Danh mục

Bộ môn Sức khỏe môi trường: Quản lý chất thải rắn

Số trang: 35      Loại file: pdf      Dung lượng: 356.83 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 19,000 VND Tải xuống file đầy đủ (35 trang) 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sau khi học xong bài này học viên có khả năng: 1. Phát hiện các nguồn chất thải rắn 2. Trình bày những vấn đề về sức khoẻ và môi trường liên quan tới chất thải rắn 3. Áp dụng một số phương pháp quản lý và xử lý chất thải rắn để chống ô nhiễm môi trường.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bộ môn Sức khỏe môi trường: Quản lý chất thải rắnQuản lý chất thải rắnBộ môn Sức khoẻ môi trường Module 5. Quản lý chất thải rắn QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮNMỤC TIÊU BÀI HỌCSau khi học xong bài này học viên có khả năng: 1. Phát hiện các nguồn chất thải rắn 2. Trình bày những vấn đề về sức khoẻ và môi trường liên quan tới chất thải rắn 3. Áp dụng một số phương pháp quản lý và xử lý chất thải rắn để chống ô nhiễm môi trường1. ĐỊNH NGHĨA Chất thải là loại vật liệu mà người ta thải đi như một thứ vô giá trị. Quan niệm vềchất thải thường được xét theo nhận định về giá trị sử dụng đối với người sở hữu nó. Chất thải rắn bao gồm tất cả những chất thải không phải nước thải và khí thải. Vìvậy cái gọi là chất thải rắn có thể là một chất rắn, nửa đặc thậm chí là chất lỏng. Thông thường người ta quan niệm rằng quản lý chất thải là thuộc phạm vi tráchnhiệm của chính quyền. Bộ phận quản lý đô thị có nhiệm vụ phải thu gom và xử lý chấtthải.2. PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN Có nhiều cách phân loại chất thải rắn như phân loại theo bản chất của chúng, chẳnghạn rác, tro than, xác súc vật chết, rác quét đường. Tuy vậy, cách phân loại phổ biến nhấtlà phân loại theo nguồn phát thải. Rác thải gia đình hay còn gọi là rác sinh hoạt bao gồm các loại chất thải phát sinhtrong sinh hoạt gia đình. Chúng bao gồm: rác do chế biến thức ăn, quét dọn nhà cửa, trobếp và rác dọn vườn, các vật dụng cũ, bao gói, giấy vệ sinh, phân người v.v. Tại các nướcphát triển thì chủ yếu là giấy, bao bì, túi ni lông, kinh, kim loại, nhựa, vỏ lon. Chất thải thương mại bao gồm rác của các cửa hàng, trạm xăng dầu, nhà hàng,khách sạn, kho tàng và chợ. Thành phần chủ yếu là các vật đựng, bao bì và thực phẩm thảibỏ. Tại các nước đang phát triển thì rác chợ chiếm một phần lớn của rác thương mại. Rácchợ có một tỷ lệ chất hữu cơ rất cao do hàng ăn và gánh bán rong vứt ra. Chất thải công sở bao gồm rác trường học, cơ quan, chất thải bệnh viện, nhà thờ,doanh trại bộ đội, công an. Chất thải cơ quan, trường học thì chủ yếu là giấy. Chất thảicủa các doanh trại thì giống như rác sinh hoạt gia đình. Chất thải bệnh viện chứa nhiều - 70 -Bộ môn Sức khoẻ môi trường Module 5. Quản lý chất thải rắnchất thải nguy hiểm cho sức khoẻ nhưng tại các nước nghèo vẫn được thu gom cùng vớirác sinh hoạt. Rác quét đường thường chứa nhiều đất bẩn, lá cây, vỏ lon, bao bì. Tuy vậy ở ViệtNam trong rác quét đường vẫn có nhiều rác sinh hoạt trong gia đình, phân người, phân súcvật, xác súc vật chết, bùn nạo vét cống. Chất thải xây dựng bao gồm gạch ngói vỡ, cát, đất, vôi vữa. Ở nước ta rác thải xâydựng còn chiếm một tỷ lệ lớn trong rác đô thị. Loại chất thải này thường được đổ chấtđống ven đường phố hay trong khu dân cư. Chất thải vệ sinh đang là một vấn đề gay cấn của nước ta do sự yếu kém của hệthống cống rãnh và nhà tiêu. Phân người tại các bể phốt của hố xí tự hoại, bán tự hoại, hốxí thùng, bùn nạo vét cống chưa được thu gom và vận chuyển đúng quy định. Việc thudọn phân người vào ban đêm chưa được kiểm soát chặt chẽ do đó một số công nhân vệsinh vẫn đổ phân lung tung vào những nơi không được phép. Chất thải công nghiệp bao gồm nhiều chủng loại được phát sinh trong quá trìnhhoạt động sản xuất của nhà máy, xí nghiệp. Chúng có thể là bao bì, phế thải chế biến thựcphẩm, kim loại, vải sợi, nhựa, tro than, dầu mỡ, hoá chất thải bỏ v.v. Các xí nghiệp lớnthường có hợp đồng thu gom và vận chuyển riêng. Còn các xí nghiệp nhỏ nhiều khi đổchất thải của mình vào chung với rác sinh hoạt. Việt Nam vẫn chưa có hệ thống xử lý rácđộc hại riêng.3. TỶ LỆ PHÁT SINH CHẤT THẢI RẮN Lượng chất thải rắn phát sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố kinh tế - xã hội. Nóichung thì mức sống càng cao thì lượng chất thải phát sinh càng nhiều. Theo báo cáo củaNgân hàng Thế giới (WB, 1999), tại các thành phố lớn như New York tỷ lệ phát sinh chấtthải rắn là 1,8kg/người/ngày, Singapore, Hongkong là 0,8 - 1,0 kg/người/ngày, cònJakarta, Manila, Calcuta, Kar hi là 0,5 - 0,6 kg/người/ngày. (Xem bảng 1) Tại Việt Nam, theo báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam năm 2004 về chất thảirắn thì lượng chất thải rắn phát sinh trên toàn quốc ước tính khoảng 15 triệu tấn/năm,trong đó khoảng hơn 150.000 tấn là chất thải nguy hại. Dự báo đến năm 2010 lượng chấtthải rắn có thể tăng từ 24% đến 30%. Theo số liệu thống kê năm 2002, lượng chất thải rắnsinh hoạt trung bình từ 0,6 - 0,9 kg/người/ngày ở các đô thị và là 0,4 - 0,5 kg/người/ngàyở các đô thị nhỏ. Đến năm 2005 và đầu năm 2006, tỷ lệ đó đã tăng lên tương ứng là 0,9 -1,2 kg/người/ngày và 0,5 - 0,65 kg/người/ngày. - 71 -Bộ môn Sức khoẻ môi trường Module 5. Quản lý chất thải rắn Còn ở V ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: