Danh mục

BỨC TRANH SƠN DẦU ĐẮT NHẤT LỊCH SỬ TRUNG QUỐC - HÃY BỎ ROI XUỐNG, HÃY NÂNG GIÁ LÊN

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 144.63 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

“Thương nữ bất tri vong quốc hận - Cách giang do xướng Hậu đình hoa” Con hát nào đau niềm mất nước - Bên sông rền rĩ “Hậu đình hoa” - Đỗ Mục Ngày 7 tháng 4 năm 2007, trong phiên đấu giá ở Hồng Kông, bức tranh vẽ lại một cảnh trong vở hát rong Xin hãy bỏ roi xuống của danh họa Từ Bi Hồng đã phá kỷ lục về bức tranh sơn dầu đắt nhất của Trung Quốc. Lần đặt giá cuối cùng của bức tranh là 7128 vạn USD Hồng Kông (khoảng hơn 9 triệu USD)....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BỨC TRANH SƠN DẦU ĐẮT NHẤT LỊCH SỬ TRUNG QUỐC - HÃY BỎ ROI XUỐNG, HÃY NÂNG GIÁ LÊN BỨC TRANH SƠN DẦU ĐẮT NHẤT LỊCH SỬ TRUNG QUỐC - HÃY BỎ ROI XUỐNG, HÃY NÂNG GIÁ LÊN “Thương nữ bất tri vong quốc hận - Cách giang do xướng Hậu đình hoa” Con hát nào đau niềm mất nước - Bên sông rền rĩ “Hậu đình hoa” - Đỗ Mục - Ngày 7 tháng 4 năm 2007, trong phiên đấu giá ở Hồng Kông, bức tranh vẽ lại một cảnh trong vở hát rong Xin hãy bỏ roi xuống của danh họa Từ Bi Hồng đã phá kỷ lục về bức tranh sơn dầu đắt nhất của Trung Quốc. Lần đặt giá cuối cùng của bức tranh là 7128 vạn USD Hồng Kông (khoảng hơn 9 triệu USD). Bức tranh này đe dọa tới độ chính xác của các bộ từ điển Mỹ thuật trên thế giới khi viết về danh họa Từ Bi Hồng. Khi giới thiệu về Từ Bi Hồng, tuyệt đại đa số các bộ từ điển không nhắc đến tác phẩm này. Cuốn Từ điển giáo dục mỹ thuật giản minh của Nhà xuất bản giáo dục Hồ Bắc ấn hành năm 1996 mà tôi có trong mục về Từ Bi Hồng cũng không nhắc tới tác phẩm này. ở Việt Nam họa sỹ Từ Bi Hồng được nhắc đến với tài danh họa sỹ vẽ ngựa, nếu nhiều hơn một chút thì biết ông là người vẽ tranh lịch sử nổi tiếng, hơn một bậc nữa thì hay rằng ông là người vẽ tranh sơn dầu khỏa thân số 1của Trung Quốc nửa đầu thế kỷ 20. Từ Bi Hồng là một dãy núi hùng vỹ, ai may mắn thì được biết dăm ba ngọn núi mà thôi. Ông là một bậc tài danh, được giáo dục nghiêm cẩn, 9 tuổi đã đọc hết “Kinh”, “Thư”, “Dịch”, “Lễ” và “Tả thị truyện”, cũng ở tuổi này bắt đầu học họa từ thân phụ. Mười tuổi đã viết câu đối cho người trong hương thôn, 22 tuổi sang Tokyo nghiên cứu Mỹ thuật, 24 tuổi đi du học ở Pari (Pháp), 26 tuổi sang Berlin (Đức) tiếp tục tầm sư học đạo. Trong cuộc đời bôn ba sáng tạo của mình, năm 1939 ông tới Singapo vẽ và trưng bày tác phẩm. Bức tranh Xin hãy bỏ roi xuống được sáng tác trong dịp này. Một tác phẩm cùng thời gian này được nhiều người biết đến hơn, đó là tác phẩm “Chân dung của cô Jenny”. Tác phẩm cũng gây một cú sốc khi đạt giá 1,9 triệu USD trong phiên đấu giá một thời gian trước đó. Trở lại với bức tranh Xin hãy bỏ roi xuống, như những bức tranh có giá ngất ngưởng khá, nó cũng có một câu chuyện li kỳ. Như đã nói ở trên, bức tranh vẽ lại một cảnh diễn trong vở kịch nói. Xin hãy bỏ roi xuống do tác giả Điền Hán chuyển thể từ một truỵện ngắn của Goethe là vở kịch thuộc thể loại nghệ thuật đường phố, Tác phẩm dựa trên sự tương tác của công chúng. Tóm tắt nội dung: sau sự kiện 18 tháng 9 năm 1931, đế quốc Nhật xâm chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc, có hai cha con nhà nọ phải rời bỏ quê hương hành nghề hát rong qua ngày. Trong một lần diễn xướng trên đường phố, người con gái khi cất giọng lên vì đói quá nên đã lả đi. Người cha thấy vậy bèn vung roi lên đánh, từ trong đám đông một người công nhân phẫn nộ hét lên: “ ông kia hãy bỏ roi xuống. Sau khi đã cướp được chiếc roi từ tay người cha người thanh niên đã lớn tiếng trách mắng ông lão. Ông lão và cô gái giãi bày nỗi thống khổ vì giặc Nhật đã xâm chiếm quê hương, gây nên cảnh ly tán thì tất thảy mọi người xung quanh vô cùng cảm động, đồng thanh hô to: “Đả đảo đế quốc Nhật”.Vở kịch đã dấy lên tinh thần chống Nhật cho nhân dân. Trong suốt thời gian kháng Nhật, vở kịch này đã nhận được sự hoan nghênh nhiệt liệt của quần chúng. Tháng 10 năm 1939 khi họa sỹ Từ Bi Hồng sang Singapo bắt gặp nữ minh tinh Thượng Hải nổi tiếng Vương Doanh đang diễn vở kịch này tại quảng trường để kêu gọi Hoa kiều đóng góp vào sự nghiệp kháng chiến chống ngoại xâm của đất nước (TQ). Vô cùng cảm kích trước nghĩa cử của nữ nghệ sỹ, danh họa Từ Bi Hồng trong 10 ngày đã vẽ hoàn thành bức tranh này. Đây là bức tranh duy nhất của họa sỹ Từ Bi Hồng vẽ về đề tài kháng chiến. Bức tranh bắt nguồn từ sự cảm động trước phẩm cách cao thượng và tinh thần ái quốc của nữ sỹ Vương Doanh. Trong bức tranh khổ lớn Ngu Công dời núi, tuy các nhân vật đều là người thời thượng cổ, nhưng có một gương mặt phụ nữ đang nở nụ cười rạng rỡ mang bóng dáng dung nhan của minh tinh Vương Doanh mà Từ Bi Hồng một lần nữa bày tỏ sự cảm kích. Sau khi hoàn thành tác phẩm này, danh họa từng nói với Vương Doanh: Cô từng nỗ lực hết mình vì nghệ thuật, dành tâm huyết cho tổ quốc, phù hợp với tinh thần Ngu Công, cho nên tôi đã mượn dung mạo của cô để vẽ nhân vật phụ nữ đứng cạnh Ngu Công”. Bức họa nổi tiếng này đã đúc kết tinh thần ái quốc của hai nghệ sỹ lớn. Bức tranh sau đó được tặng lại cho người bạn Hoa kiều ở Singapo - Hoàng Mạnh Quế. Khi họa sỹ Từ Bi Hồng còn sống, bức tranh này đã được triển lãm nhiều nơi. Kể từ sau năm 1954 (sau khi Từ Bi Hồng mất) bức tranh gần như rơi vào quên lãng. Năm 1939 khi Từ Bi Hồng vẽ bức tranh này, ông đã 44 tuổi, tài năng đã ở độ chín, kỹ thuật sơn dầu đã tới chỗ điêu luyện. Bức tranh đặt nhân vật vào vị trí cận cảnh, trung tâm của bức tranh. Tác phẩm vẽ cô gái trong tư thế đang khụy chân xuống, ánh mắt tuyệt vọng nhìn ngước lên trên, theo cánh tay đang nâng dải khăn hướng ra ngoài. Với bố cục này, Từ Bi Hồng đặt người xem vào vị trí của người tham dự, trở ...

Tài liệu được xem nhiều: