Danh mục

Bóng ma dịch hạch đang quay lại?

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 128.39 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Từ năm 1991, dịch hạch đã không còn hiện diện trong các bệnh viện lớn và sinh viên y khoa chỉ còn biết qua giáo trình sách vở. Cho đến gần đây, ngày 30.7, khi Trung Quốc công bố phát hiện một ổ dịch hạch thì sự quan tâm của cộng đồng đến căn bệnh này lại dấy lên.Điểm mặt thủ phạm gây dịchDịch hạch là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn từ thú vật lan sang người qua trung gian truyền bệnh. Bệnh có từ thời cổ đại và vẫn tồn tại đến ngày hôm nay. Vào thời trung...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bóng ma dịch hạch đang quay lại? Bóng ma dịch hạch đang quay lại?Từ năm 1991, dịch hạch đã không còn hiện diệntrong các bệnh viện lớn và sinh viên y khoa chỉcòn biết qua giáo trình sách vở. Cho đến gần đây,ngày 30.7, khi Trung Quốc công bố phát hiện mộtổ dịch hạch thì sự quan tâm của cộng đồng đếncăn bệnh này lại dấy lên.Điểm mặt thủ phạm gây dịchDịch hạch là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn từ thú vậtlan sang người qua trung gian truyền bệnh. Bệnh cótừ thời cổ đại và vẫn tồn tại đến ngày hôm nay. Vàothời trung cổ, bệnh dịch hạch mang danh “cái chếtđen” (black death) vào khoảng 1348 – 1350, đã cướpđi sinh mạng của 1/4 dân số châu Âu.Thời hiện đại, một đại dịch dịch hạch hoành hành ởTrung Quốc vào những năm 60 của thế kỷ 19 và lấnsang Hong Kong vào thập kỷ cuối cùng của thế kỷ đó.Chính tại nơi này, Alexandre Yersin đã phân lập đượctác nhân gây bệnh dịch hạch vào năm 1894 nên vikhuẩn gây bệnh được mang tên Yersinia pestis(Y.pestis).Đại dịch này bị phát tán khắp thế giới qua những conchuột trên những con tàu vượt đại dương đến nhữngnước khác ở châu Á, qua tận California Hoa Kỳ,xuống những hải cảng xa xôi ở Nam Mỹ và châu Phi.Dịch hạch ở thị thành do chuột lan truyền hầu hết cóthể kiểm soát được nhưng khi vi khuẩn truyền quacác loại gặm nhấm hoang dại thì nguồn bệnh đã ẩnnáu trong những vùng hoang dã rất khó tiêu diệt mầmbệnh.Trong năm thập niên đầu thế kỷ 20, dịch hạch tấncông Ấn Độ, giết hại gần 10 triệu người. Trong nhữngnăm 1960 và 1970, Việt Nam là một trong nhữngnước có nhiều bệnh dịch hạch nhất (chủ yếu ở miềnNam, với con số khoảng 10.000 trường hợp mỗinăm). Từ 1996 – 2000 chỉ còn khoảng 140 trườnghợp cả nước với bảy tử vong. Những năm gần đâyhơn, bệnh dịch hạch hầu như không xuất hiện tại cácbệnh viện.Vi khuẩn từ nguồn lây thường là các loài gặm nhấmnhư chuột (Rattus rattus và Rattus norvegicus là hainguồn nhiễm quan trọng) hoặc động vật hoang dãđang mắc bệnh (có vi khuẩn trong máu). Bọ chét(Xenopsylla cheopis là chủ yếu) trên các động vật nàyđốt và hút máu có chứa nhiều vi khuẩn dịch hạch.Men coagulase của vi khuẩn tiết ra làm máu trongống tiêu hóa của bọ chét đông lại và vi khuẩn tiếp tụcphát triển trong các cục máu đông.Khi chuột chết vì bệnh, bọ chét sẽ nhảy ra tìm chuộtkhác và “tình cờ” tìm được người lành để hút máutrên đường tìm kiếm “chuột lành” khác. Chúng ói racác cục máu đông đầy vi khuẩn Y.pestis lên vết đốt,vi khuẩn xâm nhập vào các mạch máu trắng dichuyển lên các hạch bạch huyết, phát triển và huỷhoại cấu trúc của hạch và làm hạch sưng, đỏ, đau vàchứa đầy vi khuẩn Y.pestis.Những dấu hiệu nhận diện bệnhGiai đoạn đầu bệnh nhân bị sốt, đau vùng hạch sauđó sưng to, nóng và đau gọi là dịch hạch thể hạch.Nếu không được điều trị kịp thời, vi khuẩn lan nhanhqua máu, đến nhiều nội tạng gây tình trạng nhiễmtrùng huyết (dịch hạch thể nhiễm trùng huyết). Trongquá trình phát triển dịch hạch có thể lan lên phổi theođường máu gây dịch hạch thể phổi thứ cấp. Dịchhạch thể phổi nguyên phát là do hít phải vi khuẩn từngười bệnh hay súc vật bị viêm phổi qua đườngkhông khí.Trong dịch hạch thể phổi, bệnh nhân sốt cao, có hạchhoặc không; ho nhiều, đau ngực, khó thở, hay ho ramáu. X-quang thấy viêm phổi đốm. Trong thể phổiđàm có chứa nhiều vi khuẩn Y.pestis. Thể phổi đángsợ nhất vì chỉ sau một ngày dù điều trị kháng sinh tỷlệ tử vong vẫn rất cao. Ngoài ra Y.pestis còn xâmnhập vào màng não gây viêm màng não mủ dịchhạch hay viêm họng, viêm amiđan…Vi khuẩn dịch hạch giết người như vậy nhưng lại rấtnhạy cảm với kháng sinh cổ điển như streptomycin,tetracycline, chloramphenicol. Nhóm kháng sinh mớinhư fluoroquinolones cũng rất công hiệu để điều trịbệnh dịch hạch. Để xác định chẩn đoán chỉ cần chọchút chất hạch để soi và cấy cũng như cấy máu trongthể hạch hay nhiễm trùng huyết.Dịch hạch từng xuất hiện ở Việt NamNhững năm sau chiến tranh, dịch hạch vẫn còn lưuhành ở các tỉnh phía Nam nhất là khu vực miền ĐôngNam bộ như Long Khánh (trong các nông trường caosu), Tân Phú của Đồng Nai; Củ Chi, Tây Ninh, cáctỉnh Tây Nguyên... một vài nơi ở đồng bằng sông CửuLong như Bạc Liêu, Cà Mau… kể cả tại TP.HCM.Trong thời gian đó, người viết bài này đã đi cùng GSNguyễn Duy Thanh, giám đốc bệnh viện Chợ Quán(nay là bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới) và bác sĩ Cao MinhTân, viện trưởng viện Pasteur TP.HCM lúc bấy giờ.Trong những lán trại của công nhân cao su nôngtrường Cù Bị I, II giữa bạt ngàn cao su, số công nhânbị sốt lên đến hàng chục người mỗi ngày. Công tácphòng chống dịch hạch lúc bấy giờ gặp nhiều khókhăn do chúng ta ở ngay vào giữa vùng có nhiềuđộng vật gặm nhấm hoang dại. Nhà cửa toàn bằngtre nứa… các chuyên gia Liên Xô cũng ớn lạnh vì đôilúc chuột từ nóc nhà rơi xuống trước mặt, giữa lúc ăntrưa trong lán. Như thế cách phun thuốc diệt bọ chéttừ mặt đất lên khoảng 1,2 – 1,5m được khuyến cáotrong phòng chống dịch hoàn toàn vô hiệu vì bọ chéttừ chuột ở tận trên mái tranh rơi xu ...

Tài liệu được xem nhiều: