Danh mục

Bỏng chiến tranh (Kỳ 3)

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 230.00 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phòng và chống vũ khí gây cháy tại trận địa: - Hầm hố. công sự, giao thông hào là cách phòng tốt nhất, hầm có nắp hầm kèo, có phương tiện chống cháy cho người và phương tiện khí tài nhiên liệu.Hầm có 2 cửa, có giao thông hào để dễ thoát ra ngoài khi bị cháy. Dập tắt lửa tốt: dùng nước, khí CO2, cát, chăn, bạt ướt. Tốt nhất là ngâm nước để tắt lửa, dập bằng chăn ướt không được làm vỡ nốt phỏng.B. Công tác cứu chữa thương binh theo tuyến: Nhiệm vụ chung cho...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bỏng chiến tranh (Kỳ 3) Bỏng chiến tranh (Kỳ 3) IV. CÔNG TÁC CẤP CỨU VÀ ĐIỀU TRỊ THEO TUYẾN: A. Phòng và chống vũ khí gây cháy tại trận địa: - Hầm hố. công sự, giao thông hào là cách phòng tốt nhất, hầm cónắp hầm kèo, có phương tiện chống cháy cho người và phương tiện khí tài nhiênliệu. Hầm có 2 cửa, có giao thông hào để dễ thoát ra ngoài khi bị cháy. Dập tắtlửa tốt: dùng nước, khí CO2, cát, chăn, bạt ướt. Tốt nhất là ngâm nước để tắt lửa,dập bằng chăn ướt không được làm vỡ nốt phỏng. B. Công tác cứu chữa thương binh theo tuyến: Nhiệm vụ chung cho các tuyến. - Chống đau đớn, chống nhiễm khuẩn - Phòng và chữa sốc, giảm đau, bổ sung dịch thể. - Xử trí tình trạng khó thở, trạng thái nhiễm độc. - Phân loại chọn lọc. - Chuyển vận về tuyến sau. 1. Tuyến C và D: - Không bôi chất gì, băng khô (trừ bỏng do hoá chất, bỏng dophốtpho trắng); băng hơi ép chặt để giảm thoát huyết tương. Chỉ định độ I; Không cần băng Độ II,III: băng, dù còn nghi ngờ cũng băng để chống nhiễm khuẩn,che chở vết bỏng. Độ IV,V. Hoại tử khô: không băng, hoại tử ướt: băng. Dùng loạibăng dải hoặc có thể quấn khăn, vải màn sạch để băng. Nếu có vết thương dù ởbỏng độ mấy cũng băng. Có thể băng cả trên quần áo cháy rách không cần cởi.Nếu cởi dùng kéo cắt nhẹ nhàng, những nơi khó hoặc dính vào vết bỏng để lại. 2. Thay băng ở tuyến E,F, đội điều trị: - Nhằm chẩn đoán , khám xét tổn thương để phân loại. - Xử trí vết bỏng tuỳ theo độ tổn thương và nguyên nhân gây bỏng:(bỏng do hoá chất, bỏng phốtpho trắng, bỏng phóng xạ). Cách tổ chức và trình tự thay băng: - Khám xét toàn thân: nếu không sốc thay băng ngay, nếu có sốctiến hành chống sốc. - Giảm đau trước khi thay băng. - Có thể phong bế Novocain quanh thận, quanh gốc chi. - Trước khi cởi băng rửa sạch đất cát, các vùng lân cận bằng nướcsạch ấm, lau khô. - Tuân thủ nguyên tắc vô trùng và dụng thay băng dùng cho từngngười. - Trong quá trình thay băng phải chẩn đoán diện tích độ sâu, phânloại và có kế hoạch điều trị. 3. Công tác chống sốc ở tuyến E, F, đội điều trị - Ủ ấm không chuyển vận, giảm đau, phong bế novocain. - Uống dịch thể, cấp cứu thuỷ (Nếu người bỏng nôn hoặc chướngbụng hoặc có vết thương thấu bụng thì không cho uống nước và các loại dịch thể). - Truyền dịch thể đường tĩnh mạch theo phác đồ theo dõi các triệuchứng toàn thân và các xét nghiệm máu, nước tiểu (huyết áp động mạch, huyết áptĩnh mạch, nhiệt thân, nước tiểu, nhịp thở, chất nôn . . .). 4. Công tác xử trí bỏng đường hô hấp ở tuyến E, F, đội điều trị - Phong bế phế vị giao cảm cổ, hút đờm dịch. Nếu có khó thở đedoạ ngạt thở: mở khí quản. 5. Công tác chống nhiễm khuẩn ở tuyến E, F, đội điều trị a/ Bỏng nhẹ: dùng sunfamit uống b/ Bỏng vừa và nặng: kết hợp tiêm và uống kháng sinh c/ Bỏng chi dưới (bỏng sâu bị ô nhiễm bẩn): Tiêu giảm độc tố uốn ván - xử lý rửa thay băng bỏng sâu kỳ đầu. 6. Chữa nhiễm độc toàn thân, nhiễm độc chất hoá học quân sự 7. Phân loại thương binh làm 5 loại Loại I: Cần cấp cứu tối khẩn cấp và khẩn cấp: ngừng hô hấp, ngừng tim, rốiloạn hô hấp cấp, rối loạn tuần hoàn cấp, chi bị hoại thư sinh hơi, trạng thái nhiễmđộc cấp. Loại II: bỏng rất nặng: từ trên 70% diện tích cơ thể, chữa tích cực khôngvận chuyển xa. Loại III: bỏng vừa và nặng: diện bỏng từ 20 - 25% diện tích cơ thể trở lên.Nếu có bỏng sâu chuyển về tuyến phẫu thuật ghép da chữa bỏng. Loại IV: bỏng nông diện hẹp dưới 5% diện tích cơ thể chữa ở tuyến trungđoàn. Bỏng nông diện hẹp từ 5% đến 20 - 25% diện tích cơ thể giữ lại ở tuyến sưđoàn, đội điều trị. Loại V: bỏng có tổn thương hỗn hợp: phân loại nặng, nhẹ, theo mức độ tổnthương chủ yếu và chuyển về các bệnh viện chuyên khoa tuyến sau. 8. Tổ chức vận chuyển và thu dung hàng loạt: Khi có nhiều người bị bỏng về cùng 1 lúc, cần tổ chức phân loạichọn lọc tốt, tổ chức lều (hầm) chữa sốc riêng cho các người bị bỏng, theo dõi cácngười có bỏng đường hô hấp, có trạng thái nhiễm độc cấp, có tổn thương hỗn hợp.Cần tổ chức khu vực riêng cho những người bị bỏng nhẹ. Tổ chức các kíp thaybăng cho từng khu vực. Chú trọng công tác săn sóc vệ sinh nuôi dưỡng. Công tácvận chuyển cần bảo đảm an toàn dự phòng sốc bội nhiễm vi khuẩn. ...

Tài liệu được xem nhiều: