Danh mục

Bộ 10 đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt năm 2020-2021

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 518.50 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 8,000 VND Tải xuống file đầy đủ (16 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Việc ôn thi sẽ trở nên dễ dàng hơn khi các em có trong tay Bộ 10 đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt năm 2020-2021 được chia sẻ trên đây. Tham gia giải đề thi để rút ra kinh nghiệm học tập tốt nhất cho bản thân cũng như củng cố thêm kiến thức để tự tin bước vào kì thi tuyển sinh chính thức các em nhé! Chúc các em ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bộ 10 đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt năm 2020-2021BỘ 10 ĐỀ THI VÀO LỚP 6 MÔN TIẾNG VIỆT NĂM 2020-2021 (CÓ ĐÁP ÁN) Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt (Đề 1) Thời gian làm bài: 45 phútPHẦN I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm)Chọn chữ cái đứng trước đáp án đúng của mỗi câu (từ câu 1 đến câu 8) chép vàobài làm.Câu 1: Trong các thành ngữ sau đây, thành ngữ nào không chứa cặp từ trái nghĩa?A. Gần nhà xa ngõ.B. Chân lấm tay bùn.C. Ba chìm bảy nổi.D. Lên thác xuống ghềnh.Câu 2: Dòng nào sau đây đều là từ ghép tổng hợp?A.Tốt tươi, đi đứng, mặt mày, rạo rực.B. Đàn bầu, lạnh lùng, nhỏ nhặt, nấu nướng.C. Hư hỏng, bó buộc, mơ mộng, tóc tai.D. Xanh xao, bọt bèo, yêu thương, đáo để.Câu 3: Từ “ăn” trong câu nào dưới đây được dùng theo nghĩa chuyển?A. Tối nay, tôi ăn cơm ở nhà bà ngoại.B. Ăn trông nồi, ngồi trông hướng.C. Mỗi bữa, nó chỉ ăn có một bát cơm.D. Mẹ tôi là người làm công ăn lương.Câu 4: Câu nào sau đây là câu cầu khiến?A. Lan làm bài tập này thế nào nhỉ?B. Cậu đứng xa chỗ đó ra!C. Bông hoa này đẹp thật!D. Thôi, mình làm vỡ mất lọ hoa này rồi!Câu 5: Câu nào dưới đây đặt dấu gạch chéo (/) đúng vị trí để phân cách chủ ngữ vàvị ngữ?A. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như / tấm kính lau hết mây hết bụi.B. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch / như tấm kính lau hết mây hết bụi.C. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính / lau hết mây hết bụi.D. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể / sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi.Câu 6: Kết hợp nào không phải là một từ?A. Nước biển.B. Xe đạp.C. Học hát.D. Xe cộ.Câu 7: Hai câu thơ sau trong bài “Tiếng vọng” của Nguyễn Quang Thiều sử dụngbiện pháp tu từ gì? “Những quả trứng lại lăn vào giấc ngủ Tiếng lăn như đá lở trên ngàn.”A. Điệp từ - so sánh.B. Ẩn dụ - so sánh.C. Nhân hóa - so sánh.D. Không có sử dụng biện pháp tu từ.Câu 8: Các vế câu trong câu ghép “Mưa càng to, gió càng thổi mạnh.” có quan hệý nghĩa với nhau như thế nào?A. Quan hệ tăng tiến.B. Quan hệ điều kiện, giả thiết - kết quả.C. Quan hệ nguyên nhân - kết quả.D. Quan hệ tương phản.PHẦN II. TỰ LUẬN (16,0 điểm)Câu 1: (1,0 điểm) Xếp các từ in đậm trong đoạn văn dưới đây vào bảng phân loạicho phù hợp: Sau trận bão, chân trời ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặttrời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh và phúc hậu như lòng đỏ mộtquả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặtlên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một chân trời màu ngọc trai nướcbiển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng chosự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông.” (Cô Tô - Nguyễn Tuân) Động từ Tính từ Quan hệ từCâu 2: (3,5 điểm)Xác định các bộ phận chủ ngữ, vị ngữ và trạng ngữ trong mỗi câu sau:a) Buổi sớm, ngược hướng chúng bay đi tìm ăn và buổi chiều theo hướng chúngbay về tổ, con thuyền sẽ tới được bờ.b) Mấy hôm nọ, trời mưa lớn, trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dângtrắng mênh mông.c) Những chú dế bị sặc nước bò ra khỏi tổ.d) Những kiến trúc sư thiết kế công trình đang miệt mài làm việc.Câu 3: (2,0 điểm) Chữa lại mỗi dòng sau đây thành câu theo hai cách khác nhau:a) Những người ngư dân vẫn vượt sóng ra khơi ấyb) Mặc dù tàu Trung Quốc hung hăng đâm vào tàu cảnh sát biển Việt NamCâu 4: (2,5 điểm)Trong bài “Bác ơi!”, nhà thơ Tố Hữu có viết: “Bác sống như trời đất của ta Yêu từng ngọn lúa, mỗi nhành hoa Tự do cho mỗi đời nô lệ Sữa để em thơ, lụa tặng già.”Đoạn thơ trên đã giúp em hiểu được nét đẹp gì trong cuộc sống của Bác Hồ kínhyêu?Câu 5: (7,0 điểm)Em hãy tả lại cảnh vật thiên nhiên và con người mỗi dịp tết đến xuân về. Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt (Đề 2) Thời gian làm bài: 45 phútCâu 1: (2 điểm)Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu sau:a) Ánh trăng trong trẻo chảy khắp nhành cây kẽ lá, tràn ngập con đường trắng xoá.b) Đứng trên mui vững chắc của chiếc xuồng máy, người nhanh tay có thể với lênhái được những trái cây trĩu quả xuống từ hai phía cù lao.Câu 2: (2 điểm)Đọc kỹ đoạn văn sau:“Chú chuồn chuồn nước tung cánh bay vọt lên. Cái bóng chú nhỏ xíu lướt nhanhtrên mặt hồ. Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng.”a. Tìm và chỉ ra từ ghép, từ láy trong đoạn văn trên.b. Tìm và chỉ ra danh từ, động từ trong đoạn văn trên.Câu 3: (1 điểm)Chép lại và điền dấu câu thích hợp cho đoạn thơ sau:Mẹ gà hỏi conNgủ chưa đấy hảCả đàn nhao nhaoNgủ rồi đấy ạCâu 4: (5 điểm) Cơn mưa dông vừa dứt cũng là lúc ngày khép lại. Vầng trăng lên,đêm mở ra. Cảnh vật đẹp lung linh dưới ánh trăng. Hãy tả lại cảnh đó và phát biểucảm nghĩ của em. Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt (Đề 3) Thời gian làm bài: 45 phútCâu 1 (1,0 điểm)1/ Các từ ngữ trong mỗi nhóm dưới đây có đặc điểm chung gì?a) Mênh mông, lộp độp, mềm mại, rào rào.b) Nhi đồng, trẻ em, thiếu nhi, con trẻ.c) Cánh buồm, cánh chim, cánh diều, cánh quạt.d) Đồng nội, đồng hành, đồng tiền, trống đồng.Câu 2 (1,0 điểm)1. Điền các từ tài đức, tài hoa, tài năng, tài trí vào chỗ trống sao cho thích hợp:a. Chúng ta cần phát hiện và bồi dưỡng những...... trẻ cho đất nước.b. Em sẽ cố gắng để trở thành một người.... vẹn toàn.c. Cách đối đáp của Giang Văn Minh khi đi sứ Trung Quốc cho thấy ông là người....d. Chúng tối trầm trồ trước những nét chạm trổ......Câu 3 (3,0 điểm): Đọc kĩ hai khổ thơ sau và trả lời câu hỏi:Thời gian chạy qua tóc mẹMột màu trắng đến nôn naoLưng mẹ cứ còng dần xuốngCho con ngày một thêm caoMẹ ơi trong lời mẹ hátCó cả cuộc đời hiện raLời ru chắp con đôi cánhLớn rồi con sẽ bay xa. ...

Tài liệu được xem nhiều: