Bộ tranh TAY – Lần này tranh anh Thông giống tranh anh nào?
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bộ tranh TAY – Lần này tranh anh Thông giống tranh anh nào? Bộ tranh TAY – Lần này tranh anh Thông giống tranh anh nào?\Vâng, cứ đến hẹn lại lên, đến kỳ ra mắt bộ tranh mới là tôi lại viết mộtbài nói xem tranh của tôi chịu ảnh hưởng ai, vô tình giống ai, tiếp đoạtai… Một là để tri ân những người khổng lồ chìa cho tôi một bờ vai đểđứng lên, hai là “chặn họng” những nhà phát kiến vĩ đại thích vơ cáinày vào cái kia rồi gào loạn lên “Eureka! Ơ dây cà!”Trước tiên tôi xin một lần nữa gửi lời cảm ơn tới ba hoạ sĩ Lê QuảngHà, Nguyễn Mạnh Hùng và Hà Mạnh Thắng – những người đã tạonhiều ảnh hưởng lên tôi trong bước đầu làm nghệ thuật. Tôi mừng vì tựthấy tôi đang dần thoát khỏi sự ảnh hưởng của các anh. Nhưng tinhthần phấn đấu và những thành tựu mà các anh đóng góp cho nghệ thuậtViệt Nam luôn là điều mà tôi luôn hướng tới.(Xin nói thêm về một chuyện với anh Nguyễn Mạnh Hùng. Sau triểnlãm Đồng Bào, anh đã từ tốn nói với tôi rằng chi tiết logo Nike biếnhóa thành cái liềm đã được anh sử dụng trước đó. Tôi thật lấy làm tiếcvề việc này. Nếu như tôi biết (nhớ) được chi tiết như thế, hẳn tôi đãkhông sử dụng trong tranh mình. Đó là sự trùng hợp đáng tiếc.)Tranh Phạm Huy Thông. “Party! Party”, 2010. Sơn dầu trên toan.150cm x 150cmNhư đã nói trong bài giới thiệu chung về bộ tranh Tay, tôi muốn đề cậpvề con người ở góc độ chung. Bởi vậy nhân diện của các cá thể trở nênkhông cần thiết (và có thể sẽ gây nhiễu). Tôi cắt béng đầu các nhân vậtđi và tìm cách nhét thứ khác vào. Tôi chọn tay vì tay là thứ rất conngười và rất linh hoạt trong việc thể hiện các động tác, biểu hiện cácthái độ.Tranh Phạm Huy Thông Money-go-round, 2011, sơn dầu, 160 x 140cm.Không đầu mà vẫn đau đầuThực ra thủ pháp cắt đầu con nhà người ta đi rồi nhét thứ khác vàokhông phải là thủ pháp mới. Những gợi ý đầu tiên đến với các hoạ sĩ cóthể là các bức tượng cụt đầu do sự tàn phá của tự nhiên hoặc lịch sử.Hoạ sĩ Việt Nguyễn Thái Tuấn và họa sĩ Việt Kiều Liên Trương cũngđã bẻ cổ con người ta vứt đi. Có lẽ cũng từ nhu cầu không muốn đề cậptới tính cá thể của nhân vật trong tranh. Tôi biết đến tranh không đầucủa anh Nguyễn Thái Tuấn từ lâu (2008) và mới biết đến tranh chị LiênTrương gần đây. Tôi nghĩ tranh anh Tuấn và tranh chị Liên Trương, tuycùng một công thức tạo hình nhưng thể hiện mối quan tâm khác nhauvà đem lại hai tinh thần khác nhau. Nếu tôi là nhà sưu tập (tức là cóxiền) thì thành thực mà nói, tôi sẽ mua tranh cả hai vị này về, treo đốinhau trong một phòng để ngắm cho sướng. Vì hai tranh là hai món ăntinh thần khác hẳn nhau. (Ý kiến cá nhân tôi thôi nhé).Tranh Đen của Nguyễn Thái Tuấn.Tranh của tôi, xét công thức cứng nhắc mà nói thì cũng… “không đầu”.Các bạn khán giả xem tranh, đề cao cảnh giác chống Nhái cũng tốt,nhưng nên xét đến hiệu quả cuối cùng mà mỗi tác phẩm để lại tronglòng.Tranh Liên Trương.Đầu gấu đầu mèoLại có những hoạ sĩ khác có sự lựa chọn khác trong việc ghép cái gìvào những cái cổ không đầu kia. Tôi có may mắn được đi nhiều, xemnhiều tuy không dám vỗ ngực tự gọi mình thông thái, nhưng cũng điểmra đây vài trường hợp.David ChanHoạ sĩ người Singapore David Chan chuyên vẽ, đắp những nhân vậtthân người được lắp đầu thú vật. Bởi giống như trong quan niệm vềtính cách các con giáp của phương Đông, tính cách các nhân vật ngườitrong trong tranh của David Chan được trực tiếp biểu hiện bằng tínhcách biểu tượng của các con vật. Có thể thấy các ông chủ bệ vệ thì cóbộ mặt sư tử, các cô thư ký õng ẽo lanh lợi thì có cái đầu báo săn, cáo(hồ ly)…Tranh David ChanTôi ấn tượng nhất là bức tranh David Chan tiếp đoạt lại tư thế đứng củatượng đài ông Raffle (người lập lên mảnh đất Singapore) với cái đầucủa một loài chim đã tuyệt chủng (hình như gọi là chim Đô Đô). Nhânvật đó đang đứng ngóng những cái tổ nhân tạo đẹp đẽ nhưng đa phầntrống không. Giới trẻ Singapore bây giờ quen sống hưởng thụ nên lườicưới, lười… đẻ. Thậm chí chính quyền Singapore còn phải có chínhsách hỗ tiền mua nhà cho các cặp đôi mới cưới. Một nhận định bằngtranh đầy hóm hỉnh và tinh tế. (Cảm nhận của cá nhân tôi).Tranh David ChanCùng dòng với David Chan còn có hoạ sĩ Qiu Jie (Trung Quốc) cắmđầu mèo vào cổ người để nhại tên ông khựa Mao và hoạ sĩ NguyễnQuang Vinh (Việt Nam) cắm đầu mèo vào cổ người để tự họa tuổi Mãocủa mình. Thủ pháp cắm đầu thú vật vào thân người tuy cũng xóa đinhân dạng của nhân vật nhưng lại là để đề cập tới tính cá nhân theo mộtchiều hướng khác.Tranh Qiu JieTranh Qiu Jie.Tranh Nguyễn Quang Vinh.Tranh Nguyễn Quang Vinh.Đầu bò đầu bướuTới đây, bạn xem tranh có thể đang nhớ tới hoạ sĩ Nguyễn Thế Dung,người mới triển lãm gần đây ở Cactus Gallery. Tôi thích tranh của cậunày. Với góc nhìn là một người ngoại tỉnh muốn bám trụ lại thành thị,Dung quan sát những thân phận giống mình mà đưa vào tranh (mà ở cáiđất Hà Nội, toàn dân tứ chiếng, có mấy ai không có gốc ở quê lên).Tranh của Dung có hai phân nhóm chính. Nhóm thứ nhất là người cóđầu bò, nhóm thứ hai là những con bò bị cắt đầu đi và thay vào đó lànhững bàn tay.Tranh Nguyễn Thế Dung. “Chưa nghiêm, 145,5 x 112,1 cm, sơn dầu,2011Tranh Nguyễn Thế Dung tại triển lãm Bỏ Đi.À há. Vậy là bắt đầu có chuyện để nói rồi đây. Lần đầu tiên tôi nhìnthấy tranh tay mọc trên cổ bò của Dung là trong triển lãm Bỏ Đi (ViệtArt Center, tháng 9/2010). Tôi chợt giật mình. Bởi khi đó dù đang vẫnvẽ tranh cho bộ Đồng Bào, nhưng tôi đã nghĩ sẵn rất nhiều ý tưởng vàlàm nhiều phác thảo cho bộ “Tay” rồi. Dung ra mắt công chúng trước,còn tôi thì còn lâu mới chuyển sang sơn dầu. Nhưng ý tưởng và phácthảo đã làm cả nửa năm trời, chẳng nhẽ bây giờ đổ cả đi. Ngay sau hômtriển lãm, tôi đã hẹn gặp Dung, đưa cho Dung xem các phác thảo mìnhđã làm trước đó. Lượng phác thảo đủ công phu và đủ nhiều để choDung thấy không phải là tôi bịa ra một hai đêm sau khai mạc triển lãmnhóm của Dung. Việc tay cắm trên cổ người trong tranh tôi và tay cắm ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
trường phái nghệ thuật mỹ thuật đương đại tư tưởng nghệ thuật trào lưu nghệ thuật triển lãm nghệ thuật nghệ sĩTài liệu cùng danh mục:
-
Giáo trình Mĩ thuật cơ bản: Phần 1 - Ngô Bá Công
195 trang 356 5 0 -
Tranh biếm họa trào phúng của họa sỹ Pawel Kuczynski
10 trang 333 0 0 -
7 trang 238 0 0
-
Kiến trúc Hà Nội qua các thời kỳ - Direction D'etat des archives du Viet Nam
94 trang 229 0 0 -
Mỹ thuật ứng dụng và công tác đào tạo tiếp cận từ học liệu mở
4 trang 207 0 0 -
Khám phá những pho tượng độc, dị nhất Việt Nam
17 trang 195 1 0 -
6 trang 187 0 0
-
Hiệu quả mối quan hệ giữa doanh nghiệp và các trường đào tạo mỹ thuật ứng dụng ở nước ta hiện nay
10 trang 172 0 0 -
Giáo trình Vẽ hình họa khối cơ bản và biến dạng - Trường Cao đẳng Lào Cai
36 trang 166 4 0 -
Tài liệu Lịch sử mỹ thuật Việt Nam
20 trang 161 4 0
Tài liệu mới:
-
Bài giảng Bảo dưỡng và sửa chữa máy công nghiệp - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
70 trang 0 0 0 -
Bài giảng Công nghệ chế tạo phụ tùng - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
123 trang 0 0 0 -
Bài giảng học phần Hệ thống điều khiển tự động trên ô tô - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
195 trang 0 0 0 -
Bài giảng Kỹ thuật ô tô chuyên dùng - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
159 trang 0 0 0 -
Bài giảng Kỹ thuật ô tô điện và ô tô lai - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
165 trang 0 0 0 -
Bài giảng Tính toán thiết kế ô tô - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
153 trang 0 0 0 -
Bài kiểm tra chất lượng kiến thức hội nhập văn hóa dành cho cán bộ mới
4 trang 0 0 0 -
Bài kiểm tra chất lượng kiến thức hội nhập làm việc dành cho cán bộ mới
3 trang 0 0 0 -
21 trang 0 0 0
-
Luận văn Thạc sĩ Kiến trúc: Đánh giá thiết kế nhà ở xã hội tại quận hà đông TP Hà Nội
144 trang 0 0 0