Danh mục

Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 và tìm hiểu một số nội dung cơ bản: Phần 2

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 103.03 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cuốn sách "Tìm hiểu một số nội dung cơ bản của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015" được biên soạn nhằm tuyên truyền, phổ biến những nội dung cơ bản của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 đến các tầng lớp nhân dân Thủ đô, Sở Tư pháp - Cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố Hà Nội. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 2 dưới đây.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 và tìm hiểu một số nội dung cơ bản: Phần 2 Phần II GIẢI ĐÁP MỘT SỐ TÌNH HUỐNG 1. Tôi muốn khởi kiện ông C tại Tòa án để giải quyết tranh chấp về đất đai giữa gia đình tôi và gia đình nhà ông C nhưng tôi không biết nội dung đơn kiện như thế nào? Xin được hướng dẫn. Trả lời: Tại Khoản 4 Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định như sau: “Điều 189. Hình thức, nội dung đơn khởi kiện 4. Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây: a) Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện; b) Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện; c) Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó; d) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có); 170 đ) Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện; e) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; g) Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; h) Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có); i) Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện. Như vậy, bạn cần làm đơn kiện gửi đến Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền theo các nội dung trên. Bạn lưu ý kèm theo đơn kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm theo Khoản 5 Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự: “Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ 171 chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu 2. của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án”. Thời gian gần đây chồng tôi thường xuyên đánh đập tôi thậm tệ, cuộc sống chung của chúng tôi không thể duy trì. Tôi đã đặt vấn đề ly hôn nhưng chồng tôi không đồng ý. Nay tôi muốn đưa đơn ra Tòa án xin ly hôn. Xin hỏi nếu yêu cầu của tôi được Tòa án chấp nhận giải quyết thì tôi hay chồng tôi phải chịu án phí? Trả lời: Tại Điều 147 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định như sau: “Điều 147. Nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm 1. Đương sự phải chịu án phí sơ thẩm nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án phí sơ thẩm. 172 2. Trường hợp các đương sự không tự xác định được phần tài sản của mình trong khối tài sản chung và có yêu cầu Tòa án giải quyết chia tài sản chung đó thì mỗi đương sự phải chịu án phí sơ thẩm tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được hưởng. 3. Trước khi mở phiên tòa, Tòa án tiến hành hòa giải; nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì họ chỉ phải chịu 50% mức án phí sơ thẩm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này. 4. Trong vụ án ly hôn thì nguyên đơn phải chịu án phí sơ thẩm, không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Trường hợp cả hai thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu một nửa án phí sơ thẩm. 5. Trong vụ án có đương sự được miễn án phí sơ thẩm thì đương sự khác vẫn phải nộp án phí sơ thẩm mà mình phải chịu theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này. 6. Trường hợp vụ án bị tạm đình chỉ giải quyết thì nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm được quyết định khi vụ án được tiếp tục giải quyết theo quy định tại Điều này”. Tại Khoản 2 Điều 68 Bộ luật Tố tụng Dân sự quy định: “Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải 173 quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm.” Như vậy, với việc bạn là người đưa đơn khởi kiện vụ án ly hôn (tức bạn là nguyên đơn) thì bạn sẽ phải chịu án phí sơ thẩm, không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận 3. hay không chấp nhận yêu cầu của bạn. Không đồng ý với Bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện về việc giải quyết tranh chấp về đất ở, tôi muốn làm đơn kháng cáo để yêu cầu giải quyết vụ án tại Tòa án cấp phúc thẩm. Xin hỏi trong trường hợp Tòa phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm (nội dung tôi kháng cáo) thì tôi có phải chịu án phí phúc thẩm không? Trả lời: Tại Điều 148 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định v ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: