Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 và tìm hiểu một số nội dung cơ bản: Phần 1
Số trang: 169
Loại file: pdf
Dung lượng: 507.73 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Cuốn sách "Tìm hiểu một số nội dung cơ bản của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015" được biên soạn dưới dạng hỏi-đáp một số quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 và một số tình huống cụ thể. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 1 dưới đây.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 và tìm hiểu một số nội dung cơ bản: Phần 1 TÌM HIỂU MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ NĂM 2015 Chỉ đạo biên soạn HỒ XUÂN HƯƠNG Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Biên soạn PHÒNG PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT HỘI ĐỒNG PHỐI HỢP PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT THÀNH PHỐ HÀ NỘI TÌM HIỂU MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ NĂM 2015 NHÀ XUẤT BẢN HÀ NỘI - 2017 LỜI GIỚI THIỆU Bộ luật Tố tụng Dân sự được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 25 tháng 11 năm 2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 (trừ các quy định cụ thể hóa các quy định mới có liên quan của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì có hiệu lực từ ngày 01/01/2017). Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 gồm 10 phần, 42 chương, 517 Điều. So với Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004, Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 giữ nguyên 63 điều; sửa đổi, bổ sung 350 điều; bổ sung mới 104 điều; bãi bỏ 07 điều. Trong đó bỏ chương về tương trợ tư pháp trong tố tụng dân sự; bổ sung các chương về thủ tục rút gọn; yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu; yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu, thỏa ước lao động tập thể vô hiệu; yêu cầu Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công; yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án; yêu cầu Tòa án bắt giữ tàu bay, tàu biển. Nhằm tuyên truyền, phổ biến những nội dung cơ bản của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 đến các tầng lớp nhân dân Thủ đô, Sở Tư pháp - Cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố 5 Hà Nội biên soạn cuốn “Tìm hiểu một số nội dung cơ bản của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015”. Cuốn sách được biên soạn dưới dạng hỏi - đáp một số quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 và một sốtình huống cụthể. Trong quá trình biên soạn không tránh khỏi thiếu sót, mong bạn đọc thông cảm và có ý kiến góp ý, phản ánh. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc! Hà Nội, tháng 6 năm 2017 SỞ TƯ PHÁP THÀNH PHỐ HÀ NỘI 6 Phần I HỎI ĐÁP MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ NĂM 2015 I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG 1. Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 điều chỉnh những nội dung gì? Trả lời: Bộ luật Tố tụng Dân sự quy định những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự; trình tự, thủ tục khởi kiện để Tòa án nhân dân giải quyết các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và trình tự, thủ tục yêu cầu để Tòa án giải quyết các việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; trình tự, thủ tục giải quyết vụ án dân sự, việc dân sự tại Tòa án; thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài; thi hành án dân sự; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, của 7 cá nhân, của cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp có liên quan nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự được nhanh chóng, chính xác, công minh và đúng pháp luật. Bộ luật Tố tụng Dân sự góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; giáo dục mọi 2. người nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp được Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định như thế nào? Trả lời: Quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp là một trong những nguyên tắc cơ bản được quy định trong Bộ luật Tố tụng Dân sự. Theo đó cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định có quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác. 8 Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng. Vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng là vụ việc dân sự thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự nhưng tại thời điểm vụ việc dân sự đó phát sinh và cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu Tòa án giải quyết chưa có điều luật để áp dụng. Việc giải quyết vụ việc dân sự được thực hiện theo các nguyên tắc do Bộ luật Dân sự và Bộ luật Tố tụng Dân 3. sự quy định. Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định như thế nào về quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự khi giải quyết vụ việc dân sự? Trả lời: Theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 thì đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó. Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu của mình hoặc thoả thuận với nhau một cách tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội. 9 4. Việc cung cấp chứng cứ và ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 và tìm hiểu một số nội dung cơ bản: Phần 1 TÌM HIỂU MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ NĂM 2015 Chỉ đạo biên soạn HỒ XUÂN HƯƠNG Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Biên soạn PHÒNG PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT HỘI ĐỒNG PHỐI HỢP PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT THÀNH PHỐ HÀ NỘI TÌM HIỂU MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ NĂM 2015 NHÀ XUẤT BẢN HÀ NỘI - 2017 LỜI GIỚI THIỆU Bộ luật Tố tụng Dân sự được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 25 tháng 11 năm 2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 (trừ các quy định cụ thể hóa các quy định mới có liên quan của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì có hiệu lực từ ngày 01/01/2017). Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 gồm 10 phần, 42 chương, 517 Điều. So với Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004, Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 giữ nguyên 63 điều; sửa đổi, bổ sung 350 điều; bổ sung mới 104 điều; bãi bỏ 07 điều. Trong đó bỏ chương về tương trợ tư pháp trong tố tụng dân sự; bổ sung các chương về thủ tục rút gọn; yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu; yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu, thỏa ước lao động tập thể vô hiệu; yêu cầu Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công; yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án; yêu cầu Tòa án bắt giữ tàu bay, tàu biển. Nhằm tuyên truyền, phổ biến những nội dung cơ bản của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 đến các tầng lớp nhân dân Thủ đô, Sở Tư pháp - Cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố 5 Hà Nội biên soạn cuốn “Tìm hiểu một số nội dung cơ bản của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015”. Cuốn sách được biên soạn dưới dạng hỏi - đáp một số quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 và một sốtình huống cụthể. Trong quá trình biên soạn không tránh khỏi thiếu sót, mong bạn đọc thông cảm và có ý kiến góp ý, phản ánh. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc! Hà Nội, tháng 6 năm 2017 SỞ TƯ PHÁP THÀNH PHỐ HÀ NỘI 6 Phần I HỎI ĐÁP MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ NĂM 2015 I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG 1. Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 điều chỉnh những nội dung gì? Trả lời: Bộ luật Tố tụng Dân sự quy định những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự; trình tự, thủ tục khởi kiện để Tòa án nhân dân giải quyết các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và trình tự, thủ tục yêu cầu để Tòa án giải quyết các việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; trình tự, thủ tục giải quyết vụ án dân sự, việc dân sự tại Tòa án; thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài; thi hành án dân sự; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, của 7 cá nhân, của cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp có liên quan nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự được nhanh chóng, chính xác, công minh và đúng pháp luật. Bộ luật Tố tụng Dân sự góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; giáo dục mọi 2. người nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp được Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định như thế nào? Trả lời: Quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp là một trong những nguyên tắc cơ bản được quy định trong Bộ luật Tố tụng Dân sự. Theo đó cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định có quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác. 8 Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng. Vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng là vụ việc dân sự thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự nhưng tại thời điểm vụ việc dân sự đó phát sinh và cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu Tòa án giải quyết chưa có điều luật để áp dụng. Việc giải quyết vụ việc dân sự được thực hiện theo các nguyên tắc do Bộ luật Dân sự và Bộ luật Tố tụng Dân 3. sự quy định. Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định như thế nào về quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự khi giải quyết vụ việc dân sự? Trả lời: Theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 thì đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó. Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu của mình hoặc thoả thuận với nhau một cách tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội. 9 4. Việc cung cấp chứng cứ và ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 Luật Tố tụng Dân sự Hòa giải trong tố tụng dân sự Quyền tranh tụng trong xét xử Quyền khiếu nại tố cáoGợi ý tài liệu liên quan:
-
LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ
20 trang 259 0 0 -
27 trang 228 0 0
-
Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam: Phần 2 - TS. Đoàn Đức Lương và ThS. Nguyễn Sơn Hải
158 trang 110 0 0 -
52 trang 109 0 0
-
82 trang 85 0 0
-
Đề thi môn luật tố tụng dân sự (kèm lời giải) - Đề 17
5 trang 80 0 0 -
124 trang 68 0 0
-
Một số vấn đề về thủ tục rút gọn quy định tại bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 dưới góc nhìn so sánh
8 trang 67 0 0 -
72 trang 64 0 0
-
Luật 33/2005/QH11 - Bộ luật dân sự
168 trang 63 0 0