Danh mục

Bồi dưỡng năng lực sử dụng công nghệ thông tin cho giáo viên tiếng Anh ở tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 379.00 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết phân tích một số hạn chế về vấn đề bồi dưỡng năng lực công nghệ thông tin cho giáo viên tiếng Anh ở tiểu học, từ đó, đề xuất một số biện pháp đổi mới nội dung và phương thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng, nhằm giúp giáo viên có đầy đủ các phẩm chất và năng lực cần thiết đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bồi dưỡng năng lực sử dụng công nghệ thông tin cho giáo viên tiếng Anh ở tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục P. X. Sơn / Bồi dưỡng năng lực sử dụng công nghệ thông tin cho giáo viên tiếng Anh ở tiểu học… BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHO GIÁO VIÊN TIẾNG ANH Ở TIỂU HỌC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC Phạm Xuân Sơn Khoa Sư phạm Ngoại ngữ, Trường Đại học Vinh Ngày nhận bài 03/10//2017, ngày nhận đăng 15/12/2017 Tóm tắt: Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có nhiệm vụ chuẩn hóa đội ngũ giáo viên dạy tiếng Anh, trong đó có giáo viên tiếng Anh ở cấp tiểu học. Một trong những yêu cầu đó là chuẩn hóa năng lực, trình độ sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy tiếng Anh. Tuy nhiên, công tác này trên thực tế còn rất nhiều hạn chế. Bài viết phân tích một số hạn chế về vấn đề bồi dưỡng năng lực công nghệ thông tin cho giáo viên tiếng Anh ở tiểu học, từ đó, đề xuất một số biện pháp đổi mới nội dung và phương thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng, nhằm giúp giáo viên có đầy đủ các phẩm chất và năng lực cần thiết đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt Nam. 1. Đặt vấn đề Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong dạy học nói chung, dạy ngoại ngữ nói riêng được sử dụng rộng rãi ở các nước trên thế giới, dạy học qua mạng máy tính cho phép mở rộng không gian và giới hạn tương tác, giúp người học chủ động, không bó hẹp trong bốn bức tường lớp học. Ở Việt Nam, việc ứng dụng CNTT trong dạy học đang trên đà phát triển dù đang ở giai đoạn đầu so với tiến trình chung của thế giới. Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã ban hành chỉ thị “Tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành GD&ĐT giai đoạn 2013-2018”, việc chuẩn hóa và nâng cao năng lực CNTT cho giáo viên (GV) là tất yếu trong công cuộc đổi mới giáo dục của toàn ngành để theo kịp sự phát triển của thế giới. Đội ngũ giáo viên tiếng Anh (GVTA) ở tiểu học khá đông đảo (tính đến năm học 2015-2016 có 21.412 GV [6]), tuy Email: phamxuanson73@gmail.com 40 nhiên đa phần họ được đào tạo để giảng dạy ở các cấp học khác, không phải dành riêng cho học sinh tiểu học (HSTH). Vì vậy, yêu cầu cấp thiết cần đào tạo, bồi dưỡng các năng lực sư phạm cần thiết để họ thực hiện nhiệm vụ dạy học ở tiểu học tốt hơn. Một trong những yêu cầu đó là chuẩn hóa năng lực, trình độ sử dụng CNTT trong giảng dạy tiếng Anh. Tự học, tự bồi dưỡng là con đường tất yếu để nâng cao năng lực và phẩm chất cần thiết ứng dụng thành công CNTT vào nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh cho HSTH. Trong những năm qua, các CBQL, trường đại học sư phạm (ĐHSP) và các nhà khoa học quan tâm nhiều đến đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động này, song chúng ta vẫn chưa hoàn thành mục tiêu chuẩn hóa năng lực trình độ chuyên môn nói chung và năng lực CNTT nói riêng cho đội ngũ GVTA ở tiểu học [6]. Bài viết này phân tích một số hạn chế về vấn đề bồi dưỡng năng lực CNTT cho Trường Đại học Vinh GVTA ở tiểu học, từ đó thử đề xuất một số biện pháp đổi mới nội dung và phương thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng này cho họ, nhằm giúp GV có đầy đủ các phẩm chất và năng lực cần thiết đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt Nam. 2. Năng lực sử dụng công nghệ thông tin của giáo viên tiếng Anh ở tiểu học Trong lĩnh vực giáo dục, có thể hiểu năng lực sử dụng CNTT là thuộc tính cá nhân cho phép cá nhân thực hiện mức độ thành thạo khi sử dụng các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kĩ thuật hiện đại nhằm tổ chức, khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên CNTT trong hoạt động dạy học, đảm bảo hoạt động dạy học đạt kết quả cao. Năng lực sử dụng CNTT bao gồm nhiều yếu tố, song các yếu tố cốt lõi của năng lực này là tri thức cơ bản về CNTT, kĩ năng (KN) sử dụng CNTT và hệ thống các giá trị, thái độ tích cực của cá nhân. Trong đó yếu tố hệ thống các KN sử dụng CNTT là yếu tố trung tâm. GVTA ở tiểu học cần có kiến thức tin học căn bản: (1) GV phải biết sử dụng máy tính để thực hiện một số công việc: tính toán, thống kê số liệu, soạn thảo văn bản, lập kế hoạch và kiểm soát kế hoạch thực hiện; (2) Sử dụng các phần mềm cơ bản như: soạn thảo văn bản, phần mềm trình chiếu PowerPoint, phần mềm quản lý công việc; (3) GV hiểu được thành phần của mạng để kết nối, điều khiển, khai thác các dịch vụ trên mạng; xác định các thông tin cần thiết và xây dựng các tiêu chí lựa chọn; sử dụng kĩ thuật tìm kiếm, tổ chức lưu trữ; (4) Kiến thức về sử dụng CNTT để chia sẻ, trao đổi thông tin, hợp tác với HS và đồng nghiệp một cách an toàn và hiệu quả; (5) Hiểu được CNTT trong giảng dạy ngoại ngữ và đưa nó vào Tạp chí khoa học, Tập 46, Số 4B (2017), tr. 40-45 trong hoạt động giảng dạy; biết được nguồn dữ liệu CNTT liên quan đến giảng dạy ngoại ngữ. Ngoài ra, các GVTA cần có các KN sử dụng CNTT để thiết kế, tổ chức, khai thác - chia sẻ nhằm phục vụ hoạt động day học ở tiểu học, cụ thể:  Trong khâu thiết kế: + KN tra cứu thông tin phục vụ công tác nghiên cứu, nâng cao kiến thức chuyên môn và lấy tư liệu hỗ trợ soạn giảng; + KN diễn đạt ý tưởng d ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: