Danh mục

Các Phương Pháp Phổ Cập Kiến Thức Cho Học Sinh Dân Tộc Phần 9

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 437.31 KB      Lượt xem: 34      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 6,000 VND Tải xuống file đầy đủ (18 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hướng dẫn HS tìm từ mới thay thế (HS tự tìm hoặc GV gợi ý một số từ cùng nghĩa để HS lựa chọn. Trong trường hợp câu trên, GV có thể thay thế bằng các từ : tạm biệt, từ biệt, chia tay). − Phân tích cấu trúc câu sai ngữ pháp : Chỉ ra các thành phần câu, trật tự của các thành phần câu, trật tự từ trong câu, cách sử dụng dấu câu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các Phương Pháp Phổ Cập Kiến Thức Cho Học Sinh Dân Tộc Phần 9 − Hướng dẫn HS tìm từ mới thay thế (HS tự tìm hoặc GV gợi ý một số từ cùng nghĩa để HS lựa chọn. Trong trường hợp câu trên, GV có thể thay thế bằng các từ : tạm biệt, từ biệt, chia tay). − Phân tích cấu trúc câu sai ngữ pháp : Chỉ ra các thành phần câu, trật tự của các thành phần câu, trật tự từ trong câu, cách sử dụng dấu câu... để HS nhận biết các lỗi sai trong câu. − Hướng dẫn HS tập sửa lỗi câu trên bảng : GV kẻ bảng thành 3 cột, cột thứ nhất ghi câu sai hoặc có dùng từ sai, cột thứ hai ghi lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp, cột thứ ba ghi câu đã sửa thành câu đúng. − Hướng dẫn HS sửa lỗi trong bài tập làm văn của các em (viết lại câu đã sửa xuống dưới bài làm).III. CÂU HỎI TỰ ĐÁNH GIÁ 1. Theo bạn, HSDT ở nơi bạn dạy học thường mắc các loại lỗi văn viết nào ? Đánh dấu?× vào ô trống mà bạn chọn : − Lỗi chính tả : Viết sai các phụ âm đầu. Viết sai các dấu thanh. Viết sai một số nguyên âm đơn và đôi. Viết sai các phụ âm cuối. − Lỗi dùng từ : Dùng từ sai nghĩa. Dùng từ không chính xác. − Lỗi viết câu : Câu thiếu chủ ngữ hoặc vị ngữ (câu què). Câu chỉ có thành phần phụ (câu cụt). Câu có nhiều từ ngữ thừa, rườm rà, lủng củng. 2. Theo bạn, do đâu HSDT ở tiểu học thường mắc nhiều loại lỗi khi làm văn ? Khoanh tròn chữ cái in hoa ở đầu đáp án đúng : A. Trình độ TV của HSDT yếu kém. B. Sự khác nhau về nhiều yếu tố giữa TV và TMĐ của HS. C. Nội dung và phương pháp dạy tập làm văn ở tiểu học không phù hợp với HSDT. D. GV chưa quan tâm hướng dẫn HSDT sửa lỗi viết văn. 3. Bạn hãy ghi lại quy trình sửa các loại lỗi văn viết cho HSDT. 4. Học xong bài này, bạn sẽ làm gì tiếp theo ? (Đánh dấu × vào ô trống mà bạn chọn). Không làm gì cả. -Lập bảng thống kê phân loại lỗi văn viết của HS các dân tộc nơi trường lớp mình đang dạy học. Cùng đồng nghiệp xây dựng quy trình hợp lí nhất sửa lỗi văn viết cho HS.IV. THÔNG TIN PHẢN HỒI VỀ CÂU HỎI TỰ ĐÁNH GIÁ Câu 1 : Tuỳ thuộc vào đối tượng HSDT ở trường lớp của mình mà bạn chọn. Câu 2 : Khoanh tròn các chữ cái A, B, C. Câu 3 : Xem trong bài (Phần thông tin cơ bản của nội dung 2.2). Câu 4 : Theo kế hoạch dự định của bạn.V. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Thực hành tập làm văn 2 − Trần Mạnh Hưởng − NXBGD, H. 2003. 2. Thực hành tập làm văn 4 − Trần Mạnh Hưởng − NXBGD, H. 2003. 3. Phương pháp dạy TV cho HSDT ở trường tiểu học − Lê A, Mông Ký Slay, Đào Nam Sơn, Đào Ngọc, Bộ GD và ĐT − Vụ Giáo viên, H.1993. CHỦ ĐỂ 19 (4 tiết) Huớng dẫn dạy Học Sinh dân tộc viết đúng chính tảI. MỤC TIÊU 1. Kiến thức − Nắm vững nội dung, yêu cầu dạy viết chính tả ở tiểu học. − Trên cơ sở đó, đối chiếu với đặc điểm HSDT, hiểu được nguyên nhân mắc lỗi chính tả của các em để có biện pháp luyện viết phù hợp. 2. Kĩ năng − Khảo sát, thống kê và phân loại lỗi chính tả của HSDT. − Thiết kế được các bài luyện tập chính tả phù hợp với HSDT. 3. Thái độ − Có ý thức nói, viết đúng TV để làm mẫu cho HSDT. − Có ý thức rèn viết đúng chính tả cho HSDT trong các phân môn khác.II. NỘI DUNG Tìm hiểu nội dung yêu cầu dạy Chính tả ở Tiểu học Hoạt động 1. Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu nội dung yêu cầu dạy chính tả ở tiểu học 1.1. Đọc các tài liệu : + Chương trình Tiểu học 2000 ( Môn TV, kĩ năng viết chính tả các lớp 1, 2, 3, 4, 5). + Phần luyện tập chính tả trong sách TV 1, 2, 3. 1. 2. Làm bài tập : + Tóm tắt 3 nhiệm vụ của phân môn Chính tả. + Lập bảng thống kê mức độ, chỉ tiêu cung cấp kiến thức, kĩ năng cần rèn luyện ở từng khối lớp. 1.3. Thảo luận nhóm về nội dung mức độ cần đạt ở từng lớp, liên hệ trình độ viết chính tả của HSDT. Đặc biệt, chú ý thảo luận nội dung chính tả khu vực dạy cho HSDT đã được thực hiện ra sao ở trường lớp các bạn. 1.4. Đọc thông tin cơ bản dưới đây và đối chiếu phần tóm tắt của mình. Thông tin cơ bản 1. Nhiệm vụ cơ bản của phân môn Chính tả a) Giúp HS nắm vững các quy tắc chính tả và hình thành kĩ năng viết đúng chính tả. b) Kết hợp luyện tập viết đúng chính tả với rèn luyện kĩ năng nghe, luyện phát âm, củng cố nghĩa từ, trau dồi về ngữ pháp TV, góp phần phát triển một số thao tác tư duy. c) Bồi dưỡng một số đức tính, thái độ, tác phong cần thiết trong công việc như tính cẩn thận, chính xác, óc thẩm mĩ... 2. Nội dung yêu cầu dạy chính tả từng khối lớpLớp Hình thức chính tả Nội dung luyện tập Mức độ đạt Tập chép, bước đầu Viết các vần khó ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: