Tôi từng gặp họa sĩ Khánh Tường hai lần. Lần đầu trong một buổi gặp mặt thân hữu năm 1990 ở California. Lần sau, năm 1992, cũng trong lúc có đông đảo các bạn khác ở Canada. Từ đó đến nay chưa gặp lại. Chỉ đôi ba lần liên lạc với nhau, một cách vội vã ngắn gọn, qua điện thoại và thư từ.
Nói rõ ra, ông KT và tôi không biết nhau nhiều, không “thân”, không “đi lại”. Ấy mà chúng tôi cùng chia sẽ đôi điều hiếm hoi : chúng tôi là những người cầm cọ vẽ mà...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BỨC TRANH VẼ MÃI KHÔNG RỒI
BỨC TRANH VẼ MÃI KHÔNG
RỒI
Võ Đình
Tôi từng gặp họa sĩ Khánh Tường hai lần. Lần đầu trong một buổi gặp
mặt thân hữu năm 1990 ở California. Lần sau, năm 1992, cũng trong
lúc có đông đảo các bạn khác ở Canada. Từ đó đến nay chưa gặp lại.
Chỉ đôi ba lần liên lạc với nhau, một cách vội vã ngắn gọn, qua điện
thoại và thư từ.
Nói rõ ra, ông KT và tôi không biết nhau nhiều, không “thân”, không
“đi lại”. Ấy mà chúng tôi cùng chia sẽ đôi điều hiếm hoi : chúng tôi là
những người cầm cọ vẽ mà chúng tôi cũng là những người yêu cầm bút
viết. Ông KT thua tôi về tuổi tác nhưng hơn tôi ở chổ ngoài vẽ và viết
còn có sức gồng mình vất vả mấy năm nay với nghiệp làm báo văn học
nghệ thuật.
Họa phẩm KT, tôi chỉ được biết qua năm ba bức tranh in lại. Nhưng tôi
nghĩ rằng ông say mê hội họa hết mình vì một bài viết của chính ông,
Bức Tranh Không Bao Giờ Vẽ (Hợp Lưu số 10, tháng 4 & 5, năm
1993), bài viết ông tặng họa sĩ Rừng. Đọc bài viết đó thấy rõ ông KT
thật lòng yêu hội họa. Tôi nói vậy vì tôi biết có khá nhiều người tuy
rằng tiếng gọi là họa sĩ nhưng chẳng thấy thiết tha cho lắm với hội họa.
Thường xuyên cầm cọ, sử dụng màu sắc, sản xuất những cái gọi là họa
phẩm, không nhất thiết là có một tấm lòng yêu hội họa mãnh liệt và
sâu xa.
Đọc bài đó cũng thấy rõ ông KT có nhiều khổ tâm về hội họa. Ông bứt
rứt băn khoăn về cái vẽ. Ông vất vả tìm tòi. “Mấy mươi năm, đã vài
trăm bức tranh được vẽ, đã gấp đôi gắp ba số tranh ấy là những bứt
phác thảo, về đủ mọi đề tài” (…)”Vẽ một góc phó hoang tịch trong
màu chiều với các chi tiết đặc thù như thế nào khó khăn gì, nhất là đề
tài tứng bám rễ trong đầu suốt thời gian dài, đến thuộc lòng, đến có thể
đưa lên khung bố từng nhát màu, ở từng vị trí mà không cần nhiều đắn
đo cân nhắc”. “Những cái chưa vẽ, hoặc sẽ không bao giờ vẽ, sẽ mãi
mãi là nỗi ám ảnh triền miên trong đầu của mỗi họa sĩ. Nó là phần sâu
kín nằm dưới đáy tiềm thức dù đã được biểu hiện cụ thể qua vài hình
ảnh nào đó”. Nổi bật trong bài viết của KT là ý niệm của ông về người
họa sĩ chiêm nghiệm, tìm tòi, tiến dần về cái thấy của mình, nhưng rồi
tìm mãi, đi mãi, nghĩa là trầy vi tróc vảy mãi, rốt cuộc bức tranh chưa
vẽ hoặc sẽ không bao giờ vẽ mãi mãi là niềm khát vọng khôn nguôi.
Và bởi mang lấy nghiệp vào thân, hắn không ngừng tìm cách lấp đầy
khát vọng đó bằng hành động đày ải chính mình, giữa vòng tròn khép:
vẽ, tìm kiếm – tìm kiếm, vẽ – vẽ, tìm kiếm. Cứ thế, từ buổi đầu chập
chững “vọc sơn” cho đến lúc tay run mắt mờ, hắn không thể nhận ra sự
thật buồn bã này: Những cái hắn vẽ chỉ là những bản nháp, những phát
thảo cho một tác phẩm nào đó của tương lai.”
Đến đây, phải nói là tôi “có vấn đề” với ông KT.
Trong một bài viết trước đây 3 năm, tôi có ví cái công việc sáng tạo
với quá trình… thụ thai và sinh nở của người nữ. Bây giờ tôi hãy nói
thêm: không phải cứ phận làm mẹ mang nặng đẻ đau thì đâu vào đó,
mẹ tròn con vuông, vui vẻ cả nhà. Sáng tác gia, biết bao người mang
nặng đẻ đau nhưng không phải ai cũng được may mắn suông sẻ. Đẻ
non, đẻ ngược, đẻ con tật nguyền, đẻ con tử sản. Có khi con không hề
hấn gì thì mẹ lại vượt cạn muôn trùng hiểm nguy, băng huyết, hậu sản,
tử vong v.v… Ông KT “không ngừng tìm cách lấp đầy khát vọng” sanh
đứa con lý tưởng (vẽ bức tranh chưa vẽ) “bằng hành động đày ải chính
mình giữa một vòng tròn khép”.
Tôi thương ông vất vả như tôi thương tất cả những ai đeo đuổi công
việc sáng tác từng niếm mùi cay đắng, thất bại, khổ đau. Nhưng tôi
cũng “có vấn đề” với ông vì tôi nghĩ rằng chính ông là người đang làm
khổ lấy mình. Tôi không đề nghị ông chấm dứt công việc bất tận “vẽ,
tìm kiếm – tìm kiếm, vẽ – vẽ, tìm kiếm”. Tôi chỉ muốn nói về một cái
nhìn khác.
*
Tôi sinh trưởng ở cố đô Huế. Chế ngự kho tàng hình ảnh trong trí nhớ
thời niên thiếu là thành quách đền đài, chùa chiền miếu mạo. Nhớ về
quê hương là nhớ về những cảnh tượng hùng vĩ thâm u, là nhớ đến cái
không khí đoan nghiêm cẩn mật. Từ cửa Ngọ Môn sừng sững uy nghi
cho đến ngôi miếu nát trong khu vườn hoang lạnh. Từ chùa Thiên Mụ
trên đồi cao hoang tĩnh cho đến những cái “trang” nhỏ nằm rải rác chốn
bụi bờ. Ấn tượng sâu đậm của một thế giới với nhiều màu sắc vốn rực
rỡ nhưng đã phai nhòa, những bài biện huê dạng nhưng đỗ nát. Quá
khứ có mặt ở đây, hương sắc mà điêu tàn, cao sang mà áo não. Có lẽ vì
thế mà ở tuổi mưới bốn mưới lăm tôi đã yêu mê yêu mệt câu thơ Huy
Cận: Trên thành son nhạt chiều tê cúi đầu.
Cái “thành son nhạt” kia không phải chỉ là bóng dáng rơi rớt của chốn
thần kinh, nơi chôn rau cắt rốn của bản thân tôi. Xa cách quê hương
cùng lục địa, từng đại dương, người họa sĩ trẻ mấy chục năm về trước
đã lắm lúc cọ vẽ trong tay, thả hồn về thành Quy Nhơn, trấn Gia Định,
về thăm cửa ô Hà Nội, những nơi chốn chưa bao giờ thấy tận mắt.
Cũng như mấy chục năm sau ở Paris, một Trần Vũ tưởng tượng ra
những mái ngói âm dương “phố cổ Hội An”, người họa sĩ trẻ năm xưa
đã có lúc hình dung Lạc Long Quân, mắt sáng như sao ngồi cạnh bà
Âu Cơ nghi ...