Danh mục

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - DỰ ÁN PHÁT TRIỂN GIÁO VIÊN TIỂU HỌC Phần 7

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 369.88 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Lập dàn bài cho phần câu hỏi: Bạn cần thiết lập một danh sách những ý cần đưa vào bản câu hỏi. Muốn vậy, hãy dựa vào mục đích của cuộc nghiên cứu và cơ sở lí luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu để phác hoạ các ý tưởng cần hỏi.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - DỰ ÁN PHÁT TRIỂN GIÁO VIÊN TIỂU HỌC Phần 7 cũng được gộp lại và trước mỗi nhóm câu đó nên có phần hướng dẫn cách trả lời.2. Lập dàn bài cho phần câu hỏi: Bạn cần thiết lập một danh sách những ý cầnđưa vào bản câu hỏi. Muốn vậy, hãy dựa vào mục đích của cuộc nghiên cứu vàcơ sở lí luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu để phác hoạ các ý tưởng cần hỏi.Công việc này cần nhiều thời gian và sự sáng tạo. Nên liệt kê tất cả ra giấy. Nếucó khá nhiều ý, bạn cần đọc kĩ nhiều lần, loại bỏ những ý không hợp, các ý cònlại sắp xếp chúng vào các nhóm chủ đề. Mỗi nhóm sẽ gồm một số câu hỏi.Trong nhiệm vụ 2.1, để xác định các ý cần hỏi, bạn cần phải dựa vào cơ sở tâmlí học về hứng thú. Có hai khái niệm công cụ là “hứng thú” và “hứng thú họctập”. Theo các tài liệu tâm lí học đại cương, hứng thú được coi là thái độ đặcbiệt của cá nhân đối với một đối tượng, vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừacó khả năng mang lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động. Khinói đến hứng thú tức là nói đến sự tập trung chú ý cao, sự say mê trong hoạtđộng, sự gia tăng cường độ làm việc mà không mệt mỏi, tăng hiệu quả hoạtđộng nhận thức. Từ các ý nêu trên, hứng thú có liên quan đến cả ba mặt nhậnthức, tình cảm, và hành động. Như vậy, tìm hiểu hứng thú học tập cần địnhhướng vào ba mặt: mặt nhận thức về học tập; mặt tình cảm đối với học tập vàmặt hành động tích cực học tập. Bản bút vấn sẽ tập trung các câu hỏi làm rõ sựbiểu hiện của ba mặt nói trên ở học sinh trong hoạt động học tập. Thành phầnchính có thể là :Nội dung 1: Học sinh nhận thức tầm quan trọng của các môn học như thế nào ?Mức độ tập trung chú ý trong từng môn học ?Nội dung 2: Tình cảm của học sinh biểu hiện trong từng môn học ra sao ? Mứcđộ yêu thích ? Các lí do yêu thích hay chán nản một môn học ?Nội dung 3: Có những biểu hiện cụ thể gì trong hành động như sự kéo dài thờigian học tập với môn học yêu thích, sự gia tăng cường độ học tập hay làm nhiềuhơn các yêu cầu của giáo viên ?Bạn hãy tiếp tục làm rõ hơn ba nội dung trên. Hãy chỉ ra thêm những biểu hiệnkhác về nhận thức, tình cảm và hành động của học sinh đối với các môn học.Khi các ý càng nhiều thì bảng câu hỏi càng đầy đủ.3. Dạng câu hỏi: Có hai loại câu hỏi thường thấy trong bản bút vấn.a) Các câu hỏi mở (free-response questions): phần câu hỏi đề cập đến một vấn đề muốn hỏi (giống như các câu hỏi tự luận thường thấy trong lớp học). Phần trả lời bỏ trống nhiều dòng, người trả lời tự do viết ra các ý của mình. Khi xử lí các câu hỏi này, phải dùng phương pháp phân tích nội dung để mã hoá, phân loại. Ví dụ: Hãy cho biết ý kiến riêng của bạn về nhu cầu học thêm của học sinh tiểu học hiện nay ? ......................................................................................................................... .........................................................................................................................b) Các câu hỏi đóng (closed questions hay multiple-choice questions): phần hỏi giống câu hỏi mở. Phần trả lời đã ghi sẵn các ý để người trả lời lựa chọn. Tuỳ theo tính chất câu hỏi, chỉ được chọn 1 trong số đó (như chọn 1 mức yêu thích) hay có thể chọn nhiều hơn một (như chọn một số nguyên nhân trong danh sách các nguyên nhân). Đôi khi muốn được thêm thông tin, hoặc người nghiên cứu cho rằng các ý đưa ra chưa đủ thì sau các ý chọn người nghiên cứu ghi thêm dòng “các ý khác” và để vài dòng trống cho người trả lời. Ví dụ 1 : Bạn hãy tự đánh giá khả năng sử dụng ngôn ngữ của bạn ? a) Rất tốt. b) Khá tốt. c) Không tốt, không xấu (trung bình). d) Không được tốt lắm. e) Hoàn toàn không tốt. Ví dụ 2 : Theo bạn, những nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu gây ra tình trạng học sinh tiểu học học kém ? a) Học sinh không tập trung chú ý trong giờ học. b) Thầy (cô) giáo không bao quát lớp học lúc giảng bài. c) Thầy (cô) giáo quá hiền, ít răn đe, trách phạt học sinh. d) Học sinh không có đủ sách giáo khoa. e) Học sinh không học bài, làm bài tập ở nhà. f) Cha mẹ ít quan tâm kiểm soát con cái học ở nhà. g) Thiếu giáo cụ trực quan dùng cho các tiết giảng. h) Học sinh bị mất căn bản kiến thức từ lớp dưới. i) Phương pháp dạy thúc đẩy học sinh học tủ, học vẹt. j) Những nguyên nhân khác (xin ghi ra bên dưới)...............................................................................................................Bạn cần biết một thực tế là, qua xử lí nhiều bản bút vấn, người ta thấy nhữngphần trả lời mở trong bản bút vấn ít khi được tất cả người trả lời quan tâm điền đầy đủ. Họ thường bỏ trống. Có lúc những ý trả lời không sát với phần câu hỏi. Vì vậy nên có sự cân nhắc ...

Tài liệu được xem nhiều: