Brand Identity: Hệ thống nhận diện thương hiệu
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Brand Identity: Hệ thống nhận diện thương hiệu Brand Identity: Hệ thống nhận diện thương hiệu Hệ thống nhận diện thương hiệu của một công ty là tất cả những gì mà mọi người có thể nhìn thấy được về một thương hiệu nào đó trong cuộc sống hàng ngày của mọi người một cách có hệ thống. Từ cái bảng hiệu đầu ngõ cho đến cái xe tại có in logo của công ty đó vừa chay qua, từ màu sắc trên thiết kế của biển quảng cáo ở đầu cây cầu cho đến font chữ ngã nghiêng của họ trên quảng Thông thường, bộ CIP thường bao gồm ba phần chính là phần logo, phần vật phẩm nội bộ và phần vật phẩm đối ngoại. + Phần logo bao gồm những yếu tố sau: ý nghĩa logo, kích thước chuẩn, bộ màu chuẩn (CMYK, Panton…), vùng an toàn, tra cứu nhanh, font chữ chủ đạo… + Phần vật phẩm nội bộ bao gồm tong màu sử dụng cho vật phẩm nội bộ, giấy ghi chú, danh thiếp, phong bì, bìa kẹp, nhãn CD, túi giấy, giấy in văn bản… + Phần vật phẩm đối ngoại bao gồm tông màu sử dụng cho thiết kế vật dụng quảng cáo (POSM), áp phích, băng rôn, tờ rơi, presentation, trang web, áo mưa, cửa hàng, đồng phục… Tùy đặc điểm doanh nghiệp mà công ty sáng tạo quảng cáo sẽ phát triển thêm một số vật dụng riêng biệt theo yêu cầu của doanh nghiệp nhưng nhìn chung sẽ bao gồm ba phần chính như đã kể trên. Để ra được một bộ CIP hoàn chỉnh, doanh nghiệp có thể dựa vào những điều đơn giản nhất như đối tựng khách hàng, đặc điểm sản phẩm, mục tiêu phát triển cho đến những điều phức tạp hơn như sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi của công ty. Từ đó, doanh nghiệp có thể đưa ra những yêu cầu cụ thể, rõ ràng nhằm đảm bảo rằng những công ty thiết kế có thể hiểu được hoàn toàn ý đồ của công ty trong việc biểu đạt thương hiệu vô hình thông qua sự hữu hình của bộ hệ thống nhận diện thương hiệu. Bộ CIP này với ba yếu tố cốt lõi là hình tượng, màu sắc và font chữ sẽ phối hợp với nhau tạo lên được cách xuất hiện hoàn hảo cho thương hiệu của bạn. Nếu những phân tích ban đầu, công ty càng có sự chú ý, đầu tư bao nhiều thì bộ CIP là ra càng chính xác bấy nhiêu, tránh những thay đổi hoặc bổ sung không cần thiết sau này, dễ gây ra phiền toái trong việc ứng dụng hay nhận biết lại thương hiệu của công ty. Tình hình xây dựng bộ hệ thống nhận diện thương hiệu tại Việt Nam Để thiết lập hệ thống nhận diện thương hiệu , trước hết, doanh nghiệp phải có logo. Tuy nhiên, sự đầu tư vào logo gần có sự xem xét lại. Có một thời, đi đâu cũng thấy những logo được làm theo cách rập khuôn, thiếu sự đầu tư và tính sáng tạo, lặp đi lặp lại nhưng chỉ có hình tượng quả địa cầu (công ty thương mại), hình đồng tiền (ngân hàng), hình song biển (công ty vận tải biển), con tàu (công ty xuất nhập khẩu), tòa nhà ( công ty địa ốc), hoặc những cụm từ viết tắt tên công ty mà kết thúc bằng “Co.” như Resco, Intresco, Rexco, Trapaco, Habeco, Tribeco… Về mặt mỹ thuật, nếu không đẹp thì cũng không thể phê phán được khi đặc điểm thời kỳ đó là như thế, mặt bằng và sự chú trọng vào mỹ thuật không cần xem trọng nhưng việc sử dụng đúng thì thời nào cũng có thể làm được. Doanh nghiệp Việt Nam nào cũng có logo, nhưng thiết lập những quy định để để đảm bảo rằng logo được sử dụng đúng, hài hòa và có kiểm soát thì chẳng mấy công ty chú ý đến, nhất là ở những công ty sử dụng logo có những nét vẽ phức tạp hoặc quá nhiều màu sắc thì càng nên quan tâm đúng mức nhằm đảm bảo rằng sự thống nhất của logo trong cách xuất hiện. Logo của thương hiệu cũng giống như chữ ký của chủ công ty, chữ ký sai, mọi điều khoản trở nên vô giá trị, logo sai, điều đầu tiên sai thì những phần sau của CIP, dù có đúng, thì cũng không phát huy được hoàn toàn tác dụng của nó. Càng ngày, người tiêu dùng càng trở nên khó tính và kén chọn hơn. Do đó, đúng thôi chưa đủ, phải đẹp nữa. Tiên phong trong việc thỏa mãn những khách hàng khó tính về nhu cầu thưởng thức cái đẹp của thương hiệu là những ngân hàng tại Việt Nam. Nổi đình nổi đám là Vietinbank, Dong A Bank, Techcombank và GPBank đã gây ngạc nhiên cho công chúng khi ra mắt bộ CIP mới với sự đầu tư về mỹ thuật, thiết kế khá công phu, phản ánh được quy mô của doanh nghiệp. Những logo nhàm chán, tẻ nhạt, không đặc trưng cho ngân hàng đã được thay bằng các logo có sự đầy tư tin xảo hơn. Các ngân hàng này, với hàng trăm loại giấy tờ, hàng ngàn nhân viên đã dám mạnh dạn đầu tư, không ngại thay đổi để có được một hình ảnh xuất hiện thật đẹp trong mắt công chúng. Khách hàng khi đi gặp gỡ với ngân hàng, ngoài việc chú trọng lãi suất và dịch vụ ra thì sự chuyên nghiệp trong cách xuất hiện của thương hiệu cũng là một yếu tố cũng không kém phần quan trọng trong việc gia tăng niềm tin, góp phần làm nên quyết định “chọn mặt gửi vàng” của khách. Ngân hàng thay đổi, ngành viễn thông cũng không kém. VNPT, MobiFone, Sfone… toàn những doanh nghiệp dạng cổ thụ của Nhà nước, lời thì khen, lỗ cũng chẳng sao, thế mà những doanh nghiệp này cũng “xống xếnh tay áo” thay đổi hệ thống nhận diện thương hiệu đã vào tuổi xế chiều của mình để theo kịp cái đẹp, cái hay của thời đại. Các doanh nghiệp này đã ý thức được rằng đã qua cái thời “ăn no, mặc ấm” mà đây là cái thời “ăn ngon, mặc đẹp” rồi. Ngày nay, xây dựng văn hóa riêng của công ty đang là xu hướng chung và ngày càng nhận được sự chú ý của các doanh nghiệp Việt Nam. Khi doanh nghiệp tiến hành triển khai vật phẩm nội bộ trong bộ CIP, dù ít dù nhiều, cũng góp phần tạo nên văn hóa doanh nghiệp thông qua cách sử dụng màu sắc, kiểu chữ, bố cục hay những phác thảo thiết kế hiện diện trong mọi vật phẩm. Từ những bấm gim, điện thoại, bút bi hay dao rọc giấy, những văn phòng phẩm thường ngày của nhân viên đều có sự hiện diện thương hiệu của công ty. Mọi hệ thống giấy tờ, quyết định, hợp đồng đều thể hiện được font chữ riêng biệt của doanh nghiệp. Các màu sắc và biểu tượng chủ đạo đều được thể hiện rõ nét thông qua bộ đồng phục, áo mưa… của công ty. Những cư dân TP.HCM cũng đều biết đến màu sắc đặc trưng của hãng xe taxi Mai Linh, màu đỏ của Techcombank hay màu vàng đen của các cửa hàng Điện thoại di động. Tất cả những màu sắc đó đều được các ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
phương pháp tiếp thị tiếp thị sản phẩm chiến lược thương hiệu bí quyết marketing kĩ năng quản trị thương hiệu phát triển thương hiệuGợi ý tài liệu liên quan:
-
5 sai lầm trong chiến lược quảng cáo
3 trang 357 0 0 -
28 trang 250 2 0
-
Giá trị vô hình của thương hiệu.
5 trang 229 0 0 -
Chương 8: Truyền thông marketing
43 trang 223 0 0 -
Sau sự sụp đổ: Điều gì thật sự xảy ra đối với các thương hiệu
4 trang 219 0 0 -
4 trang 218 0 0
-
Thực hành Facbook marketing từ A đến Z: Phần 2
198 trang 169 0 0 -
Xây dựng nhãn hiệu mạnh bằng lý thuyết 9C
5 trang 153 0 0 -
Câu hỏi ôn tập môn Thương mại điện tử (Kèm đáp án)
37 trang 141 0 0 -
Xây dựng văn hóa tiêu dùng Việt Nam - Phát triển thương hiệu hàng Việt
5 trang 133 0 0 -
Lợi thế của thị trường truyền thông kỹ thuật số
7 trang 129 0 0 -
Thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp
6 trang 116 0 0 -
Tiểu luận: Kế hoạch phát triển thương hiệu trà Ô Long Cao Sơn tại thị trường Việt Nam
28 trang 106 0 0 -
Kế hoạch PR sản phẩm Dasani của Coca Cola
24 trang 95 0 0 -
107 trang 93 0 0
-
'Quảng cáo thoái vị, PR lên ngôi' – Liệu có đúng ở thị trường Việt Nam?
4 trang 91 0 0 -
Narrow branding – Xây dựng thương hiệu hẹp
5 trang 90 0 0 -
Phân biệt giữa PR và quảng cáo
6 trang 81 0 0 -
9 trang 71 1 0
-
Tiểu luận: Công ty sữa Vinamilk - Bài quản trị chiến lược
25 trang 70 0 0