Danh mục

Bồi dưỡng năng lực đào tạo kiến thức thông tin cho cán bộ thư viện Đại học

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 416.53 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày vấn đề bồi dưỡng năng lực củng như đào tạo kiến thức thông tin cho các bộ thư viện trường Đại học, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển Thư viện. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bồi dưỡng năng lực đào tạo kiến thức thông tin cho cán bộ thư viện Đại họcBẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 8/2006 BỒI DUỠNG NĂNG LỰC ĐÀO TẠO KIẾN THỨC THÔNG TIN CHO CÁN BỘ THƯ VIỆN ĐẠI HỌC Training Workshop of Information Literacy Capacity Building for Vietnamese Academic Librarians Hà Nội, 8-12/5/2006 D ược sự tài trợ của UNESCO, Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội đã phối hợpvới Trung tâm Thông tin Phát triển Việt Nam (VDIC) và Trung tâm Tài nguyên Tri thứcPhát triển Úc (ADS – Australian Development Scholarships Centre) tổ chức khóa bồidưỡng năng lực đào tạo kiến thức thông tin cho cán bộ thư viện của một số trường đạihọc tại Việt Nam. Khoá bồi dưỡng diễn ra từ ngày 8 đến 12 tháng 5 năm 2006 tại trườngĐại học Ngoại ngữ Hà Nội với sự tham dự của khoảng 20 cán bộ thư viện đến từ cáctrường đại học: Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Ngoại ngữ Hà nội, Đại học Sư phạmHà Nội, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, Trường Y tế Công cộng Hà Nội,Đại học Đà Nẵng, Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM, Đại học Cần Thơ, Đại học AnGiang và Thư viện Trung tâm Đại học Quốc Gia TP.HCM.Mục đích của khóa học nhằm: • Tạo cơ hội cho các cán bộ thư viện gặp gỡ và thảo luận về Kiến thức thông tin (Information Literacy) và các vấn đề liên quan đến việc đào tạo kiến thức thông tin trong các trường đại học tại Việt Nam. • Phát triển kỹ năng thông tin cho cán bộ thư viện đại học Việt Nam • Bồi dưỡng năng lực đào tạo kiến thức thông tin cho các cán bộ thư viện đại học, giúp người học khai thác một cách hiệu quả nhất những tài nguyên thông tin sẵn có cũng như đào tạo lại cho các đồng nghiệp. • Tạo diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm và tri thức giữa các cán bộ thư viện trong phạm vi quốc gia và quốc tế.Yêu cầu của khóa học đối với các thư viện tham gia được quy định khá chặt chẽ và mangtính thiết thực: • Thư viện phải đang tiến hành hoặc mong muốn tiến hành các khóa tập huấn, đào tạo người sử dụng thư viện về kiến thức thông tin. • Sau khi tham dự hội thảo và tập huấn, người tham gia hội thảo và thư viện của họ phải có kế hoạch về việc triển khai các lớp tập huấn cho người sử dụng thư viện về kiến thức thông tin tại thư viện của mình và gởi kế hoạch này cho đơn vị tổ chức hội thảo.Có thể nói đây là một hội thảo và tập huấn mang dáng dấp khác hẳn những hội thảo đượctổ chức trước đây về mặt nội dung lẫn phương pháp học tập. Lịch học tập dành cho phầnthực hành và thảo luận chiếm hơn 2/3 thời gian. Người tham dự tập huấn thật sự là trungtâm, chúng tôi đã tiếp thu được nhiều điều mới mẻ từ các chuyên gia đến từ Hoa Kỳ, Úc,Lào và Việt Nam, cũng như những kinh nghiệm quý báu của các đồng nghiệp từ thư việncác trường đại học trong nước. 51BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 8/2006 • Tiến sĩ Kenneth Haycock hiện là giáo sư và giám đốc Trường Khoa học thông tin và thư viện thuộc Đại học San José State. Người có kinh nghiệm lâu năm trong lãnh vực nghiên cứu về kiến thức thông tin trong các trường học ở Bắc Mỹ. Ông đã mang đến hội thảo một hình ảnh khá đầy đủ về môn học “Kiến thức thông tin – Information Literacy” còn khá mới mẻ đối với cán bộ thư viện Việt Nam nói chung và cán bộ thư viện đại học nói riêng. Sự cần thiết phải cung cấp những kỹ năng thông tin cho học sinh và sinh viên, cách thức để tiến hành một chương trình hay kế hoạch đào tạo về kiến thức thông tin trong các trường đại học. Đặc biệt nhấn mạnh sự hợp tác giữa cán bộ thư viện và giảng viên thông qua việc đổi mới phương pháp giảng dạy và đánh giá sinh viên chính là điều cốt lõi mang lại thành công cho chương trình đào tạo kiến thức thông tin. Cần hiểu rõ về một khái niệm: Người cán bộ thư viện thầy giáo (teacher-librarian). Bà Gail Parr, GĐ Thư viện ADS và Ông Chansy Phuongsouketh, GĐ Thư viện ĐHQG Lào • Ông Chansy Phuongsouketh – giám đốc Thư viện Trung tâm, Đại học Quốc gia Lào. Ông đã trao đổi một số kinh nghiệm trong việc nghiên cứu và triển khai chương trình đào tạo Information Literacy tại Đại học Quốc gia Lào trong hai năm trở lại đây. Bao gồm các nội dung cơ bản về việc sử dụng thư viện của sinh viên Lào, vai trò của kiến thức thông tin trong phát triển kinh tế xã hội, sự cần thiết của môn học Information Literacy đối với sinh viên đại học…Đồng thời ông cũng khẳng định lại một lần nữa việc phát triển kiến thức thông tin trong trường đại học chỉ thành công khi có sự hợp tác giữa giảng viên và cán bộ thư viện, môn học kiến thức thông tin được giảng dạy chính thức trong chương trình giảng dạy của trường đại học, có sự khác biệt giữa chương trình dành cho cử nhân, thạc sĩ và các c ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: