn trở ngại. Những quy định tương tự cho thấy Chínhphủ cần coi các cam kết WTO như một mức sàn chứ không phải mức trần.Thực tiễn ngành đòi hỏi Chính phủ áp dụng các biện pháp bảo hộ cạnh tranh nhằm ngănchặn các hành vi chống cạnh tranh trong ngành CNTT&VT, bảo đảm sự liên kết hiệuquả với các nhà cung cấp Phần cứng, Phần mềm CNTT và dịch vụ Viễn thông lớn, đồngthời thực hiện các nghĩa vụ về dịch vụ nói chung một cách minh bạch, không phân biệtvà cạnh tranh công bằng.AmCham đề nghị Chính phủ sử dụng Luật Viễn thông đang hoàn thiện như một phươngtiện để xây dựng một nền viễn thông năng động hơn, đặc biệt trong bối cảnh ngành nàyđang bị chi phối bởi những công nghệ tích hợp ảnh hưởng nhiều đến phương thứctruyền tải tiếng nói, dữ liệu và hình ảnh.Các vấn đề viễn thông đặc thù (Hạ tầng và Dịch vụ)a) Kh ...