Danh mục

Bốn thách thức trong điều hành kinh tế vĩ mô 2017

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 340.95 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết sẽ dựa trên những công cụ phân tích của Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế xã hội quốc gia để đưa ra các kịch bản phát triển khác nhau của kinh tế thế giới và những tác động của nó đến kinh tế Việt Nam. Hơn thế nữa, bài báo sẽ phân tích 4 thách thức to lớn trong điều hành kinh tế vĩ mô năm 2017 của Việt Nam qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm vượt qua những thách thức đó.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bốn thách thức trong điều hành kinh tế vĩ mô 2017 BỐN THÁCH THỨC TRONG ĐIỀU HÀNH KINH TẾ VĨ MÔ 2017 TS. Đặng Đức Anh Trung tâm Thông tin và Dự báo KT - XH Việt Nam Tóm tắt Có nhiều dự báo khác nhau dựa trên những góc nhìn khác nhau về các kịch bảnphát triển kinh tế xã hội của Việt Nam năm 2017. Bài báo sẽ dựa trên những công cụphân tích của Trung tâm thông tin và dự báo KTXH quốc gia để đưa ra các kịch bảnphát triển khác nhau của kinh tế thế giới và những tác động của nó đến kinh tế ViệtNam. Hơn thế nữa, bài báo sẽ phân tích 4 thách thức to lớn trong điều hành kinh tế vĩmô năm 2017 của Việt Nam qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm vượt qua nhữngthách thức đó. Từ khóa: Dự báo kinh tế thế giới, thách thức, kịch bản phát triển. Kinh tế thế giới năm 2017 được dự báo sẽ phục hồi khả quan hơn năm2016, tuy nhiên sự phục hồi không đồng đều giữa các khu vực. Quỹ tiền tệ quốctế (IMF)1 dự báo tốc độ tăng trưởng của kinh tế thế giới năm 2017 đạt 3,4%.Trong đó, tăng trưởng kinh tế của Mỹ được dự báo chỉ đạt 2,3% trong khi dự báokinh tế khu vực đồng Euro có sự suy giảm nhẹ. Tăng trưởng của Trung Quốcđược dự báo chỉ đạt khoảng 6,1%, là mức tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 1990.Thương mại thế giới và dòng vốn đầu tư toàn cầu cũng tăng trưởng thấp hơn kỳvọng do tốc độ tăng trưởng GDP của các nền kinh tế mới nổi đang chậm lại,trong khi sự phục hồi của các nền kinh tế phát triển vẫn chưa thực sự vững chắc. Đồng thời, kinh tế thế giới 2017 được nhận định là tiếp tục diễn biến phứctạp với nhiều cơ hội và thách thức đan xen, tập trung ở một số xu hướng chínhsau đây: (i) giá cả hàng hóa thế giới vẫn trong xu thế phục hồi chậm chạp, đặcbiệt là giá dầu do nhu cầu thế giới vẫn ở mức thấp và tình trạng dư cung trên thịtrường dầu mỏ thế giới; (ii) sự suy giảm của nền kinh tế Trung Quốc; (iii) chu kỳthắt chặt chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Mỹ (Fed) sẽ gây nhiều1 Báo cáo của IMF về Triển vọng kinh tế thế giới tháng 10/2016. 331ảnh hưởng, xáo trộn đến chính sách tiền tệ và tỷ giá của nhiều nước trên thế giới;(iv) chủ nghĩa bảo hộ thương mại có xu hướng quay trở lại; (v) tác động của việc nh rời khỏi Liên minh Châu u cũng như những bất ổn tiếp tiếp tục diễn ở khuvực này. Tất cả các yếu tố này sẽ có những tác động đa chiều đến kinh tế vĩ môcủa Việt Nam. Nghị quyết của Quốc hội đã đặt ra một số mục tiêu cụ thể cho năm 2017 là:(i) tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 6,7%; (ii) lạm phát bình quân khoảng 4%;(iii) tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu khoảng 6-7%; nhập siêu khoảng 3,5% kimngạch xuất khẩu. Mặc dù có nhiều yếu tố thuận lợi song điều hành kinh tế vĩ mô2017 sẽ gặp nhiều thách thức từ bối cảnh kinh tế quốc tế và trong nước, cụ thể là: Thứ nhất, về tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế trong nước được dự báo sẽ tiếp tục đà hồi phục và cácchỉ tiêu kinh tế vĩ mô tiếp tục xu thế ổn định. Kinh tế tiếp tục được cải thiện vớisự hỗ trợ từ mặt bằng giá hàng hóa nguyên liệu nhập khẩu dự báo được duy trì ởmức thấp, tăng trưởng cao của khu vực sản xuất công nghiệp và xây dựng, đặcbiệt là công nghiệp chế biến chế tạo; tăng trưởng vốn đầu tư nước ngoài và tưnhân. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế sẽ chịu một số yếu tố tác động bất lợi từ: (i)tăng trưởng của khu vực nông nghiệp sẽ tiếp tục gặp khó khăn do diễn biến bấtlợi của thời tiết; (ii) ngành khai khoáng tiếp tục điều chỉnh với việc giảm khốilượng khai thác cũng sẽ ảnh hưởng đến giá trị sản xuất ngành khai khoáng nóiriêng và sản xuất công nghiệp nói chung (dự kiến kế hoạch khai thác dầu thôtrong nước năm 2017 thấp hơn khoảng gần 3 triệu tấn so với thực hiện năm2016); (iii) tiêu dùng nội địa vẫn chưa có sự bứt phá so với năm 2016. Theo dự báo của Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội quốc gia(NCIF), kinh tế Việt Nam năm 2017 có thể diễn ra theo các kịch bản sau (chi tiếtxem Phụ lục): Kịch bản cơ sở với nhiều khả năng xảy ra hơn; trong đó, nền kinh tế tiếptục được duy trì ổn định và tiếp tục đà phát triển, hiệu quả đầu tư trong nước tiếptục cải thiện. Vốn đầu tư khu vực Nhà nước tăng 7%. Cơ cấu, quy mô, hiệu quảchưa có quá nhiều thay đổi, tuy nhiên tận dụng được lợi thế mang lại từ quá trìnhhội nhập, xuất khẩu và đầu tư có những cải thiện. Khi đó, tăng trưởng kinh tế 332năm 2017 sẽ ở mức khoảng 6,44%, mức tăng chỉ số giá tiêu dùng so với tháng 12năm trước khoảng 5%. Kịch bản cao cũng có thể xảy ra nếu với những giả thiết như trong kịch bản1 nhưng nền kinh tế phát triển tốt hơn nhờ tận dụng được những động lực pháttriển kinh tế thông qua hội nhập. Cơ cấu, quy mô hiệu quả có những cải thiệntheo hướng tích cực hơn, khi đó tăng trưởng kinh tế được dự báo ...

Tài liệu được xem nhiều: